Đề tài Phương pháp dạy tập làm văn nghị luận lớp 9

Đề tài Phương pháp dạy tập làm văn nghị luận lớp 9

 Phần tập làm văn Nghị luận lớp 9 nằm ở chương trình học kì II, có tính tích hợp đồng tâm từ lớp 7 và lớp 8.

 Lớp 7 : - Tìm hiểu chung về văn nghị luận .

- Các kiểu nghị luận: chứng minh , giải thích .

 Lớp 8 : + Ôn tập , luyện tập về luận điểm .

 + Biểu cảm trong văn nghị luận .

 + Miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.

 Lớp 9: - Nghị luận về vấn đề xã hội .

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy tập làm văn nghị luận lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP
DẠY TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 9
 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Phần tập làm văn Nghị luận lớp 9 nằm ở chương trình học kì II, có tính tích hợp đồng tâm từ lớp 7 và lớp 8.
 Lớp 7 : - Tìm hiểu chung về văn nghị luận .
Các kiểu nghị luận: chứng minh , giải thích .
 Lớp 8 : + Ôn tập , luyện tập về luận điểm .
 + Biểu cảm trong văn nghị luận .
 + Miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.
 Lớp 9: - Nghị luận về vấn đề xã hội .
Nghị luận về vấn đề văn học .
 Yêu cầu chủ yếu của tập làm văn là củng cố tri thức và kỹ năng đã được học ở tiết đọc hiểu văn bản và tiết Tiếng Việt . Đặc biệt sách giáo khoa mới coi phần tập làm văn là sự tổng hợp của ngữ và văn (Tích hợp ngang) và nguyên tắc ôn cũ-hiểu mới (Tích hợp đồng tâm ) và đảm bảo truyền thụ tri thức có hệ thống khoa học (Tích hợp dọc).
 Khi làm bài tập làm văn , học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả ,viết câu đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách văn bản nhằm đạt được yêu cầu của đề bài và để có một văn bản hoàn chỉnh . Phần văn bản giúp học sinh có kiến thức để trình bày vốn hiểu biết của mình . Như vậy ,tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành ,toàn diện ,tổng hợp và sáng tạo . Nó có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ văn .
 Ở nước ta ,văn nghị luận là một thể văn có truyền thống lâu đời ,có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử , trong công cuộc dựng nước và giữ nước, trong phản ánh nhận thức thẩm mĩ của dân tộc về văn chương, nghệ thuật  Có thể kể đến các tác giả nổi tiếng như : Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai  Đây là các tác giả đã thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận , giá trị nghệ thuật cao,giá trị nhân văn sâu sắc.
 Thông qua phần tập làm văn nghị luận, giáo viên có thể củng cố, hình thành cho học sinh các kỹ năng như: quan sát , so sánh, phân tích , tổng hợp. Đồng thời hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lí lẽ, dẫn chứng nhằm diễn tả suy nghĩ và ý kiến riêng về vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật. 
Xuất phát từ sự nhận thức vai trò quan trọng của việc dạy - học Tập làm văn Nghị luận, người viết xin đưa ra những nguyên nhân và giải pháp cần thiết cho phần Tập làm văn Nghị luận lớp 9. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tìm hiểu từ thực tế học tập của học sinh. Đưa ra ý kiến này với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy Tập làm văn Nghị luận lớp 9. Từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc cải tiến phương pháp dạy-học Tập làm văn trong bậc Trung học cơ sở.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 
 I/ THỰC TRẠNG :
 1/ Chương trình Tập làm văn nghị luận :
 a/ Về thời gian và kết cấu chương trình.
 Học sinh được học văn nghị luận ở lớp 7 là 15 tiết và 11 tiết ở lớp 9.Nội dung của các bài học chỉ rõ đặc trưng của bài văn nghị luận là nêu ý kiến,trình bày lý lẽ,ba yếu tố của văn nghị luận là luận điểm,luận cứ và lập luận.Chương trình chú trọng nghị luận xã hội và nghị luận văn học nhằm hướng suy nghĩ của học sinh vào các vấn đề của đời sống và văn học.Cụ thể như sau :
Lớp 7
Lớp 9
Nội dung :
 + Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
 + Đề văn nghị luận.
 + Yêu cầu của bài văn nghị luận.
 + Bố cục và lập luận.
 + Lập luận chứng minh.
 + lập luận giải thích
Nội dung :
+ Thao tác phân tích và tổng hợp.
+ Nghị luận về một hiện tượng,sự việc.
+ Nghị luận về một tư tưởng,đạo lý.
+ Nghị luận về nhân vật văn học.
+ Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
Yêu cầu :
-Nghị luận được xem như một kiểu bài độc lập.
- Thao tác đơn giản,chứng minh và giải thích.
- Dung lượng bài viết từ 1-4 trang vở học sinh.
Yêu cầu :
- Thấy được sự kết hợp các phương thức.
- Vấn đề nghị luận đa dạng,phức tạp.
- Dung lượng bài viết nhiều hơn từ 4 –7 trang vở học sinh.
 b/ Về sách giáo khoa và sách tham khảo :
 - Qua bảng trên ta thấy văn nghị luận có sự tích hợp đồng tâm.Ở lớp 7 học sinh hiểu mục đích, nội dung,bố cục,kiểu bài nghị luận.Đến lớp 8 và lớp 9 học sinh được nâng cao hơn.
 Cách xây dựng chương trình đảm bảo tính hợp lý,vừa có sức khái quát,vừa phong phú đa dạng phù hợp với nguyên tắc vừa sức cho học sinh.
 Các tiết Tập làm văn nghị luận theo trình tự :Xây dựng bài qua thực hành,thực hành nhận biết và thực hành tạo lập văn bản.Sách giáo khoa chú trọng cả lý thuyết và thực hành.Phần tìm hiểu có nhiều câu hỏi tình huống, phần luyện tập có phần đọc thêm với mục đích cung cấp kiến thức bổ trợ.Đúc kết kiến thức có phần ghi nhớ.
 - Sách tham khảo cơ bản nhất là sách giáo viên,được biên soạn sát với sách giáo khoa.Sách có phần lưu ý và phần hướng dẫn cụ thểvề phương pháp rất thuận lợi cho việc giáo viên tham khảo
 Sách tham khảo cho học sinh khá phong phú gồm:các loại sách văn mẫu.Các sách này có giá trị nhưng cũng có phần phức tạp vì có nhiều cách trình bày mang tính cá nhân.
 2/ Về phía giáo viên :
 Các thầy cô giáo đã thực hiện nghiêm túc quy định,nề nếp về chuyên môn, giảng dạy nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt những người có tâm huyết với nghề nghiệp đã tìm tòi phương pháp mới để truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả. Đặc biệt tất cả các giáo viên đã được tập huấn thay sách, đã áp dụng phương pháp dạy mới vào chương trình.
 Tuy nhiên vẫn còn có những thầy cô do còn bỡ ngỡ, hoặc do không đủ thời gian nên chưa giúp học sinh nắm vững kiến thức nghị luận và vận dụng kiến thức.
 Việc giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh còn làm qua loa,đại khái.
 Các tiết học văn bản và Tiếng Việt chưa có sự tác động thích đáng cho Tập làm văn.
 Quá trình dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm đối với tiết Tập làm văn còn hạn chế.Bởi vì phần lớn giáo viên có tâm lý chung là ngại dạy và dự giờ giảng dạy tiết Tập làm văn.
 3/ Về phía học sinh :
 Rất ít học sinh say mê học văn. Số học sinh giỏi văn thực sự rất hiếm. Học sinh không biết phương pháp học do không tìm hiểu và vận dụng lý thuyết để làm văn.Thậm chí có những em không sử dụng đến sách giáo khoa.Học sinh cũng không biết vận dụng kiến thức của Tiếng Việt và văn bản vào làm văn. Đặc biệt các em chưa xác định thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận.
 Giờ trả bài học sinh chỉ quan tâm đến điểm số mà không quan tâm đến việc sửa chữa các lỗi để rút kinh nghiệm.
 Tệ hại hơn là học sinh không xác định được mình viết đúng hay sai, hay hay dở, đúng sai, hay dở tới mức nào. Hơn nữa các em sử dụng bút xoá trong bài làm rất tuỳ tiện. 
 4/ Về cách kiểm tra đánh giá :
 Cấu trúc đề kiểm tra hoặc thi, phần làm văn chiếm 6 hoặc 7 điểm ( gọi là phần tự luận)
Đề bài kiểm tra thường là ở kiến thức cơ bản,quen thuộc.
 Các bài làm văn theo văn mẫu vẫn phải cho điểm dẫn đến tình trạng học sinh làm bài rập khuôn máy móc.
 5/ Hậu quả :
 Khả năng nói và viết Tập làm văn nghị luận của học sinh còn yếu.Học sinh không đủ trình độ năng lực ứng dụng những kiến thức Tập làm văn vào cuộc sống.
 Cách đánh giá một bài làm văn có khi không phản ánh được thực chất, trình độ khả năng của học sinh.
 Trong kiểm tra thi cử,học sinh chủ yếu làm được phần trắc nghiệm, còn phần tự luận(Tập làm văn) đa số chỉ đạt được từ 2 hoặc 3 điểm.
 II/ NGUYÊN NHÂN :
 1/ Cách dạy của giáo viên :
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa đảm bảo sự kết hợp giữa văn bản-Tiếng Việt-Tập làm văn.
 Giờ học văn bản, sự gợi mở giúp học sinh cảm thụ tác phẩm chưa đạt kết quả cao. Học sinh học thụ động buộc giáo viên phải thuyết giảng nhiều.Chính điều này làm tê liệt sự hào hứng học văn bản, các em không nắm được kiến thức văn chương, từ đó dẫn đến thiếu vốn kiến thức làm Tập làm văn.
 Giờ Tiếng Việt đòi hỏi phải dạy cho học sinh dùng được Tiếng Việt một cách chính xác để giao tiếp,để cảm thụ được cái đẹp ngôn từ và có cách diễn đạt tốt trong văn bản.Nhưng trong tiết học,học sinh chưa được tận dụng tối đa các tình huống giao tiếp.Thời gian thực hành, luyện tập chưa nhiều.Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh viết còn sai chính tả, dùng từ đặt câu chưa đúng ngữ pháp. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài làm văn.
 Giờ tập làm văn học sinh học chưa được học đến nơi đến chốn, thực tế sách giáo khoa vẫn còn có một số bài trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh. Trong một tiết học, phần luyện tập quá ít thời gian. Hơn nữa giáo viên không nhắc lại kiến thức để củng cố cho học sinh.
 Việc ra đề kiểm tra nhiều khi cũng chưa đúng mức,thường là yêu cầu quá cao, hoặc vấn đề quá quen thuộc.
 Việc chấm bài cũng có thiếu sót,thường là giáo viên chỉ cho học sinh mức điểm trung bình.Có những bài chỉ chấm điểm mà không có một lời phê nào.
 Một tiết trả bài làm văn chưa được đầu tư cao.Vì thế học sinh không có cơ hội rút kinh nghiệm nhiều.
 2/ Cách học của học sinh:
 Phần lớn học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp.Các sự kiện, hiện tượng văn học được cung cấp ở lớp, học sinh chưa chịu khó tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
 Đối với môn Tập làm văn, học sinh học tập một cách máy móc.Trước một đề bài, các em ít khi nghi ... ùo viên bền bỉ, dày công hướng dẫn học sinh về văn nghị luận từ lớp 7 đến lớp 9. 
 3/ Bước chấm bài, trả bài:
 a/ Chấm bài:
 Chấm bài là khâu quan trọng để đánh giá kết quả một bài Tập làm văn cũng như hiệu quả học tập của học sinh. Nội dung của khâu này bao gồm: Đọc, sửa lỗi, phê, ghi điểm.
 Giáo viên dựa vào đáp án, biểu điểm để chấm bài. Khi chấm cần có thái độ tôn trọng bài làm của học sinh. Điều này thể hiện qua cách sửa lỗi, lời phê và sự công bằng trong ghi điểm.
 Giáo viên nên chấm liền một mạch, nhưng cũng không nên vội vàng trong qua ùtrình chấm.Giáo viên phải sửa lỗi về chính tả, từ, câu và đánh dấu những ý hay của học sinh. Lời phê cần ngắn gọn. Đặc biệt chú ý tới tính độc đáo của bài văn vì đó là sự sáng tạo của học sinh.
 Nếu bài làm văn của học sinh mà không có lời phê, các em sẽ không đánh giá được khả năng làm bài của mình.Vì vậy lời phê tuy ngắn gọn nhưng phải chứa đủ lượng thông tin để học sinh biết được ưu khuyết điểm,rút kinh nghiệm cho bài làm sau.Cách ghi điểm cần cân nhắc kĩ, tránh sửa đi sửa lại.
 Có thể nói tình cảm, lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên văn được thể hiện rõ nhất khi ngồi trước bài văn của học sinh với cây bút đỏ trên tay.
 b/ Trả bài: Thường được tiến hành theo trình tự:
 - Chép đề .
 - Tìm hiểu đề.
 - Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý (Đáp án)
 - Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh.
 - Phân tích và sửa chữa lỗi về bố cục, chính tả, ngữ pháp, cách trình bày luận điểm.
 Đây là khâu có vai trò quan trọng trong việc khắc sâu lý thuyết và kỹ năng thực hành.
 Giáo viên cần chú ý những lỗi phải sửa và phân phối thời gian cho các loại lỗi.
 - Trả bài và cho học sinh đọc các bài làm khá để biểu dương khích lệ.
 Tuy thời gian một tiết trả bài là rất ngắn, nhưng giáo viên không nên quên sử dụng biện pháp hỏi-đáp để học sinh chú ý tập trung hơn.
 4/ Cách học của học sinh :
 Học sinh phải nắm vững lí thuyết văn nghị luận để thực hành viết bài tốt. Bên cạnh đó học sinh phải có vốn kiến thức đầy đủ và chính xác.Bao gồm kiến thức sách vở và kiến thức đời sống xã hội.
 Kiến thức sách vở là bao gồm kiến thức về văn học, đạo đức và các môn khoa học khác. Kiến thức về đời sống chính là vốn sống, vốn hiểu biết thực tế.
 Muốn có hai lĩnh vực kiến thức đó học sinh phải tích cực, tự giác học tập. Phải rèn luyện kỹ năng thực hành Tiếng Việt, nhằm mục đích để viết câu, dùng từ, dựng đoạn cho chuẩn mực.
 Học sinh phải vận dụng mọi thao tác của trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, liên tưởng, so sánh, đối chiếu.Thao tác này dẫn người đọc đi từ ý này đến ý khác một cách lôgíc.
 Học sinh cần đặc biệt chú ý rèn luyện các kỹ năng Tập làm văn nghị luận:
 - Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 - Kỹ năng lập luận.
 - Kỹ năng diễn đạt và vận dụng luận chứng.
 Bài văn nghị luận hoàn chỉnh đòi hỏi trình bày mạch lạc, rõ ràng.Thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ, ở cách phân đoạn và chuyển ý. Lời văn giản dị tự nhiên. Câu văn ngắn gọn, trong sáng, hình ảnh sinh động, dẫn chứng toàn diện tiêu biểu.
 * Những yêu cầu để viết một bài văn nghị luận hay:
 Một bài văn hay phải có những cái đúng sau:
 - Đúng đầu đề.
 - Viết đúng thể loại, đúng ngôn ngữ.
 - Viết đúng kiến thức, đúng phương pháp, đúng quan điểm lập trường.
 - Bài viết phải gây ấn tượng cho người đọc.
 - Người viết phải tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình.
 Học sinh phải nhớ rằng học tốt văn nghị luận không phải chuyện dễ. Quốc gia nào cũng vậy, môn văn là môn học số một của nền học vấn quốc gia ấy. Mỗi dân tộc muốn phát triển thì phải duy trì và phát triển bản sắc văn hoá của mình. Trong đó ngữ văn là linh hồn và trí tuệ. Vì vậy học sinh phải quyết tâm học cho thật tốt văn nghị luận.
 Muốn vậy lên lớp phải chú ý nghe giảng,biết cảm nhận cái hay,cái đẹp của bài học. Học sinh cần thuộc lòng nhiều câu thơ, đoạn thơ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Học thuộc lòng giúp cho sự “Võ trang” kiến thức và khả năng sáng tạo.Đây la ømột phương pháp rèn luyện trí nhớ, bởi vì “Văn ôn võ luyện”. Người học sinh giỏi văn cần có cuốn sổ ghi chép, tích luỹ kiến thức.
 Thêm vào đó người học phải chăm đọc sách, đọc sách giáo khoa, đọc sách tham khảo. Đọc sách để mở rộng kiến thức, nhưng phải đọc có ý thức.Đỗ Phủ đã từng nói:
 “ Đọc sách muôn cuốn
 Hạ bút như có thần”
 Văn nghị luận là tiếng nói của trí tuệ, nó thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, bằng cách lập luận. Bởi vậy văn nghị luận là kỹ năng trình bày lí lẽ nhằm khẳng định một ý kiến, làm sáng tỏ một vấn đề. Nhưng để viết được một bài văn nghị luận hay thì cần phải suy nghĩ nhiều, tập viết nhiều theo hướng dẫn của giáo viên. 
 Tóm lại muốn giỏi văn nghị luận, học sinh phải thực sự yêu thích môn văn. Phải tha thiết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp; phải biết vui buồn trước cuộc sống của con người. Toán học là trụ cột của khoa học tự nhiên,văn học là trụ cột của khoa học xã hội. Một khi đã học tốt toán,văn thì các môn khác chắc chắn sẽ học tốt. Người học có quyết tâm và trải qua khổ luyện thì hiệu quả sẽ cao.
 5/ Kết quả: 
 Trong những năm qua nhờ sử dụng các giải pháp như trên tôi đã thu được kết quả bước đầu như sau :
 - Bản thân đã hiểu sâu hơn về thể văn nghị luận theo tính tích hợp từ lớp 7 đến lớp 8 và lớp 9. 
 - Chất lượng cuối năm của học sinh thường đạt trên 90 %.
 - Học sinh giỏi các cấp hàng năm đều đạt theo chỉ tiêu đăng kí ở đầu năm học. 
 - Quan trọng hơn cả là học sinh nắm vững phương pháp làm văn nghị luận , các em biết cách trình bày nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội theo một phương thức lập luận có sức thuyết phục.Và các em cũng đã biết cảm thụ tác phẩm văn chương , cảm nhận được giá trị nội dung tư tưởng , nghệ thuật của tác phẩm. 
C/ KẾT LUẬN :
 Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung,Tập làm văn nghị luận nói riêng đang là mối quan tâm của nhiều người. Làm sao để học sinh học tốt văn nghị luận vẫn là vấn đề thời sự của khoa học cần phải thảo luận thêm.
 Trong thực tế nhờ những chuyển biến trong quan điểm dạy học mới,nhiều giáo viên đã nhận thức rõ được phương pháp dạy học mới . Đó là phát huy tính tích cực chủ động trong giờ học.Giờ học dân chủ hơn, học sinh được thực hành giao tiếp nhiều hơn. Học sinh nắm vững hai kiểu nghị luận chủ yếu: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Học sinh được sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn nghị luận.Học sinh biết kết hợp các phép lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề. Đồng thời rèn luyện tốt kỹ năng nói, viết.
 Văn nghị luận lớp 9 có sự kế thừa, nâng cao kiến thức đã cung cấp ở lớp 7,8. Đây là tinh thần tích hợp dọc trong nội bộ phân môn Tập làm văn. Các đề nghị luận luôn yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá theo quan điểm riêng. Nó được thể hiện ở các cụm từ:Trình bày suy nghĩ vềCảm nhận vềBàn về
 Phương châm quan trọng trong dạy-học văn nghị luận là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh viết đúng,viết hay văn nghị luận. Tính tích cực học tập của học sinh biểu hiện ở những dấu hiệu như :hăng hái trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn ; thích phát biểu ý kiến, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ. Chủ động vận dụng kiến thức, hoàn thành các bài tập 
 Học sinh phải nắm được điều cần tránh và điều cần thực hiện như sau:
 + Điều cần tránh: Không viết khô khan, cộc lốc. Không rơi vào lỗi hành văn bay bướm, văn hoa mà trống rỗng, cũ mòn.
 + Điều cần thực hiện : Bài văn có ý tứ sâu xa phong phú mà lời lẽ lại ngắn gọn, hàm súc. Lời văn vừa mạch lạc, trong sáng vừa gợi cảm, có sức thuyết phục. Văn viết có cái mới mẻ qua một phát hiện độc đáo, một liên tưởng sâu, tinh tế, một hình ảnh đặc sắc, một so sánh bất ngờ lí thú.
 Học sinh tiến đến một bước cao hơn là tự xây dựng cho mình một bút pháp, một phong cách riêng. 
 Giáo viên phải hướng dẫn học sinh học Tập làm văn kết hợp với văn bản và Tiếng Việt. Kiến thức trong sách giáo khoa là cơ sở, nó được cô đọng trong phần ghi nhớ. Học sinh cần phải được bồi bổ thêm bằng kiến thức đời sống và kiến thức tiếp nhận được qua tích luỹ. Học sinh khi viết văn phải có cảm giác về câu văn chuẩn và hay.
 Bên cạnh đó,sự đổi mới phương pháp còn đòi hỏi người giáo viên phải có trách nhiệm, có tâm huyết để làm cho giờ dạy “Trẻ mãi không già”. 
 Để rút kinh nghiệm và nâng cao phương pháp giảng dạy, Tổ chuyên môn cũng cần thường xuyên dự giờ, thao giảng các tiết Tập làm văn nghị luận.
 Không có một kinh nghiệm nào là duy nhất có thể chung cho mọi người. Không có một phép lạ dễ dàng nào để đi đến sự thành công. Tất cả các giáo viên Ngữ văn đều đã và đang dạy học một cách say sưa, kiên trì. Với những suy nghĩ trong đề tài này, người viết muốn trao đổi cùng đồng nghiệp để nhằm học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vì vậy kính mong các cấp chỉ đạo và đồng nghiệp vui lòng đóng góp ý kiến để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn./
 Gio Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2009
 Người viết
 Mai Diệu Thuý.
 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ GIO SƠN:
................................***.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiemSKKNdayvannghiluanlop9.doc