Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10 - Tiết 12 - Tuần 12: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10 - Tiết 12 - Tuần 12: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

 1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

 2. Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

-Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.

KNS:

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10 - Tiết 12 - Tuần 12: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 - Tiết CT: 12	
Ngày dạy : 8/11/2010 – Tuần CM: 12
TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
-Nêu được thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
 2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
-Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
KNS:
 + Kĩ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến, quan điểm khác nhau về lao động tự giác, lao động sáng tạo của học sinh
 + Kĩ năng phân tích so sánh về những biểu hiện tự giác, sáng tạo và không tự giác sáng tạo trong học tập, lao động.
 + Kĩ năng đạt mục tiêu; quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, lao động một cách tự iác và sáng tạo.
 3. Thái độ:
- Có ý thức tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II. Trọng tâm:
Tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
III. Chuẩn bị:
 1. GV:
 Tranh:
1. Cấn Thùy Linh –HS giỏi toàn diện.
2. HS trường khiếm thị hội diễn nghệ thuật.
3. Chúng em tham gia phủ xanh đồi trọc.
 2. HS: Tập – sgk GDCD – 6.
 Xem trước bài: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
IV. Tiến trình :
 1/. Ổn định tổ chức:
Kiểm diện
 2/. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi:
Em hiểu thế nào là lịch sự ?
 Thế nào là tế nhị ? 
Trả lời:
a. Lịch sự:
 Là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
 Tế nhị:
 Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử.
Bài tập: (4đ)
 Biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị: 
1.Nói nhẹ nhàng 	
Nói dí dỏm. 
Thái độ cục cằn	 
Cử chỉ sổ sàng. 
Aên nói thô tục. 
Biết lắng nghe. 
Biết cảm ơn , xin lỗi. 
Nói trống không. 
Nói quá to. 
Quát mắng người khác. 
 Biết nhường nhịn. 
Trả lời:
b. HS trả lời:
 Câu đúng: 1, 2, 6, 7, 11
3/. Bài mới :
Hoạt động của GV và học sinhø
Nội dung bài học
HĐ 1: Vào bài
 Đọc trên báo thiếu niên Tiền phong chúng ta đã biết được nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cưcï, tự giác. Để hiểu điều đó có ý nghĩa gì ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài:
Tiết 12 - Bài 10: “Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội”.
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc.
1 HS : Đọc truyện : “Điều ước của Trương Quế Chi”.
GV nhận xét.
- Thảo luận nhóm. (6 nhóm)
Nhóm 1 + 2:
Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?
- Quế Chi đã sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi trường”. 
- Tham gia “Câu lạc bộ thơ”, “ Câu lạc bộ hài hước”.
- Tích cực tham gia hoạt động của Đội.
- Tích cực sinh hoạt tập thể và các hoạt động ở cộng đồng dân cư.
Nhóm 3 + 4:
Những chi tiết nào chứng minh rằng Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh ?
- Giúp đỡ mọi người khi cần thiết.
 - Hàng ngày đưa đón em đi học mẫu giáo.
 - Giúp đỡ mẹ trong công việc nội trợ.
Nhóm 5 + 6:
Em đánh giá Trương Quế Chi là người có đức tính gì đáng học hỏi ?
- Tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 
Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy ?
- Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi.
- Ước mơ trở thành nhà báo.
- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực, đáng được học tập noi theo. 
Đại diện nhóm trả lời.
Cả lớp nhận xét
GV nhận xét kết luận:
- Ước mơ trở thành con ngoan, trò giỏi
- Ước mơ trở thành nhà báo, thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời
- Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực, đáng được học tập noi theo.
HĐ 3: Nội dung bài học.
GV: Từ câu chuyện trên em hiểu thế nào là tích cực, tự giác ?
HS quan sát tranh:
1. Cấn Thùy Linh –HS giỏi toàn diện.
2. HS trường khiếm thị hội diễn nghệ thuật.
3. Chúng em tham gia phủ xanh đồi trọc.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
GV: Theo em để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì?
HS thảo luận theo nhóm nhỏ
Các nhóm trình bày
GV: Tích hợp môi trường:
HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia.
** Ví dụ:
Dọn vệ sinh trường lớp, khu dân cư; trồng và chăm sóc cây, hoa; tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của thiên tai . . .
HĐ 4: Bài tập.
? Những việc làm sau đây, việc làm nào nói lên tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.
A. Thích đi sinh hoạt đội
B. Giúp đồng bào bị lũ lụt
C. Siêng năng phụ giúp việc gia đình
D. Giúp người nghèo neo đơn
E Thích trò chơi điện tử.
F. Đi mua sắm thường xuyên
G. Gần gũi các bạn yếu kém để tìm cách giúp đỡ
- HS trả lời: A, B, C, D, G.
- HS nhận xét
- GV nhận xét – Chấm điểm
** THKNS: HS
 Nêu được các biểu hiện cơ bản, cụ thể: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra, nhắc nhở.
a. Tích cực: là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
b. Tự giác: là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát.
c. Mỗi người cần phải phải có ước mơ, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng tham gia.
4/. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 * Bài tập a sgk/31
HS: lên bảng làm bài tập.
HSTL: 
 * Biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
 Dòng:1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12
 * Biểu hiện không tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
 Dòng: 9, 11 
GV: nhận xét khẳng định ý đúng.
* Qua bài học: HS
- Có ý thức tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
5/. Hướng dẫn học sinh tự học:
Về nhà học thuộc nội dung bài học: Mục a, b, c sgk/30.
Xem lại bài tập: a sgk/31.
Chuẩn bị bài:
Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tt)
Xem trước:
Nội dung bài học mục d sgk/30.
 ? Nếu tích cực tham gia các hoạt tập thể và hoạt động xã hội ta sẽ có ích lợi gì ?
Bài tập: b, c, d, đ sgk/31.
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA TUẦN 12
TTCM
Nguyễn Thị Thu Quí

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 12 - TICH CUC (T1).doc