Đề tài Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh

Đề tài Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh

Mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén với mọi yêu cầu của đất nước đã hội nhập trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy vấn đề đặt ra là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “ chuyên”, thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, trong ý thức đóng góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng nước nhà trong giai đọan hiện tại, theo tôi việc rèn luyện ý thức tự giác cao trong mọi hoạt động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng.

 

doc 14 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2318Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề 
Vai trß cđa gi¸o viªn chđ nhiƯm trong viƯc
 x©y dùng nỊ nÕp tù qu¶n cho häc sinh
----- @&?-----
I. Lý do chọn chuyên đề
 Mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén với mọi yêu cầu của đất nước đã hội nhập trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy vấn đề đặt ra là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “ chuyên”, thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, trong ý thức đóng góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng nước nhà trong giai đọan hiện tại, theo tôi việc rèn luyện ý thức tự giác cao trong mọi hoạt động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng.
 “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ”, mà tuổi trẻ của một đời người phần lớn lại gắn với mái trường, lại nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của các nhà giáo dục, tại đây nhân cách của các em sẽ hình thành, định hướng, phát triển. Như vậy có thể nói, nhà trường chính là “chiếc nôi” đầu tiên đưa các em vào đời.
 Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trong đó có thầy cô giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, hơn ai hết học sinh sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng nhân cách của các nhà sư phạm. Đặc biệt trong đó các em sẽ chịu tác động trực tiếp nhân cách của các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp.
	 Tuy vậy, trong đời làm nghề dạy học của mỗi giáo viên, việc tự trang bị cho mình một hành trang tri thức để khẳng định vị trí, uy tín của mình trên bục giảng luôn đòi hỏi người thầy phải tự lao động hết mình, say mê với nghề, không ngừng tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghệp vụ để đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới. Song song với nhiệm vụ soạn giảng vốn đã là một công việc khá vất vả, khó khăn, thì có lẽ công tác chủ nhiệm lớp lại càng khó khăn vất vả hơn gấp nhiều lần, nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ với một lương tâm nghề nghiệp còn lớn hơn nhiều lần so với việc dạy học.
 Vì lẽ đó tôi nhận thấy mấu chốt của sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp là sự đầu tư đúng mức để xây dựng cho tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản. Bởi vì thầy cô chủ nhiệm không thể theo học sinh trong suốt buổi, suốt tuần, suốt tháng, suốt năm. Nói cách khác bản thân mỗi học sinh nói riêng và tập thể lớp do chính mình làm công tác chủ nhiệm nói chung phải có năng lực tổ chức ngay từ lúc nhỏ, để sau này lớn lên, vào đời các em sẽ sớm có một phương pháp làm chủ hoàn cảnh. Đặc biệt trong điều kiện xã hội đang trên đà hội nhập và liên tục phát triển mạnh như hiện nay, nhiều tác nhân ngoại cảnh có sức cám dỗ lớn đối với học sinh khiến các em say chơi hơn say học và rèn đức, luyện tài. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng cho học sinh lớp chủ nhiệm của mình nói riêng (và nếu có các điều kiện là ở các lớp khác mà mình trực tiếp giảng dạy) có nề nếp và ý thức tự quản tốt ngày từ những ngày đầu mình nhận lớp. Trong đó trước tiên là các em phải có nề nếp tự quản trong việc đánh giá thi đua trên tinh thần đảm bảo lợi ích chung của tập thể lớp trong đó có lợi ích cá nhân. Nên qua trăn trở suy nghĩ, thử nghiệm của nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp đến nay tôi thấy rằng con đường mình đã chọn thực sự đã có những thành công nhất định. Đó là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến này.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận.
 Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên mới, đất nước đã gia nhập WTO, “con thuyền Việt Nam” đã và đang vươn ra biển lớn, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc trên mọi phương tiện. Chính sự phát triển ấy tạo nên những tiền đề, khả năng để loài người nói chung và thể hệ trẻ nói riêng có cơ hội để phát huy tối đa khả năng tiềm tàng vốn có của mình, của tập thể , để từ đó vững tin vào tương lai.
 Cùng với sự phát triển và vận động để tự khẳng định mình, theo quan điểm giáo dục hiện đại, theo kinh nghiệm của UNESCO, giáo dục giữ vai trò to lớn, đóng vai trò năng động, sáng tạo, góp phần cho sự phát triển đi lên của xã hội, Giáo dục xây dựng những nhân cách hoàn thiện có đầy đủ phẩm chất, năng lực để có thể theo kịp xu thế phát triển không ngừng của thời đại. Bởi vậy, việc giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Giáo dục phải thực sự trở thành phong trào quần chúng. Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng không phải học cái gì mà là học được cái gì và học bằng cách nào?
 Gia đình là nơi sinh ra con người, nuôi dưỡng chăm sóc con người trưởng thành, nhưng con người ấy sau này ra đời như thế nào, họ có thể hòa nhập được với nhịp độ phát triển không ngừng của xã hội không, có đảm đương nổi vai trò của mình, trách nhiệm của mình trước tập thể, trước xã hội và trước chính bản thân mình hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào sự giáo đục của nhà trường, nhân cách của các thầy cô giáo, vào phương pháp làm việc của các thầy cô đối với học sinh lửa tuổi đến trường, đặc biệt là ở trường Trung học cơ sở.
 Như vậy nhà trường là “chiếc cầu” nối giữa gia đình và xã hội và người đi trên chiếc cầu ấy chính là các em học sinh thân yêu của chúng ta mà người thiết kế xây dựng nó chính là các thầy cô giáo trong nhà trường nói chung, các thầy cô trực tiếp giảng dạy học sinh nói riêng và đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn lại chính là các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Tâm hồn học sinh, nhân các học sinh khởi đầu như “một tờ giấy trắng”, các em sẽ là đối tượng trực tiếp nhận sự dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Nhân cách các em phát triển như thế nào đều phụ thuộc vào cách giáo dục, chất lượng, hiệu quả của các lực lượng giáo dục này. Nhờ vậy học sinh sẽ được tiếp thu trực tiếp các tri thức văn hóa tiến bộ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mĩ một cách khoa học
 Song để trở thành con người toàn diện về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân học sinh phải là những học sinh có ý thức tự giác cao, với một tập thể lớp, có ý thức phong trào tự quản tốt trong quá trình rèn luyện của mình.
Và để xây dựng được một tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản cao thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp thời kì đầu phải là người “cầm lái”, phải gây dựng một đội ngũ cản bộ lớp, cán bộ chi đội và tập thể lớp, để các em có nề nếp, rồi dần dần hình thành thói quen. Lúc đó, ý thức tự giác mới bắt đầu được hình thành và lâu dần sẽ có được một tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản tốt. Trong đó các thành viên chấp hành nội quy của tập thể lớp một cách tự nguyện, tự giác. Tất nhiên, việc làm trên không thể một ngày, hai ngày đã có thể hoàn thành mà đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài, thậm trí có khi phải thức hiện trong nhiều tháng, trong nhiều năm. Vì sản phẩm của giáo dục không thể thấy ngay trong trước mắt mà nó nó là sản phẩm “ẩn”, mọi sản phẩm của giáo dục, nhất lại là sản phẩm của nhân cách lại chỉ được xã hội đánh giá, chấp nhận hay không ở nhiều năm sau khi các em đẫ rời ghế nhà trường. Vì vậy, nó lại càng đòi hỏi lương tâm trách nhiệm rất cao của người thầy.
2. Cơ sở thực tiễn.
 Học sinh ở Trung học cơ sở, lứa tuổi vị thành niên, về tâm sinh lý là lứa tuổi có biến động rất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em dễ nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, song lại cũng rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã hội, đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cái xấu tác động vào quá trình rèn luyện nhân cách, vào tư tưởng, tình cảm của các em là rất nhiều. Bởi vậy nếu không có nề nếp tốt từ trong gia đình, ở trường lớp học sinh sẽ rất dễ có những thay đổi bất thường, tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội rất nhanh, nhiều khi đi ngược lại mong muốn của người lớn.
 Qua thực tế của nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp, một kinh nghiệm vô cùng quí giá mà tôi rút ra cho mình và cho đồng nghiệp, là để làm công tác giảng dạy bộ môn mình phụ trách nói riêng và công tác chủ nhiệm lớp, cũng như giáo dục học sinh nói chung đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn thì điều quan trọng trước tiên là học sinh phải có ý thức tự giác trong học tập, trong rèn luyện với một tập thể có sự đoàn kết nhất trí, có tổ chức khoa học và có ý thức tự quản, tự giác thật tốt.
 Một thực tế khác mà trong cơ chế xã hội hiện nay, các gia đình thường yêu cầu và luôn có mong muốn, kì vọng ở con cái mình khá cao. Họ mong muốn các em không chỉ là con ngoan trong gia đình, trò giỏi ở nhà trường mà còn mong muốn con em mình có thể hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác. Cho nên ngoài việc học tập ở trường, các bậc phụ huynh còn muốn con em của mình học thêm các lớp học khác như: các lớp ho ... biến cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
	+ Có phụ huynh học sinh có ý định chuyển trường cho con, thậm chí có phụ huynh theo làm sóng chọn trường, chọn lớp đã ép con mình chuyển đi các trường có tiếng tăm, học được hàng tháng ở trường mới, lớp mới. Song khi nghe con phân tích về tình hình lớp với một tình cảm yêu trường, mến lớp, quí thầy cô, phụ huynh đã từ bỏ ý định và lại xin cho con trở lại trường và xin trở lại lớp. (chính phụ huynh đó sau khi cho con trở lại học đã tâm sự với giáo viên chủ nhiêm khiến bản thân tôi thật sự cảm động và thấy có phần tự hào và thêm tin tưởng vào hướng đi và những biện pháp mà mình đang thực hiện).
	+ Đa số phụ huynh đánh giá rất cao và tỏ ra rất phấn khởi về sự tiến bộ của con em họ,( nhất là về nề nếp của lớp so với ban đầu khi mới nhận lớp). Rất nhiều năm qua sĩ số lớp luôn ổn định từ khi vào trường cho đến khi các em tốt nghiệp ra trường, chuyển lên cấp ba. Không có bất cứ một trường hợp nào, vì lí do liên quan đến lớp chủ nhiệm mà sĩ số phải biến động ( trường hợp này đã từng xảy ra trong nhiều trường, nhiều lớp mà chủ yếu là do sự bất lực trong biên pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh). 
	+ Nhiều học sinh sau nhiều năm ra trường, trở về thăm lại giáo viên khi đã trưởng thành rồi các em tâm sự rằng khi còn là học sinh của cô, tuy thấy cô hơi nghiêm, nhưng tình thương yêu của cô, cách làm việc của cô đã để lại cho em nhều ấn tượng, nhiều kinh nghiệm quí báu để chúng em thực hành trong cuộc sống
Kết quả cụ thể như sau:
Qua theo dõi và ghi nhận được kết quả của nhều năm làm công tác chủ nhiệm ở nhiều khóa, nhiều lớp khác nhau, tôi thường nhận được kết quả các mặt đánh giá của lớp do mình phụ trách như sau:
+ Xếp loại văn hóa: Tỉ lệ học sinh khá, giỏi thường chiếm tỉ lệ cao trong trường, học sinh yếu không có( đối với lớp khối A), và tỉ lệ học sinh yếu, kém năm sau giảm so với năm trước ( đối với lớp khối khác).
+ Xếp loại đạo đức: 100% đạt loại khá tốt, không có học sinh trung bình, yếu. 
+ Cuối năm không có học sinh chậm tiến.
+ Được Ban thi đua và tập thể giáo viên giáo viên bộ môn luôn đánh giá là lớp có ý thức học tập và có nề nếp tốt.
+ Hội phụ huynh rất phấn khởi, hoàn toàn tin tưởng yên tâm và luôn đánh giá cao về tập thể lớp. 
+ Học sinh từ lớp khác chuyển đến cũng nhanh chóng hòa nhập và tiến bộ.
+ Đạt danh hiệu cao trong các đợt thi đua, được Ban thi đua xếp loại danh hiệu cao và tiếp tục có điều kiện tiến xa hơn nữa.
+ Bản thân giáo viên chủ nhiệm cũng nhiều năm liên tục nhận được giấy khen của các cấp trong các đợt thi đua và quí giá nhất là những lời khen ngợi và sự tin tưởng lâu dài của phụ huynh học sinh khi con em của họ học trong lớp do tôi làm công tác chủ nhiệm.
IV. Bài học kinh nghiệm:
	Mặc dù những thành tích đã đạt được trên đây chưa phải là đỉnh cao so với những yêu cầu to lớn của sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp “trồng người nói riêng”, nhưng để đạt được kết quả như vậy thực sự người giáo viên phải dày công, phấn đấu, luôn đổi mới , cải tiến không ngừng về mặt phương pháp. Và trong quá trình làm việc lâu dài, tôi đã rút ra một số bí quyết nho nhỏ giúp bản thân tôi có những thành công nhất định trong công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt là xây dựng được cho học sinh của mình một nề nếp tự giác, tự quản tốt trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, cụ thể đó là những kinh nghiệm sau:
Mỗi thầy cô chủ nhiệm khi đến lớp phải tạo cho mình có một cảm giác như về nhà mình, sẽ gặp lại những người thân yêu, họ đang chờ mình và nhận mình là “người quản lí gia đình” ấy.
Việc làm sớm nhất là hãy tìm hiểu thật tỉ mỉ, sâu sắc. toàn diện về mặt hoàn cảnh của từng học sinh, tìm hiểu kĩ về mặt tâm lí của từng em để xác định một cách cụ thể , chính xác biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng em. 
 ( Xin lưu ý rằng : Không thể có một biện pháp giáo dục chung cho cả lớp)
Thầy cô không nên và không được phép tiếc thời gian, cần kiên trì chăm sóc học sinh, từng bước theo dõi tận gốc từng diễn biến nhỏ để giáo dục kịp thời.
Nên ghi “Nhật kí chủ nhiệm” vì về mặt tình cảm sẽ thật sung sướng và hạnh phúc khi được hưởng những giờ phút đằm thắm trong thế giới hồn nhiên trong sáng của các em, về mặt nghiệp vụ sẽ ghi nhận những thành công nho nhỏ và nhất là những vấp váp của mình do đó có điều kiện rút ra những kinh nghiệm kịp thời.
Nếu có điều kiện, có cơ hội là tăng cường kiểm tra mọi phương diện từ giấc ngủ, nề nếp tác phong, đến cả vấn đề sinh sinh hoat ăn ở hàng ngày, kiểm tra cả kiến thức, ý thức tự học tự rèn ( làm được thường xuyên càng tốt) có thể giáo viên làm trực tiếp hoặc tổ chức mạng lưới kiểm tra gồm đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ chi đội, cán sự bộ môn kết hợp cùng cha mẹ học sinh kiểm tra tại lớp, kiểm tra trong nhóm bạn.
Cần biết tận dụng chương trình nội khóa, các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện có hiệu quả yêu cầu qua “trí dục dạy đạo đức”, “dạy chữ để rèn người”. Trong nội dung môn học bao giờ cũng yêu cầu giáo dục đạo đức tình cảm..
Quản lí chặt chẽ giờ lên lớp, thường xuyên uốn nắn học sinh theo phương châm, không bỏ qua bất cứ một hiện tượng nào dù nhỏ, và hướng dẫn uốn nắn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Chú ý bồi dưỡng tình cảm gắn bó với lớp , với trường khơi dậy và phát huy tinh thần làm chủ tập thể của các em, để các em luôn có cảm giác đây là “ngôi nhà thứ hai” thân yêu của mình.
Trước những hiện tương vi phạm giáo viên chủ nhiệm phải xử lí nghiêm khắc, xử lí thật công bằng, phải đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng với mọi học sinh. Tuyệt đối không được “nhấtbên trọng,nhất bên khinh” gây sự bất bình hoặc những nhận xét về sự đối sử không công bằng của cô giáo chủ nhiệm.
 Đặc biệt xây dựng đội ngũ cán bộ lớp với phương châm: bồi dưỡng thường xuyên, thử thách nghiêm ngặt, nâng cao từng bước chất lượng công tác đội ngũ cán bộ lớp.
 Biết tận dụng và sử dụng tiết sinh hoạt tiết Sinh hoạt lớp, xây dựng nội dung sinh hoạt cụ thể, bổ ích phù hợp với các em. Huy động được đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh có tâm lí chờ đón hoạt động này.
 Nắm vững, bám sát , chủ động, vận dụng linh hoạt các kế hoạch, chỉ thị công tác đồng thời tranh thủ được nhiều ý kiến chỉ đạo, nhận xét, kiểm tra của Ban giám hiệu, của Đoàn đội và của các Giáo viên bộ môn, cũng như của Phụ huynh học sinh.
Có kế hoạch cụ thể, trao đổi từng bước để giáo viên bộ môn cùng tham gia hoạt động quản lí và xây dựng lớp mà trước hết là việc nâng cao chất lượng các môn học.
 Xây dựng tốt mối quan hệ nghiêm túc, trong sáng giữa nhà trường và gia đình. Phát huy và tận dụng vai trò của Hội cha mẹ học sinh, chủ động góp ý với cha mẹ học sinh về việc giáo dục con cáiở đâu và trong bất cứ vấn đề gì cũng đều phải dành được sự nhất trí cao của cha mẹ học sinh khi đề xuất hoặc chấp nhận những biện pháp giáo dục tác động vào con em họ.
Cần xuất phát từ tình thương yêu chân thành, sâu sắc học sinh và sự tiến bộ lâu dài của các em mà cân nhắc, lựa chọn và thực hiện tốt những hình thức động viên, khen thưởng, kỉ luật cho phù hợp, tránh tuyệt đối không được gây mất niềm tin ở học sinh. Khi học sinh không còn tin tưởng ở giáo viên thì mọi biện pháp học sinh đưa ra đều vô ích. Học sinh và phụ huynh đã có niềm tin với giáo viên chủ nhiệm rồi , thì giáo viên sẽ rất dễ dàng mọi việc, kế hoạch vạch ra nếu nhận được ủng hộ nhiệt tình từ các phía thì chắc chắn sẽ thành công.
Còn một điểm khác vô cùng quan trọng mà giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là phải hết sức chú ý gương mẫu về mặt sinh hoạt, tác phong, y phục, lời ăn, tiếng nóicủa mình. Phải luôn tâm niệm một điều rằng: chính chúng ta là “tấm gương sáng” để học sinh soi, và không bao giờ được cho phép mình tự buông thả trước học sinh.
 Một giáo viên khi có sai xót, hãy thực hiện một cách hết sức tự nhiên và thoải mái việc tự phê bình trước học sinh và xin lỗi các em. Đừng bao giờ vỗ ngực trước học sinh rằng ta hay nhất, ta đúng nhất, ta là tuyệt vời ( sự đánh giá về ta chỉ nên dành cho học sinh và phụ huynh mà thôi). Không nên dấu học sinh những điều ta chưa biết, không bao giờ được nói bừa cho qua chuyện.
Những điều trình bày ở trên là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình nhiều năm liên tục làm công tác chủ nhiệm lớp mà tôi đã, đang và sẽ còn tiếp tục thực hiện tiếp theo. Nhờ những việc làm cụ thể này mà các lớp do tôi đã từng phụ trách ít nhiều đã có những tiến bộ và thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên với tôi đây vẫn chưa phải là phương pháp duy nhất, tối ưu nhất. Để tiếp tục không ngừng ngày một nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục và hiệu quả của công tác chủ nhiệm nói riêng bản thân tôi và tất cả giáo viên vẫn cần luôn luôn phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và không ngừng đổi mới, luôn tiếp cận, học hỏi, tiếp thu những thành tự khoa học mới để chất lượng hiệu quả của chúng ta, sản phẩm “trồng người” ngày một cao hơn, tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày một phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập đổi mới.
	Phúc Đồng. Ngày 26 / 03 / 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN chu nhiem lop.doc