Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh” giáo dục ngày càng có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực vừa có “Đức” vừa có “Tài” để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước thời đại mới. Chính yêu cầu đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông để đào tạo ra những con người Xã Hội Chủ Nghĩa về Đức – Trí - thể - Mĩ. với những tư tưởng chỉ đạo “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Tích cực hoá hoạt động học tập”, “Hoạt động hoá người học” .và việc tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả trở thành nhiệm vụ trọng yếu của người giáo viên.
MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài : 1. Đặt vấn đề. (trang 2) 2. Mục đích đề tài (trang 3) 3. Lịch sử đề tài (trang 3) 4. Phạm vi đề tài (trang 3) II. Nội dung công việc đã làm: 1. Thực trạng đề tài. (trang 3) 2. Nội dung cần giải quyết. (trang 4) 3. Biện pháp giải quyết(trang 4) 4. Kết quả chuyển biến đối tượng. (trang 5) III. Kết luận: 1. Tóm lược giải pháp. (trang 20) 2. Phạm vi đối tượng áp dụng. (trang 20) 3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện ( nếu có ). (trang 20) IV. Phụ lục ( nếu có) 1. Bảng thông kê số liệu, phiếu khảo sát, biên bản toạ đàm hội nghị, hội thảo khoa học. 2. Tư liệu tham khảo ( tên tư liệu, tên tác giả, tên nhà sản xuất, năm xuất bản) 3. Các sản phẩm đã phục vụ việc thực hiện đề tài ( đồ dùng dạy học tự làm. ) 4. Bảng phân công cụ thể (nếu là loại đề tài tập thể). I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/ Đặt vấn đề Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng một đất nước Việt Nam “Dân giàu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh” giáo dục ngày càng có vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực vừa có “Đức” vừa có “Tài” để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước thời đại mới. Chính yêu cầu đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông để đào tạo ra những con người Xã Hội Chủ Nghĩa về Đức – Trí - thể - Mĩ. với những tư tưởng chỉ đạo “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Tích cực hoá hoạt động học tập”, “Hoạt động hoá người học” ...và việc tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả trở thành nhiệm vụ trọng yếu của người giáo viên. Trước công cuộc đổi mới đất nước, thời kì hội nhập đòi hỏi những yêu cầu mới với hệ thống giáo dục và “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo Dục là đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục đào tạo nhất là đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của học sinh”. Ngay từ năm 1990 Bộ giáo dục – đào tạo đã có chỉ thị 15/1990/CT BGD – ĐT về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong các trường. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên bắt đầu từ năm học 2003 -2004 cho đến nay các trường THCS đã tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có bộ môn lịch sử. Để giúp học sinh nắm vững các hiểu biết về kiến thức lịch sử nước nhà, thời gian qua nhà nước ta luôn tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh. Nhưng trong thực tế thời gian qua kết quả học tập môn lịch sử của học sinh ở trường THCS không cao. Phần lớn các em học sinh có ý nghĩ xem lịch sử là môn phụ nên còn rất lơ là, thụ động ý thức học tập của các em chưa cao. Các em còn lầm lẫn kíến thức Lịch sử giữa các triều đại, giữa các thời kì với nhau, việc nhớ sai tên các anh hùng dân tộc ngày càng nhiều, ... Trong khi học sinh lớp 6 vừa non yếu về khả năng tiếp thu kiến thức khoa học vừa chưa quen với việc học tập một cách khoa học ở cấp THCS, do vậy chắc chắn các em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập nhất là đối với các em học sinh trung bình- yếu Nếu học tốt lịch sử lớp 6 học sinh sẽ có kiến thức tạo nền tảng vững chắc để học sinh học tốt lịch sử ở những lớp tiếp theo. Với mong muốn tìm giải pháp giúp học sinh có định hướng ngay từ đầu cấp học về vai trò môn lịch sử và hứng thú học tập môn lịch sử, nhất là học sinh trung bình- yếu nên tôi chọn đề tài: “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. 2/ Mục đích đề tài Theo tinh thần đổi mới chương trình SGK ở bậc THCS, mục tiêu của bộ môn lịch sử lớp 6 là đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức khái quát,cơ bản, chính xác, có hệ thống về lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến thế kỷ X và một số kiến thức chung về lịch sử loài người Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những nhận thức đúng đắn về sự xuất hiện của loài người trên trái đất, trên đất nước ta. Về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên trên thế giới, của nước ta, những thành tựu văn hoá, kinh tếBên cạnh đó cần rèn luyện cho học sinh tinh thần học tập chủ động, tích cực, biết sử dụng sách giáo khoa, quan sát hiện vật, hình ảnh để rút ra kiến thức lịch sử. Đồng thời giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý thức xây dụng và bảo vệ tổ quốc, lòng tự hào về những thành tựu văn hoá văn minh mà tổ tiên và loài người đã đạt được. Từ đó giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã cống hiến cả đời mình cho đất nước. Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra là một việc làm gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm suy nghĩ tìm biện pháp thích hợp để học sinh hứng thú học tập lịch sử. Đối với các em học sinh trung bình - yếu thường hay nhút nhát, mặc cảm nên việc phát huy khả năng của các em trong học tập rất hạn chế nên đòi hỏi phải có một phương pháp học tập phù hợp cho các em. Vì vậy tôi chọn đề tài : “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. 3/ Lịch sử đề tài. Với nhu cầu nhằm làm tăng khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội và khắc sâu tri thức lịch sử trong trí nhớ của học sinh trong quá trình học tập. Qua thực tế giảng dạy trong những năm học qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6” vào việc giảng dạy để tìm ra những phương pháp học hay, những kinh nghiệm giảng dạy tốt nhằm thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học. Đây là đề tài do tôi mới nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trong năm học 2009-2010. 3/ Phạm vi đề tài Đề tài “ một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6”. được thực hiện thông qua quá trình dạy học tại Trường THCS Mộc Hoá năm học 2009 -2010 ở khối lớp 6. Lớp 6a9 được chọn làm lớp áp dụng đề tài vì lớp này là lớp có nhiều học sinh yếu kém nhất ( 12 học sinh). II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1/ Thực trạng đề tài Phần lớn học sinh nói chung đều có ý tưởng cho rằng lịch sử là bộ môn phụ nên ý thức học tập của các em đối với môn học còn rất thấp, các em không thật sự yêu thích đối với môn học này. Mặt khác đây là môn học bài nên đòi hỏi sự chuyên cần ở các em, nhưng đa số học sinh lại thụ động, lơ là, biếng học nên việc các em tự tìm tòi, lĩnh hội tri thức lịch sử còn thấp. Chương trình lịch sử lớp 6 là những phần xa xưa nhất, trừu tường nhất trong bộ quá trình lịch sử như : Xã hội nguyên thuỷ, Các quốc gia cổ đại, văn hoá cổ đại, thời nguyên thuỷ trên đất nước ta, đời sống của người nguyên thuỷ trên đât nước ta Nội dung của những bài này có những khái niệm mang tính trừu tượng mà phương thiết bị day học lại ít, nội dung bài lại dài so với thời gian một tiết học. Bên cạnh đó các em còn phải làm quen việc tiếp thu kiến thức thông qua lược đồ, tranh ảnh như “ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng” mà thiết bị còn hạn chế. Chỉ những học sinh khá, giỏi mới lĩnh hội các kiến thức lịch sử một cách tương đối và nhanh chóng. Thậm chí các em học sinh khá, giỏi trong trường cũng có xu hướng thích học những môn mà các em cho là môn “Chính” mà lơ là, bỏ bê việc học tập môn lịch sử. Còn phần lớn học sinh trung bình, yếu tỏ ra lơ là, chán nản và ngày càng thụ động trong việc học tập môn lịch sử. Các em thích được thầy, cô phân tích, giảng giải rồi đọc bài cho chép và về nhà học thuộc chứ không muốn tự mình tìm tòi nên việc tiếp thu và khắc sâu tri thức gặp nhiều khó khăn. Từ đó học sinh không hiểu kịp và không nắm được kiến thức bài. Đặc biệt là học sinh trung bình – yếu dễ sinh tâm lý chán học, lười biếng, khiến giờ học lịch sử trở nên nặng nề, khô khan, chất lượng học tập môn lịch sử không cao. Kết quả kiểm tra 15 phút ở học kỳ I của lớp thực nghiệm 6a9 và lớp đối chứng 6a5 cho thấy kết quả học tập của học sinh như sau: Lớp Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 6a5 51,4 16,2 13,5 13,5 5,4 6a9 45,6 20,9 4,7 7,0 20,0 Thực tế đó đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nhiều và có giải pháp hổ trợ giúp học sinh học tập môn lịch sử đạt hiệu quả chất lượng hơn. 2/ Vấn đề cần giải quyết: Đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh trung bình, yếu giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy cho các em biết cách tự học, tự chọn lọc xử lí thông tin và tự lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em sẽ trang bị cho mình những phương pháp tự học, những phương pháp sống và một nhân cách sống phù hợp với cuộc sống của các em sau này. Phải dạy cho các em biết tự suy nghĩ trước một sự kiện lịch sử, một vấn đề lịch sử đặt ra nhằm phát huy tư duy, óc sáng tạo của các em. Cần định hướng học tập ngay từ đầu cũng như gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử cho các em học sinh. Từng bước hướng dẫn các em phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của mình,từ đó các em tự mình tìm ra, chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức lịch sử một cách chủ động. Giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý thoải mái trong giờ học. giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng khi lên lớp. Trong giờ học giáo viên cần sử dụng phương pháp phù hợp với kiểu bài đặc biệt cần chú ý hướng dẫn cho học sinh trung bình yếu có phương pháp học tập phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử với đối tượng học sinh trung bình yếu là thực hiện các nội dung sau: a/ Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp. b/ Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp. + Bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em. + Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh. + Tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú trong việc học tập bộ môn. + Sử dụng phong phú hệ thống kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ), phương pháp học tập nhóm, trò chơi ô chữ, tiếp sức, ... 3/ biện pháp giải quyết A.Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị đầy đủ về các phương tiện, đồ dùng trước khi lên lớp Khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị trước giáo án. Trong giáo án cần phải nêu rõ trọng tâm của bài, giáo viên phải thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò trong giáo án. Trong hoạt động của thầy cần chuẩn bị kỹ hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cuả học sinh, đặc biệt giáo viên cần chú ý phần gợi mở cho học sinh trung bình yếu. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với bài giảng như mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tư liệu từ sách tham khảo Ví dụ 1: Khi chuẩn bị bài 1 “Sơ lược về môn lịch sử”. Đây là bài đầu tiên ở chương trình lịch sử lớp 6 nên giáo viên cần làm nổi bậc khái niệm “lịch sử” để giúp học sinh hiểu được vai trò của môn lịch sử từ đó định hướng cho học sinh phương pháp học tập phù hợp. Giáo viên cần sử dụng phương pháp vấn đáp, phương práp trực quan ( quan sát hình ảnh để so sánh). Giáo viên cần chuẩn bị tranh hình 1và 2 (sách giáo khoa phóng to), các mẩu chuyện kể, truyền thuyết và hệ th ... ả năng cá nhân của học sinh. Để đạt được yêu cầu đó thì việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm là phương pháp hiệu quả nhất. Trước tiên giáo viên treo nội dung cần thảo luận lên bảng, gọi 1 học sinh đọc nội dung cho cả lớp nghe. Sau đó giáo viên chia nhóm cho học sinh, giao bảng phụ cho từng nhóm và phân công nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc tìm ra câu trả lời và ghi vào bảng phụ. Ví dụ 1: Khi dạy bài 21 “Khởi nghĩa Lý Bí- Nước Vạn Xuân thành lập”, sau khi cho học sinh tìm hiểu diễn biến khởi nghĩa giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm, yêu cầu các em tìm ra các nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa thắng lợi.( được nhân dân ủng hộ, đoàn kết, có nhiều tướng tài, người chỉ huy tài giỏi) Ví dụ 2: Khi dạy bài 26 “Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc-Họ Dương”, sau khi giảng đến phần: Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã gởi con trai mình là Khúc Thừa Mỹ sang nước Nam Hán làm con tin. Giáo viên chia học sinh làm 6 nhóm, yêu cầu các em thảo luận: Khúc Hạo gởi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì? (giả vờ thần phục, kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng chống lại nhà Nam Hán) Như vậy, khi học tập theo nhóm các em sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và chọn ra ý kiến đúng nhất, từ đó các em sẽ học tập lẫn nhau và phát huy được tính tập thể của mình. Để học sinh phát huy được khả năng của mình, giáo viên nên cho học sinh trong nhóm thay phiên nhau làm nhóm trưởng trong các tiết học, nhất là học sinh trung bình yếu. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải quan tâm theo dõi các em làm việc, đưa ra các câu hỏi gợi mở và động viên các em kịp thời để đạt được kết quả thảo luận tốt hơn. Đói với những nội dung thảo luận dài thì học sinh trung bình yếu sẽ khó làm được nên giáo viên cần hướng đẫn cụ thể từng phần trong bảng phụ để các em thảo luận đễ dàng hơn. Ví dụ: khi dạy bài 24 “ nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X” để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế cuả nước Cham-pa. Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm yêu cầu các em tìm: “nêu đặc điểm kinh tế cuả nước Cham-pa? ” giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ cho các nhóm có nội dung như sau: Nông nghiệp: (trồng trọt, chăn nuôi) Nghề thủ công và các nghề khác: . Thương nghiệp: f/ Phương pháp Trò chơi Ngoài việc phát huy tính tập thể của học sinh trong học tập theo nhóm thì tính tập thể của học sinh còn được phát huy qua các trò chơi tập thể. Các trò chơi vui nhộn giúp các em thoải mái hơn trong học tập để củng cố nắm vững kiến thức đã học. Các trò chơi vui nhộn sẽ lôi kéo tất cả học sinh trong lớp tham gia. Thông qua các trò chơi, giáo viên lồng ghép các kiến thức lịch sử đã học để các em ghi nhớ một cách tự nhiên. Ví dụ 1: Khi dạy xong bài 5 “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” giáo viên treo biểu bảng sau và chia lớp làm 2 đội, mỗi đội có 5 bạn lần lượt lên hoàn thành biểu bảng cho đúng. Khi nào bạn mình viết xong thì người kế tiếp mới được lên. Đội nào hoàn thành trước và chính xác sẽ thắng cuộc. CÁC QGCĐP ĐÔNG CÁC QGCĐP TÂY Tên quốc gia Vị trí hình thành Thời gian hình thành Các ngành kinh tế Các tầng lớp, giai cấp Chế độ nhà nước Ví dụ 2: khi dạy bài 24 “ Nước Cham pa” giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi giải ô chử. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (4 đội) thi đua với nhau giải các ô chữ hàng ngang. Cử 1 học sinh làm thư ký. Giáo viên cần phổ biến thể lệ chơi và hệ thống câu hỏi mỗi hàng ngang như sau: + Mỗi ô giải đúng được 10 điểm, sai không có điểm, một trong các đội còn lại có tín hiệu trả lời sớm nhất được giải đáp và được 5 điểm + Đội nào có tín hiệu giải ô hàng dọc khi mới mở được 1 hàng ngang được 100 điểm, mới mở được hàng ngang thứ 2 được 90 điểm, lần lượt cho đến hết ô hang ngang thứ 10 thì được 10 điểm. Nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. + Sau khi đã giải được ô chữ thư kí tổng kết điểm, giáo viên tuyên dương hoạt động của cả lớp đặc biệt là các đội chơi xuất sắc. 1.Người Chăm là chủ nhân của nền văn hóa nào? 2.Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm đứng lên giành độc lập? 3.Lãnh thổ nước Cham-pa phía bắc kéo dài đến đâu? 4.Nhân dân Chăm thường trao đổi buôn bán với nhân dân các quận ở đâu? 5. Đây là một nghề mà cư dân sống ven biển, ven sông thường làm 6.Kinh đô của nước Cham-pa từ thếkỷ II đến thế kỷ X? 7.Tôn giáo mà đại bộ phận nhân dân Chăm theo? 8.Tên khu di tích của người Chăm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? 9.Tên nước đầu tiên của người Chăm? 10. Nguồn sống chủ yếu của người Chăm dựa vào nghề gì? Trong trò chơi này giáo viên đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh trung bình, yếu để lôi kéo các em hoà nhịp với cuộc chơi của lớp, của đội. Có thể mời các em này ở trong các đội lựa chọn các từ hang ngang và tự mình giải đáp các ô từ đó đồng thời không quên tuyên dương thái độ học tập tích cực của các em. Như vậy, qua những trò chơi các em học sinh trung bình, yếu có được niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập và chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức Lịch sử. 1 S A H U Y N H 2 K H U L I Ê N 3 H O A N G S Ơ N 4 G I A O C H Â U 5 Đ A N H C A 6 S I N H A P U R A 7 B A L A M Ô N 8 M Y S Ơ N 8 L A M A P 10 T R Ô N G L U A N Ư Ơ C Ví dụ 3: Khi giáo viên dạy làm bài tập lịch sử tiết 29, giáo viên yêu cầu học sinh về xem lại nội dung kiến thức của các bài để chuẩn bị cho tiết học sau. Đồng thời giáo viên chuẩn bị trước 2 lược đồ khởi nghĩa, mô hình cây có quả gồm 3 màu xanh, đỏ, vàng, 2 dụng cụ bịt mắt. Giáo viên chia lớp làm 2 đội thi 2 vòng thi. Vòng 1 thi tiếp sức, vòng 2 thi hái quả. Để nhiều học sinh trong lớp tham gia, giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi tập thể và quy định học sinh chơi ở các vòng là khác nhau. Giáo viên cho 2 đội thi tiếp sức đính mũi tên lên lược đồ khởi nghĩa Lý Bí. Đội nào hoàn thành trước, chính xác đạt 10 điểm, sai không có điểm. Trong phần thi hái quả, để cho tiết học sôi động giáo viên cho mỗi đội chọn 2 học sinh. Một học sinh bịt mắt lại, một học sinh còn lại hướng dẫn bạn hái đúng quả quy định là quả màu đỏ hoặc màu vàng, nếu hái quả màu xanh sẽ bị trừ điểm. Bên dưới mỗi quả có ghi câu hỏi và số điểm tương ứng khi học sinh trả lời đúng. Ngoài ra giáo viên cũng cần tiến hành ôn tập kỹ cho học sinh trước khi làm các bài kiểm tra. Theo phân phối chương trình môn lịch sử lớp 6 thì trước các tiết làm kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ có tiết ôn tập hoặc làm bài tâp lịch sử. Nội dung bài học sinh cần học trong các tiết kiểm tra thường nhiều nên học sinh trung bình yếu học bài sẽ khó khăn hơn. Nên trong các tiết ôn tập, làm bài tập lịch sử giáo viên cần xoáy vào trọng tâm, các phần quan trọng. Để học sinh trung bình yếu dễ dàng khắc sâu kiến thức giáo viên cần đặt các câu hỏi dễ hoặc kết hợp các trò chơi vui nhộn như đã trình bày. Trong bài kiểm tra giáo viên cũng cần đặt câu hỏi phù hợp để học sinh trung bình yếu có khả năng làm bài. Các câu hỏi dành cho học sinh trung bình yếu chủ yếu là câu hỏi ở dạng tái hiện. Ví dụ: trong bài kiểm tra 1 tiết ở tiết 31 theo phân phối chương trình giáo viên đặt những câu hỏi sau cho học sinh trung bình yếu dễ hiểu, làm được bài: - Phần trắc nghiệm (câu 3) 3/ Nước Vạn Xuân rơi vào tay nhà Tùy vào năm nào? (0,5 đ) a. Năm 603 b. Năm 545 c. Năm 543 d. Năm 542 - Phần tự luận ( câu 2 và 2/3 nội dung câu 1) Câu 1: Trình bày diễn biến, nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập. (4 đ). Trong câu hỏi này học sinh trung bình yếu sẽ trả lời được diên biến khởi nghĩa và sự thành lập nước Vạn Xuân. Câu 2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? (3 đ) Với các câu hỏi này các học sinh trung bình yếu sé đạt được từ 6 đến 7 điểm trong bài kiểm tra. Như đã nói, môn lịch sử là môn học đòi hỏi sự chuyên cần của học sinh. Khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh phương pháp học tập cụ thể, kết hợp việc tác động tình cảm tạo hứng thú cho các em chắc chắn các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học bài đạt hiệu quả hơn. 4/ Kết quả chuyển biến: Qua 1 năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử đối với học sinh trung bình, yếu để phát huy tính tích cực, óc tư duy sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết ở học kì II chuyển biến đáng kể so với học kì I ngay cả với đối tượng học sinh khá, giỏi thông qua bảng thống kê sau: Lớp Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu % Kém % 6a5 54,5 9,1 21,2 12,1 3,1 6a9 61,9 21,4 11,9 4,8 00 So sánh kết quả bảng thống kê cho thấy kết quả học tập môn lịch sử các em lớp 6A5 có chuyển biến học tập chưa nhiều khi giáo viên vẫn lên lớp bình thường không hướng dẫn học sinh học tập cụ thể như các phương pháp trong đề tài nghiên cứu. Số học sinh trên trung bình từ 81,1 % tăng lên 84,8 %. Trong khi ở lớp 6A có chuyển biến tích cực khi giáo viên áp dụng các phương pháp trên cho học sinh. Số học sinh trung bình từ 73% tăng lên 95,2 %. Như vậy số học sinh trên trung bình tăng được 22,2 %. Để đạt được kết quả đó không chỉ do một mình giáo viên bộ môn mà còn nhờ sự giúp đỡ của GVCN nhắc nhở các em học tốt, và còn do sự phấn đấu nổ lực của các em học sinh. III: KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp a/ Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp. Giáo viên cần chú ý soạn kĩ giáo án, đầu tư nhiều cho việc chuẩn bị trước khi lên lớp (thiết bị, đồ dung, tranh ảnh, ...) cho mỗi tiết dạy. - Bồi dưỡng phương pháp tự học cho các em. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh. b/ Hướng dẫn học sinh học tập lịch sử trên lớp. Hướng dẫn học sinh cách ghi bài. Cần nắm chắc từng đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp gây được niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho các em. Tác động đến tình cảm, đem lại sự hứng thú trong việc học tập bộ môn. Sử dụng phong phú hệ thống kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ), phương pháp học tập nhóm, trò chơi ô chữ, tiếp sức, ... 2/ Phạm vi áp dụng: Giáo viên áp dụng cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém học tập các bài lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 6 ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Các biện pháp này có thể áp dụng cho giáo viên dạy lịch sử, tuỳ theo tình hình của địa phương có thể áp dụng cho phù hợp. 3/ Kiến nghị. Trong các tiết học có tổ chức trò chơi cho học sinh cần có phòng học riêng hoặc cho học sinh được học ngoài trời để tránh ảnh hưởng đến các lớp khác. Cần cấp thêm bản đồ, lược đồ và tranh ảnh môn lịch sử lớp 6. Cần cung cấp sách hướng dẫn giải thích các kênh hình tronh SGK lịch sử lớp 6. Sáng kiến kinh nghiệm hình thành ngày 27 tháng 4 năm 2010. Người viết Phạm Thị Thúy Kiều
Tài liệu đính kèm: