Trong những năm gần đây, cùng với đổi mới sách giáo khoa, giáo dục nước nhà không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích điều chỉnh chương trình và nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Các cấp quản lý hàng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Vậy vấn đề còn nằm ở đâu? Phải chăng là ở khâu tổ chức và quản lý.
Mục 2 Điều 15 Điều lệ Trường tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, cùng với đổi mới sách giáo khoa, giáo dục nước nhà không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích điều chỉnh chương trình và nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Các cấp quản lý hàng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Vậy vấn đề còn nằm ở đâu? Phải chăng là ở khâu tổ chức và quản lý. Mục 2 Điều 15 Điều lệ Trường tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác. - Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng cách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định: Hoạt động của tổ chuyên môn, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ trường Tiểu học đã quy định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục. Trong các năm trước đây hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng nề về hình thức hỏi đáp, nội dung chưa sâu, chưa đưa ra các biện pháp để thực hiện có chất lượng Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ giáo dục và đào tạo: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là người làm công tác quản lý của trường Tiểu học, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy – học: Từ thực tế nêu trên tôi đã xây dựng “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Lạng Khê – Huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An”. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thực trạng nhà trường: - Trường có 4 điểm trường cách xa nhau và nằm rải rác cách nhau qua dòng Sông Lam của xã Lạng Khê. Cơ sở vật chất, trang thiết còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu chung của Nhà trường. - Trường có 358 học sinh/26 lớp. Sĩ số giữa các lớp trong khối có sự chênh lệch nhiều vì số học sinh có 4 điểm trường. - Đời sống kinh tế của người dân hầu hết phụ thuộc vào rẫy, ruộng nên còn nhiều khó khăn vì thế các em chưa có sự quan tâm cần thiết của gia đình đối với việc học tập của mình. - Ban giám hiệu không có một kế hoạch riêng cho việc chỉ đạo công tác sinh hoạt tổ chuyên môn mà được lồng ghép chỉ đạo trong các buổi họp chuyên môn toàn trường hàng tháng. 2. Thực trạng tổ chuyên môn: - Mỗi tổ chuyên môn có từ 5 đến 7 giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn trở lên. - Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/ tháng vào ngày đầu tháng và giữa tháng; tuy nhien thời gian sinh hoạt không nhiều, không thường xuyên; nội dung sinh hoạt nghèo nàn, đơn điệu. Thiên về hành chính, sự vụ, sự việc; - Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng đánh giá tình hình 2 tuần qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn bản (nếu có), các thành viên ý kiến. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay công tác chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Sau mỗi kỳ khảo sát chất lượng tổ cũng chỉ phân tích chung chung và đưa ra một số giải pháp chung cho toàn khối. - Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có; ý thức tham gia xây dựng chưa cao. - Hồ sơ, sổ sách cập nhật bằng tay nên sai sót và tẩy xóa nhiều; hồ sơ có khả năng đáp ứng việc thu nhập thông tin thấp; nội dung thông tin tuy được cập nhật khá đầy đủ tuy nhiên chưa có lô gic; *Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra năm học 2010 – 2011: Năm học Hoạt động Tổng số tiết Loại tốt Loại khá Loại TB Loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 Hội giảng 27 7 10 10 Thanh tra 21 6 7 8 Qua đối chiếu Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra của Nhà trường với Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra của toàn huyện thì tỷ lệ giáo viên được xếp loại Tốt ở các hoạt động hội giảng, Thanh tra là thấp hơn so mặt bằng 3. Thực trạng học sinh đầu năm học: 2011 – 2012: - Học sinh thụ động trong tiếp thu bài giảng, khả năng vận dụng thấp; các em thiếu tự tin, ngại tham gia phát biểu xây dựng bài học; - Học sinh giữa các lớp trong cùng khối không có đề kiểm tra chung hàng tháng; điểm hàng tháng của học sinh chỉ được giáo viên ghi nhận từ kiểm tra miệng, chấm vở hoặc khi làm bài trên bảng theo yêu cầu. *Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2011 – 2012: Năm học Môn học Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 Toán 104 30,2 101 29,4 91 26,5 48 14 Tiếng việt 76 22,1 136 39,5 103 29,9 29 8,4 Qua đối chiếu Bảng thống kê khảo sát chất lượng dầu năm của Nhà trường với Bảng thống kê chất lượng đầu năm của toàn huyện cho thấy Nhà trường có kết quả thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn huyện. Trước tình hình thực tế về chất lượng dạy và học còn thấp tôi không khỏi lo lắng trước thực trạng này nên tiếp thu , hưởng ứng phong trào dạy và học trong giai đoạn hiện nay với bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn với tuổi đời , tuổi nghề cũng như kinh nghiệm quản lý chưa nhiều còn phải học hỏi nhiều ở đồng nghiệp trong công tác chỉ đạo chuyên môn vì vậy tôi không ngại , không ngừng tìm tòi học hỏi rất nhiều trong quá trình chỉ đạo chuyên môn nói chung và sinh hoạt tổ chuyên môn nói riêng từ đồng nghiệp cho nên qua quá trình chỉ đạo và thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn hai năm 2011-2012 tại trường tiểu học lạng khê được đồng nghiệp và địa phương đánh giá có tiến bộ nhiều về chất lượng dạy và học . nên chúng tôi mạnh dạn nói lên một vài ý kiến trong công tác chỉ đạo nâ g cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường với các biện pháp sau : . III . BIỆN PHÁP 1. Xây dựng và lựa chọn đội ngũ cốt cán chuyên môn trong nhà trường . Có thể nói rằng đội ngũ cốt cán chuyên môn là cánh tay đắc lực , là đòn bẩy để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường vì vậy tôi trược tiếp tham mưu cùng hiệu trưởng xây dựng một mạng lưới cốt cán chuyên môn trong nhà trường giỏi về chuyên môn , tâm huyết với nghề nghiệp và thông thạo với ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay . 2. Thông suốt tư tưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm , nhiệm vụ của tổ chuyên môn 2.1 Thông suốt tư tưởng , nêu cao tinh thần trách nhiệm của tổ chuyên môn: Mỗi chúng ta đều hiểu rằng trong đổi mới phương pháp dạy học chúng ta nói nhiều đến phương pháp tích cực vì vậy cũng cần phát huy tính tích cựcbồi dưỡng , nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thầy nói chung và mạng lưới đội ngũ cốt cán nói riêng Vào đầu năm học hiệu vụ nhà trường , mạng lưới đội ngũ cốt cán cùng tập thể giáo viên thông suốt tư tưởng , thống nhất quan điểm chỉ đạo giao khoán sĩ số , chất lượng học sinh cho từng giáo viên và đội ngũ trực tiếp quản lý chất lượng ở tầm vi mô là tổ chuyên môn theo tiến trình khảo sát chất lượng học sinh 3 lần / năm . 2. 2 . Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác; - Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. - Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần. (Điều 15 Điều lệ Trường Tiểu học). 3. Xây dựng nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn: 3.1. Công tác hành chính: - Thảo luận đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện cụ thể hóa chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; cho ý kiến góp ý chương trình hành động của nhà trường; tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua của tổ, trường - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; - Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc học kỳ I và cuối năm học. 3.2. Công tác chuyên môn: - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Trao đổi kinh nghiệm, lên tiết chuyên đề; - Trao đổi để điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sư phạm, công tác chủ nhiệm; - Ra đề kiểm tra chung, kiểm tra định kỳ; - Phân tích chất lượng học sinh sau mỗi kỳ khảo sát, xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối, đặc biệt chú ý các học sinh yếu. 4.Rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên: -Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường. Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau. Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồi tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, v.v. Hoạt đông này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên, trong khi góp ý sau tiết dự giờ, thao giảng thường hướng tới từng cá nhân cụ thể. + Phong cách lên lớp mà chúng ta mong muốn là chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng. Chú ý đến giọng nói, cử chỉ đi đứng, động tác tay, ánh mắt, nụ cười, ... Mọi cái nên vừa phải, trong lớp tránh đi lại quá nhiều, vung tay quá mạnh. Nói chung, giáo viên cần chú ý đến cả yếu tố phi ngôn ngữ. Tổ chuyên môn nên chọn giáo viên có tác phong lên lớp tốt làm mẫu để các tổ viên học hỏi và xây dựng cho mình một phong cách phù hợp. + Ngôn ngữ (nói và viết) là kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức. Những giáo viên dạy tốt, cuốn ... viên giáo viên có tinh thần tự giác trong giảng dạy cũng như ủng hộ chuyên môn trong công tác chỉ đạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, bởi hiệu vụ nhà trường không thể giám sát tất cả giáo viên giảng dạy hàng ngày, hàng giờ trên lớp mà cốt lõi là giáo viên thông suốt tư tưởng để họ có trách nhiệm và lương tâm trong nghề nghiệp. Nhưng muốn được tập thể đồng lòng ủng hộ thì bản thân tôi là người quản lý chuyên môn trước hết phải đầu tàu gương mẫu, chấp nhận hi sinh thời gian và công việc toàn tâm, toàn ý vào chăm lo cho công tác chuyên môn trường học. Không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như những người đi trước. Trong công tác chỉ đạo đánh giá chuyên môn, giáo viên theo 109 hiện nay quả là khó khăn. Song để thuyết phục được lòng tin của tập thể giáo viên thì việc thăm lớp dự giờ phải thực sự đánh giá khách quan công bằng và công khai. 10.Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy – học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể.Vì có thể nói: Người dạy học là giáo viên và người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy – học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy – học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức 11. Tin học hóa công việc hành chính- Công việc xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ chuyên môn; - Nhập điểm: Xếp loại học lực của học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in giấy khen; - Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Ngay sau khi nhập xong, cung cấp các bảng thống kê này cho tổ chuyên môn để phục vụ cho việc sinh hoạt tổ. 12. Tổ chưc phong trào thi đua giữa các tổ đồng thời tổ chức cuộc thi cấp trường “ Cán bộ tổ giỏi” Để phát động cũng như nâng cao hiệu quả của sinh của tổ chuyên môn Chúng tôi phát động cũng như lên kế hoạch , tổ chức cuộc thi “ Cán bộ tổ giỏi” cấp trường vào Tháng 12/2012 . Qua cuộc thi cũng thu được một số vấn đề bổ ích trong giải pháp Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm phát huy tối đa nội lực, giải pháp tốt từ cơ sở thực tiễn dạy học hằng ngày . IV. KẾT QUẢ: 1. Đối với cán bộ quản lý: - Chủ động lên kế hoạch chỉ đạo phù hợp nhu cầu thực tế của từng tổ chuyên môn; và chủ động tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; - Kịp thời nắm bắt tình hình từng tổ chuyên môn: Thời gian sinh hoạt, nội dung sinh hoạt, khó khăn vướng mắc trong quá trình chỉ đạo; nhu cầu của tổ; của giáo viên. Từ đó kịp thời giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong trường, trong tổ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học; - Tạo nên phong trào thi đua lành mạnh, rộng khắp; nội bộ đoàn kết, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. 2. Đối với tổ chuyên môn: - Có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng phù hợp yêu cầu chung của tổ, tạo sự thuận lợi cho thành viên trong tổ tham gia sinh hoạt. - Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, sự việc của công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy – học; - Nội dung sinh hoạt của tổ phong phú, phù hợp tình hình thực tế tại từng thời điểm dạy – học nhất định; nắm bắt kịp thời nhu cầu của từng giáo viên trong tổ; - Biểu mẫu, sổ sách được cập nhật kịp thời, chính xác, khoa học, thuận tiện cho việc lưu trữ, khai thác nội dung phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; - Công bằng, khách quan trong đánh giá, xếp loại, khen thưởng cho học sinh, giáo viên; - Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm từng khối. 3. Đối với giáo viên: - Biết trước nội dung sinh hoạt lần sau từ đó chủ động chuẩn bị nội dung cần trao đổi; được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy, được giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khăn; - Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống, nắm vững phương pháp và cách thức sử dụng phương pháp để tổ chức hoạt động dạy – học đạt hiệu quả cao nhất; kỹ năng sư phạm ngày càng được hoàn thiện. - Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của lớp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối, toàn trường. - Thay đổi hẳn về suy nghĩ trong cách giảng dạy. Đặc biệt là tính tự giác trong công việc, thoát ly khỏi sách giáo khoa. Thay vì phụ thuộc vào sách giáo khoa thì bây giờ giáo viên “phụ thuộc” vào học sinh. Trong quá trình giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, khơi nguồn kiến thức từ chính bản thân các em. Giáo viên không còn la mắng học sinh, thay vào đó là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và giải quyết nó một cách hợp lý. *Kết quả hội giảng, thanh tra cấp trường năm học 2011 – 2012: Năm học Hoạt động Loại tốt Loại khá Loại TB Loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 Hội giảng 17 Thanh tra 19 Qua đối chiếu Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra năm học 2010 – 2011 với Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra năm học 2011 – 2012 cho thấy tỷ lệ giáo viên được xếp loại Tốt tăng cao hơn so với năm học trước ; Không còn giáo viên bị xếp loại đạt yêu cầu sau thanh tra. 4. Đối với học sinh: - Được học trong môi trường học tập thân thiện, tích cực; có điều kiện phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển năng khiếu, sở trường của mình. - Học sinh ham thích đến trường, thi đua học tập, nhiệt tình tham gia các phong trào của nhà trường. *Kết quả khảo sát giữa kỳ 2 năm học 2011 – 2012: Năm học Môn học Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 Toán 166 48,3 92 26,7 69 20,1 15 4,4 Tiếng việt 94 27,3 137 39,8 101 29,4 10 2,9 Qua đối chiếu bảng thống kê kết quả khảo sát tính tới thời điểm giữa học kỳ 2 với bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm cho thấy: Số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên tăng mạnh, trong đó tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng khá cao. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau khi triển khai thực hiện Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường Tiểu học Lạng Khê cho thấy: Để đạt kết quả tốt cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: - Hiệu phó chuyên môn có kế hoạch chỉ đạo chung cho toàn trường ngay từ đầu năm học dựa trên số liệu điều tra; - Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp nhu cầu chung của các tổ chuyên môn phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên; - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội họp, chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra ngay từ đầu năm. Nội dung sinh hoạt tổ cần đặc biệt chú ý đến các nội dung phục vụ hoạt động dạy – học: Nội dung, chương trình, phương pháp, công tác chủ nhiệm Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ cần hướng dẫn đến mục tiêu dạy – học lấy học sinh làm trung tâm; - Dựa trên kế hoạch của tổ giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cả năm, tháng, tuần, bài; kế hoạch dự giờ, hội giảng, tự bồi dưỡng, đề xuất nội dung chuyên đề cần tổ chức... - Hiệu phó chuyên môn cần hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, của giáo viên thường xuyên; - Tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời từ cá nhân đến tổ rồi đến trường sau mỗi lần tổ chức kiểm tra chung, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh dạy – học phù hợp tình hình thực tế từng đối tượng học sinh. Qua hai năm triển khai áp dụng Đề tài tại Trường Tiểu học 2 Lạng Khê cho thấy: Đề tài này không chỉ áp dụng riêng của Nhà trường mà có thể áp dụng cho toàn ngành. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn cần phải triển khai đồng bộ cả sáu nhóm giải pháp nêu trên; trên cơ sở có điều chỉnh cho phù hợp từng đơn vị. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: - Ban giám hiệu có sự đồng thuận cao; có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể từng nội dung công việc kịp thời; - Có sự đổi mới đồng bộ từ chỉ đạo đến thực hiện kế hoạch; từ dạy học đến kiểm tra, đánh giá học sinh. - Các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch sinh hoạt tổ của tổ mình, nội dung sinh hoạt chủ yếu được hướng đến chất lượng giáo dục học sinh; đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu; - Nội dung kiểm tra phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành; đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. Đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi. Qua đó thúc đẩy tốt quá trình dạy – học. - Giáo viên tuy luôn bận rộn nhưng vẫn luôn vui vẻ và hài hước trong mỗi giờ dạy tạo nên không khí học tập khá sôi nổi, thay cho sự nghiêm khắc trong các giờ giảng. - Học sinh yêu thích đến trường; tích cực tham gia vào các hoạt động học tập kết quả giáo dục được nâng lên rõ rệt. 2. Kiến nghị: - Nhà trường cần cụ thể hóa các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp bằng các minh chứng (tư tưởng, thái độ, việc làm của giáo viên), tạo sự công bằng, khách quan trong đánh giá xếp loại giáo viên, đồng thời động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp trong quá trình triển khai đề tài; giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. - Bổ sung tư liệu, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, sách tham khảo để phục vụ nghiên cứu, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học; - Xây dựng các phòng học chức năng; sân chơi, bãi tập đáp ứng được công tác giảng dạy của giáo viên; có nhà công vụ cho giáo viên nghỉ trưa (100% giáo viên nhà xa trường). - Thay đổi triệt để cách thiết kế giáo án: Chuyển từ thiết kế cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên sang tổ chức hoạt động của học sinh. - Cần thường xuyên tổ chức tiết học ngoài trời. Bottom of Form
Tài liệu đính kèm: