Đề tài Vài kinh nghiệm về phương pháp xây dựng tổ tiên tiến (xuất sắc)

Đề tài Vài kinh nghiệm về phương pháp xây dựng tổ tiên tiến (xuất sắc)

Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, trong nhiều năm qua nhà nước và toàn xã hội đang tập trung các nguồn lực để đổi mới giáo dục, thực hiện phổ cập bậc trung học cơ sở trong cả nước. Quản lý nhà trường là yếu tố đặc biệt quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục. Một trong những phương hướng quản lý hiện nay là hoàn thiện từng khâu, từng hệ của hệ thống quản lý để nâng cao quá trình quản lý của toàn hệ thống. Trong trường THCS tổ chuyên môn là một bộ phận của cơ cấu tổ chức nhà trường có vị trí, chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng

doc 20 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vài kinh nghiệm về phương pháp xây dựng tổ tiên tiến (xuất sắc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, trong nhiều năm qua nhà nước và toàn xã hội đang tập trung các nguồn lực để đổi mới giáo dục, thực hiện phổ cập bậc trung học cơ sở trong cả nước. Quản lý nhà trường là yếu tố đặc biệt quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục. Một trong những phương hướng quản lý hiện nay là hoàn thiện từng khâu, từng hệ của hệ thống quản lý để nâng cao quá trình quản lý của toàn hệ thống. Trong trường THCS tổ chuyên môn là một bộ phận của cơ cấu tổ chức nhà trường có vị trí, chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng. Việc nâng cao đội ngũ, chất lượng giáo dục đặt ra yêu cầu phải xem xét, cải tiến quản lý ở tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở. Vậy, làm thế nào để xây dựng tổ thành tổ tiên tiến xuất sắc? Trong khả năng cho phép từ thực tiễn giảng dạy của hơn mười hai năm gắn bó với bục giảng và năm năm liền làm tổ trưởng, từ những băn khoăn, trăn trở và thực hiện có chút ít kết quả trong việc quản lý, xây dựng tổ thành tổ tiên tiến xuất sắc, xin mạnh dạn viết ra gọi là “Sáng kiến kinh nghiệm”. Cái chính là để đúc kết một quá trình sư phạm của bản thân và cũng rất muốn được nhiều người góp ý, tuyệt nhiên không dám “Phổ biến kinh nghiệm”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng :
	Tổ chuyên môn ở trường THCS có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động dạy học. Song ý nghĩa quan trọng ấy chỉ có thể có được một khi nội dung sinh hoạt của tổ mang tính chất chuyên sâu về sư phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn. Để hoạt động của tổ chuyên môn đạt kết quả cao nhất đòi hỏi phải nâng cao vai trò trách nhiệm của người tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn là người được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động chuyên môn cuả tổ với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, đó là điều kiện cần thiết để tổ trưởng thực thi nhiệm vụ. Nhằm đề ra kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong tổ vừa linh hoạt vừa sát thực với hoạt động chuyên môn của tổ.ø Muốn thành công, tổ trưởng cần có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, có phương pháp quản lý và sáng tạo trong việc xây dựng tổ mình. Thực tế cho thấy có không ít người đã thành công trong lĩnh vực này, điều đó không có nghĩa là bất kì tổ trưởng nào cũng có thể có được phương pháp tốt để thực sự tổ chuyên môn trong nhà trường có chất lượng cao, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch của nhà trường.
Ngay từ năm đầu tiên mới nhận nhiệm vụ, tôi rất bỡ ngỡ và lo lắng cho chất lượng công việc nhưng rồi công việc cũng dần quen. Với tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần ham học hỏi và cầu tiến trong công việc, tôi đã nghiên cứu đề tài này để làm tốt vai trò của mình và quyết xây dựng tổ thành một tổ tiên tiến xuất sắc. Trong khi thực hiện có nhiều thuận lợi như: có sự chỉ đạo sát sao của BGH, sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên trong tổ, bản thân có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng say mê nghề nghiệp Nhưng khó khăn cũng chồng chất. Đó là: kinh nghiệm chưa có, nghiệp vụ còn non, khả năng tâm lý, quán xuyến công việc còn kém và quan hệ công việc làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý có tác động tiêu cực đến hiệu suất công tác của tổ,.. . Quá trình thực hiện tôi thấy kết quả của năm sau luôn cao hơn năm trước và nhiều năm liền tổ Toán – Lý đã dạt được các danh hiệu tiên tiến,tiên tiến xuất sắc, xin được trình bày một số cách thức mà tôi đã và đang làm như sau:
II. Cacù bước tiến hành
1.Nắm vững vai trò, chức năng của tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn giúp BGH cụ thể là hiệu phó chuyên môn là đi sâu vào hoạt động dạy và học, giải quyết các khó khăn trong quá trình giảng dạy điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ chuyên môn là chuyên sâu năng lực sư phạm, thể hiện tích tụ cao về chuyên môn.
- Tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết giáo viên để tiến hành trao đổi nghề nghiệp, tự học, tự nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, là nơi giúp giáo viên phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm giáo dục, đồng thời phát hiện những sai trái trong chuyên môn của từng giáo viên để chấn chỉnh kịp thời.
- Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý lao động sư phạm của từng giáo viên trong tổ một cách toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy trong tổ (đôn đốc, kiểm tra, theo dõi hoạt động chuyên môn của từng giáo viên, giúp BGH đánh giá, phân loại giáo viên về nghiệp vụ sư phạm).
- Là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên trong tổ.
- Ngoài ra, tổ chuyên môn còn là đơn vị tổ thi đua chịu trách nhiệm tổ chức thi đua trong tổ dưới sự hướng dẫn,chỉ đạo của ban thi đua nhà trường.
Tóm lại, tổ chuyên môn phải quản lý nhiều mặt nhưng quan trọng và chủ yếu nhất là quản lý việc dạy tốt và học tốt theo đúng nội dung, phương pháp của chương trình và việc thực hiện quy chế chuyên môn, làm sao cho tất cả các thành viên trong tổ có nền nếp và tinh thần tự giác trong công việc, xây dựng tổ trở thành một tập thể vững mạnh.
2. Nắm vững nội dung hoạt động cơ bản của tổ chuyên môn.
2.1 Tiến hành các hoạt động để tìm hiểu nắm vững chương trình giáo dục theo biên chế năm học.
2.2 Chăm lo các điều kiện để giúp giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quy chế chuyên môn, kỷ luật, nền nếp học tập của học sinh).
2.3 Tích cực giúp đỡ giáo viên trong việc soạn bài, tập trung chuẩn bị cho giờ lên lớp (hoạt động trọng tâm).
- Nghiên cứu văn bản, nghiệp vụ thật kỹ.
- Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Bàn việc việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học.
- Tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống toàn bộ bài dạy để nắm chắc nội dung, phương pháp đặc trưng, dụng ý sách giáo khoa,
2.4 Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp, bồi dưỡng giáo viên hoặc giáo viên mới ra trường hoặc giáo viên còn yếu về chuyên môn,
- Thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu.
- Tổ chức nghiêm túc các hoạt động chuyên đề.
- Tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá phân loại chất lượng giáo dục của giáo viên trong tổ(chú trọng trong vấn đề nhận xét góp ý,)
- Xây dựng và sử dụng tốt đồ dùng dạy học.
- Tự giác và chịu trách nhiệm phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém .
2.5 Tổ chức các hoạt động nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi, thi chủ nhiệm giỏi.
- Đúc kết hoặc trao đổi, áp dụng kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục.
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
. . .
2.6 Tiến hành các hoạt động khảo sát chất lượng học tập và đạo đức của học sinh.
- Khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra, thi học kì, Qua đó kịp thời đánh giá chất lượng các môn, các lớp để đề ra giải pháp chấn chỉnh ngay nhằm hạn chế chất lượng yếu kém.
- Hướng dẫn phương pháp, kĩ năng học tập từng bộ môn cho học sinh.
2.7 Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Phân loại trình độ học sinh chính xác.
- Phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ cho học tập.
- Hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên dụng cụ học tập, sách vở và cả việc ghi chép của học sinh, cách thức soạn bài mới, làm bài tập ở nhà, học bài cũ,
- Có biện pháp quản lý chặt chẽ duy trì sĩ số học sinh, hạn chế bỏ học.
- Tập trung chỉ đạo lớp điểm, kịp thời nhân rộng những kinh nghiệm giáo dục,những điển hình học tốt của học sinh.
2.8 Tổ chức tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn, với các điển hình tiên tiến trong ngành,
Như vậy nội dung hoạt động của tổ rất phong phú với nhiều hình thức sinh động. Song chất lượng sinh hoạt của từng hình thức như thế nào? Có ý nghĩa thiết thực hay không lại còn phụ thuộc vào người điều hành hoạt động của tổ - tổ trưởng chuyên môn.
3. Thường xuyên rèn luyện và không ngừng hoàn thiện bản thân để hội đủ các tiêu chuẩn của một người tổ trưởng.
- Có nhân cách.
- Có uy tín chuyên môn.
+ Có trình độ chuyên môn vững vàng.
+ Có kinh nghiệm sư phạm phong phú.
+ Được đồng nghiệp tín nhiệm.
- Nhiệt tình công tác, biết điều hành hoạt động của tổ.
- Hiểu biết về mối quan hệ quản lý trong trường học, có quyết tâm thực hiện mục tiêu giáo dục.
3.1 Về nhân cách của người tổ trưởng chuyên môn.
- Về năng lực chuyên môn: luôn học hỏi, rèn luyện không ngừng để có được năng lực chuyên môn vững vàng. Quản lý tổ chuyên môn mà không vững về chuyên môn tất nhiên không giúp ích được gì cho cấp dưới mà còn không nhận được sự nể phục của họ. Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của tổ trưởng chuyên môn. Nhưng chuyên môn giỏi chưa đủ, vì người quản lý không phải là người làm thay cho cấp dưới mà phải là người tổ chức, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên trong tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Do đó, tổ trưởng chuyên môn còn phải có năng lực tập hợp quần chúng, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, biết tổ chức quản l ... i dung sinh hoạt đơn điệu, nghèo nàn, qua loa, chiếu lệ, đối phó gây tâm lý chán nản không phát huy được năng lực tiềm tàng, sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên trong tổ. Vì vậy, tổ chuyên môn không chỉ sinh hoạt về yêu cầu, nội dung, phương pháp, biện pháp thông thường mà phải biết khêu gợi sáng tạo ở từng cá nhân, hoặc học hỏi, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với đồng nghiệp các tổ bạn bằng những nội dung lớn hơn, chủ động hơn theo một số chuyên đề cần thiết. Thực tế trong việc tổ chức chuyên đề, tôi thường sinh hoạt chuyên sâu về một vấn đề nào đó phù hợp với điều kiện và từng hoàn cảnh, từng giai đoạn. Chẳng hạn, ở những năm trường mới được thành lập tôi thường tổ chức các chuyên đề như: “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi” để đồng nghiệp trong tổ cùng trao đổi kinh nghiệm nhằm đem lại kết quả cao trong phong trào học sinh giỏi. Do vậy, kết quả học sinh giỏi của tổ hàng năm luôn được tăng thêm. Sau đó, tôi lại tiếp tục nghiên cứu về chuyên đề “Làm thế nào để trở thành giáo viên giỏi ?”Đặc biệt sau khi tổ chức chuyên đề và triển khai thực hiện, tổ luôn duy trì được phong trào học sinh giỏi, giáo viên giỏi.
Năm
01 – 02
02 – 03
03 – 04
04 – 05
05 – 06
Số HSG huyện
4
6
7
8
9
Số HSG tỉnh
2
3
3
4
4
	Năm
01 – 02
02 – 03
03 – 04
04 – 05
05 – 06
Số GV trong tổ
12
12
6
6
6
Số GV dạy giỏi huyện
1
4
3
3
3
Số GV dạy giỏi tỉnh
0
1
1
1
1
Ngoài ra, còn có các chuyên đề về “Xây dựng lớp điểm” làm nòng cốt cho việc xây dựng các lớp toàn diện về từng năm, tạo điều kiện thúc đẩy các lớp khác. Hoặc chuyên đề về “Phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn”, “Hướng dẫn học sinh ôn tập” mà hiện nay chúng tôi đang thực hiện, Nói chung hoạt động chuyên đề là một trong những hoạt động phong phú, có tính thiết thực và khả thi cao nếu chúng ta chịu nghiên cứu, tổ chức và triển khai thực hiện. Nó sẽ giúp chúng ta giải quyết một số ván đề khó khăn, trao đổi kinh nghiệm dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, giúp những người nghiên cứu hoặc đang họat động trong lĩnh vực giáo dục có thể nâng cao hiểu biết, tay nghề trong lãnh vực của mình.
5.4 Xây dựng khối đoàn kết nội bộ
	Tổ chuyên môn là một nhóm nhỏ, đó là nhóm chính thức tồn tại trên cơ sở pháp quy. Trong công tác, các thành viên trong tổ có quan hệ trực tiếp với nhau và cùng chung hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Từ quan hệ công tác, mỗi người có một tính cách khác nhau nên nảy sinh và hình thành những hiện tượng tâm lý. Những hiện tượng tâm lý này có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu suất công tác của tổ. Do đó người tổ trưởng cần phải quan tâm xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực hoà thuận, đoàn kết. Vậy làm thế nào để xây dựng tập thể đoàn kết? Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện:
- Tổ chức quản lý lao động chuyên môn một cách khoa học cụ thể là phải xây dựng quy ước sinh hoạt tổ, tạo nề nếp hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu, phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên.
- Xây dựng quan hệ liên nhân cách đúng đắn “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Trong công tác phải có kỷ cương và thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh sự nỗ lực cá nhân, các thành viên phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau bằng những việc làm cụ thể, thiết thực từ chuyên môn đến cuộc sống.
- Giải quyết kịp thời các va chạm nảy sinh trong tổ. Có hai loại va chạm thường nảy sinh trong tổ đó là: va chạm giữa tổ trưởng với tổ viên và va chạm giữa tổ viên với tổ viên. Dù là va chạm nào cũng ảnh hưởng không tốt đến không khí trong tổ. Vì vậy, khi có một va chạm xảy ra, tổ trưởng phải chủ động, bình tĩnh lắng nghe đầy đủ ý kiến của mỗi bên, phân tích cho từng bên thấy tác hại của sự va chạm, xung đột và chỉ ra chỗ đúng sai để họ rút kinh nghiệm và tạo điều kiện cho đôi bên gặp nhau cùng tổ trưởng giải quyết các bất hoà. Trường hợp tổ trưởng va chạm với tổ viên thì chính tổ trưởng càng chủ động gặp họ để trao đổi thẳng thắn, không né tránh, sẵn sàng nhận trước thiếu sót về mình.
Cách giải quyết tối ưu các va chạm trong tổ cũng như các dư luận không lành mạnh là biện pháp thuyết phục.
Thuyết phục là tác động đến lý trí và tình cảm đối tượng và làm cho đối tượng tự giác thay đổi thái độ, hành vi vốn có và chấp thuận, đồng tình với các yêu cầu mà chủ thể thuyết phục đã đề ra. Người lãnh đạo giỏi là người có khả năng thuyết phục, thu hút được tập thể theo mình.
Để thuyết phục thành công, người tổ trưởng phải luôn luôn phấn đấu vươn lên, không ngừng tu dưỡng đạo đức, học tập chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, mãi mãi xứng đáng là con chim đầu đàn của tổ. 
Xây dựng khối đoàn kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong việc xây dựng tổ tiên tiến xuất sắc.
5.5 Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn
- Tổ chức chuẩn bị sinh hoạt tổ chuyên môn:
	+ Phải ổn định thời gian cụ thể (trên cơ sở bàn bạc, nhất trí với tổ).
	+ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ,
	+ Cần chuẩn bị trước nội dung sinh hoạt, dự kiến và thông báo cho tổ viên trước để cả tổ chuẩn bị tham gia dự họp. Nếu có việc cần phân công trước cho tổ viên, tổ trưởng cần gặp gỡ, hướng dẫn giao việc cụ thể.
	+ Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải là những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, tránh giải quyết những vụ việc làm mất thời gian, cần luôn luôn cải tiến nội dung sinh hoạt sao cho thiết thực, bổ ích, gây sự quan tâm, hứng thú cho tổ viên. Như vậy tổ trưởng cũng cần chú ý lựa chọn, cải tiến hình thức sinh hoạt phong phú.
	+ Tổ trưởng cần tạo nề nếp, giờ giấc nghiêm túc, khai mạc và kết thúc đúng giờ, tạo phong cách sư phạm, khoa học.
	+ Nội dung sinh hoạt tổ cần được ghi chép trong biên bản ngắn gọn và đầy đủ, chính xác.
- Nội dung cơ bản trong sinh hoạt chuyên môn thường là tổ chức thao giảng, trao đổi, phân tích, nhận xét, đánh giá giờ dạy (tránh để lâu).
	+ Phân tích một bài soạn tốt.
	+ Tổ chức học tập, nghiên cứu lại văn bản chuyên môn của từng bộ môn theo cấp chỉ đạo.
	+ Tổ chức học tập theo nội dung bồi dưỡng chuyên môn của phòng, sở.
	+ Tham quan trao đổi kinh nghiệp, dự giờ trường bạn
	+ Thảo luận đánh giá tình hình chất lượng giảng dạy, kết quả học tập (thống kê, phân tích điểm) của học sinh.
	+ Kiểm điểm đánh giá hoạt động của tổ, đưa ra kế hoạch trong thời gian tới.
	+ Thống nhất lịch dự giờ, thăm lớp tuần tới.
	+ Góp ý bài soạn của đồng nghiệp.
+ Trao đổi về mục đích yêu cầu, trọng tâm, phương pháp chủ yếu của từng bài cụ thể.
+ Thống nhất nội dung ôn tập, kiểm tra từng chương, từng học kỳ.
+ Giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Cách ghi chép nội dung tiến hành trong buổi họp:
	+ Chỉ ghi những vấn đề đưỡc đưa ra bàn bạc, trao đổi và những vấn đề đã được cả tổ thống nhất đánh giá, nhận định.
	+ Nếu nhận xét đánh giá tiết dạy hoặc một sự việc, hiện tượng nào đó chỉ ghi những ý kiến chung nhất của đa số tổ viên về các khía cạnh ưu, khuyết điểm và ý kiến đề nghị của tổ.
Cuối buổi có thể đọc lại biên bản cho tổ nghe.
Do chú trọng đến công tác quản lý và xây dựng tổ, tôi thấy chất lượng giáo dục của tổ ngày được nâng cao, khối đoàn kết nội bộ ngày càng được củng cố, vun đắp, chất lượng học sinh ngày càng cao hơn, phong trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi luôn được giữ vững và phát huy. Hơn nữa, tổ đã góp phần vào thành tích chung của trường trong việc xây dựng trường tiên tiến xuất sắc với các kết quả của từng năm như sau:
Năm
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005- 2006
DH thi đua
Tổ TT
Tổ TTXS
Tổ TTXS
Tổ TTXS
Tổ TT
Cấp khen
SGD
UBND tỉnh
UBND tỉnh
UBND tỉnh
UBND tỉnh
C. K ẾT LU ẬN
Tóm lại, để xây dựng tổ trở thành tổ tiên tiến (xuất sắc) phải nâng cao hoạt động của tổ . Muốn vậy:
Người tổ trưởng cần có một nhận thức đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình; 
Luôn đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ nhằm vừa nâng cao trình độ tay nghề của giáo viên, vừa góp phần quản lý chất lượng học tập của học sinh trong tổ mà mình phụ trách;
Các thành viên trong tổ phải luôn đoàn kết, nhất trí , tự giác hoàn thành mọi kế hoạch của nhà trường nói chung và của tổ nói riêng.
Chúng ta đang tiến hành cải cách giáo dục mà trọng tâm là đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục. Đó là một quyết sách hết sức đúng đắn, một đòi hỏi bức thiết cuả công cuộc đổi mới để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay, trong quá trình hội nhập WTO thì việc đổi mới giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân. Song trước hết là trách nhiệm của mỗi nhà trường. Bản thân tôi luôn trăn trở và tìm tòi , sáng tạo về phương pháp dạy học và phương pháp xây dựng tổ sao cho hoạt động chuyên môn của tổ đạt kết quả cao nhất, góp phần xây dựng trường trung học cơ sở Lộc Hưng ngày một vững mạnh hơn, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện, tỉnh nhà. 
Lộc Hưng, ngày 20 tháng 04 năm 2007
 Người viết
 Hoàng Thị Mỹ Nhung

Ý KIẾN – NHẬN XÉT CỦA TỔ TOÁN – LÝ

NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG THCS LỘC HƯNG
—–&—–

NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH 
PHÒNG GD LỘC NINH
—–&—–
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH 
SỞ GD-ĐT BÌNH PHƯỚC
—–&—–

Tài liệu đính kèm:

  • docSKkn(3).doc