Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 16: Thực hành, ngoại khóa

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 16: Thực hành, ngoại khóa

. Kiến thức:

- Giúp HS biết vận dụng trí thức các bài đạo đức đã học để nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác và xử lý các tình huống đạo đức tương tự thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

2.Kĩ năng :-

- Bước đầu thực hành một số thao tác, hành động theo chuẩn mực, hành vi đạo đức. Từ đó tạo cơ sở cho việc rèn luyện hành vi và thói quen trong cuộc sống.

3.Thái độ:

-Góp phần củng cố kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn của HS.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2697Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 16: Thực hành, ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn
Ngày giảng.
6A..
6B..
 Tiết 16
THỰC HÀNH, NGOẠI KHĨA
I. Mục tiêu bài học	
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết vận dụng trí thức các bài đạo đức đã học để nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác và xử lý các tình huống đạo đức tương tự thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
2.Kĩ năng :-
- Bước đầu thực hành một số thao tác, hành động theo chuẩn mực, hành vi đạo đức. Từ đó tạo cơ sở cho việc rèn luyện hành vi và thói quen trong cuộc sống.
3.Thái độ:
-Góp phần củng cố kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn của HS.
 II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên	: - Bài tập tình huống
2. Học sinh : các nhĩm chuẩn bị tình huống và sắm vai.
 III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 
 6A:
 6B:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.	
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
Hoạt động 1. Giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1:
Buổi sinh hoạt lớp, cô chủ nhiệm yêu cầu:
- Các em hãy cho cô biết cha mẹ các em làm nghề gì?
Đề tài thật hấp dẫn, bạn nào cũng hào hứng.
- Thưa cô, bố em là bộ đội, mẹ em là bác sĩ.
- Một số bạn kể bố mẹ mình là kỷ sư, giáo viên
Đến lượt Hà, cũng như các bạn em nói rất hồn nhiên:
- Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ !
Cả lớp cười ồ lên, Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, mặt đỏ bừng, mắt rơm rớm.
Hỏi: a) Nếu em là cô giáo em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? 
b) Các bạn lúc nãy cười to phải có thái độ như thế nào? 
c) Tình huống này Giáo dục chúng ta đức tính gì?
- Cách thực hiện:
+ Tổ chức thảo luận nhóm theo nội dung tình huống trên.
+ Phát cho mối nhóm một phiếu học tập nội dung tình huống, thảo luận ghi kết quả vào phiếu và cử đại diện trình bày.
+ Nhận xét và chốt lại các ý đúng cho HS ghi vào vở.
HS: Nghe GV nêu tình huống.
- Các nhóm nhận phiếu học tập tiến hành thảo luận, cử thư ký ghi kết quả.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm theo nội dung yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét cách ứng xử của từng nhĩm.Chọn cách xử lí hay nhất.
Đưa ra cách xử lí của mình.
a) Nếu em là cô giáo thì em sẽ bước đến bên Hà và nói: Cám ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố luôn sạch và đẹp, không có nghề nào tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. Và có thể cô giáo yêu cầu HS đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu để minh hoạ.
b) Thái độ của các bạn lúc nãy cười to, nghe cô giáo phân tích thì thấy mình sai, phải xin lỗi cô giáo và bạn Hà.
c) Tình huống này giáo dục cho chúng ta đức tính:Lịch sự, tế nhị.
Tình huống 2:
Trong lớp, Mai là một HS rất chăm chỉ, hiền lành. Em không bao giờ làm cho bạn bè và thầy cô phật ý. Mai cũng tham gia tất cả các buổi sinh hoạt tập thể nhưng không bao giờ em phát biểu ý kiến riêng. Có lần, trong giờ kiểm tra, Mai thấy Tâm lật vở ra chép nhưng Mai im lặng vì sợ bạn buồn.
	Có bạn cho rằng Mai cư xử như vậy rất đúng mực, bạn khác chê trách là Mai thiếu tích cực. Ý kiến của em như thế nào? 
Cách thực hiện:
GV: Ghi trước tình huống trên lên bảng phụ
GV: Cho HS làm việc cá nhân theo cách giải quyết của từng em.
HS: - Làm việc cá nhân:
+ Nêu ý kiến riêng của mình vào vở bài tập theo nội dung tình huống.
GV: Gọi mỗi tổ 1-2 em em trình bày ý kiến của mình theo tình huống trên.
HS: Trình bày trước lớp theo cách nói diễn đạt.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại ý đúng
 Tuyên dương những Hs có ý kiến hay.
Ý kiến nhận xét về Mai có thể như sau:
+ Nói chung Mai là HS tốt, ở lớp mình cũng có nhiều bạn giống như Mai trong tình huống. Nhưng để tốt hơn, mai cần phải tích cực, sôi nổi hơn trong các hoạt động tập thể và không nên bao che việc làm không tốt của bạn.
Hoạt động 2. Tổ chức cho HS sắm vai theo tình huống.
GV: Yêu cầu HS các nhĩm trao đổi tình huống đạo đức cho nhau.
Nhĩm 1 ra tình huống cho nhĩm 4
Nhĩm 4 ra tình huống cho nhĩm 2
Nhĩm 2 ra tình huống cho nhĩm 3
Nhĩm 3 ra tình huống cho nhĩm 1
Cách thực hiện: 
HS: Các nhĩm đưa ra tình huống bằng cách sắm vai.
Các nhĩm nhận tình huống xử lí tình huống
Các nhĩm ra tình huống đưa ra đáp án của mình. 
HS: Nhận xét về phần kịch bản và cách xử lí của các nhĩm.
GV: Nhận xét kịch bản và thể hiện vai diễn của các nhĩm. tuyên dương các nhĩm diễn tốt.
GV: Nhận xét và đưa ra cách xử lí của mình.
1.Tình huống 1
a) Nếu em là cô giáo thì em sẽ bước đến bên Hà và nói: Cám ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố luôn sạch và đẹp, không có nghề nào tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. Và có thể cô giáo yêu cầu HS đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu để minh hoạ.
b) Thái độ của các bạn lúc nãy cười to, nghe cô giáo phân tích thì thấy mình sai, phải xin lỗi cô giáo và bạn Hà.
c) Tình huống này giáo dục cho chúng ta đức tính:Lịch sự, tế nhị.
2. Tình huống 2
4. củng cố.
GV: Nhận xét ý thức của HS trong tồn tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà.
Hệ thống lại tồn bộ kiến thức đã học từ đầu năm.
Chuẩn bị tiết ơn tập học kì. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 16 ngoại khóa..doc