Đề kiển tra vào Lớp 6 - Môn Tiếng Việt - Năm học 2005-2006 - Sở GD & ĐT Hà Nội

Đề kiển tra vào Lớp 6 - Môn Tiếng Việt - Năm học 2005-2006 - Sở GD & ĐT Hà Nội

Bài 1. (1 điểm) Gạch chân những từ láy trong nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho,

nhân dân, rì rào, chim chích, học hành, đất nước, duyên dáng, trường lớp, chuồn

chuồn, phố phường.

Bài 2 (1 điểm) Hãy đọc câu tục ngữ: “Người ta là hoa đất” rồi khoanh tròn chữ

cái (a, b, c, d) ở đầu một câu có nghĩa đúng nhất:

a- Con người là hương thơm của trời đất.

b- Con người là vẻ đẹp của đất.

c- Con người la tinh tuý của trời đất.

d- Con người là hoa trong trời đất.

Bài tập 3 (1 điểm) gạch chân từ không cùng nhóm ở mỗi dòng dưới đây

a- Thiên địa, thiên tai, thiên hạ, thiên hướng, thăng thiên.

b- Cá rô, cá quả, cá trôi, cá thu, cá mà, cá chép.

c- Đứng đắn, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, rộng lượng, hào hiệp, dũng cảm.

d- Mừng vui, vui vẻ, vui sướng, niểm vui, vui nhộn.

Bài 4 (1 điểm) Đọc đoạn văn sau: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây

đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người

dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh

khoẻ.” (HỒ CHÍ MINH – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục)

Em hãy đánh dấu vào ô trống trả lời đúng:

mỗi một: là từ ghép giữ gìn: không phải từ ghép

pdf 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiển tra vào Lớp 6 - Môn Tiếng Việt - Năm học 2005-2006 - Sở GD & ĐT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1. (1 điểm) Gạch chân những từ láy trong nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho, 
nhân dân, rì rào, chim chích, học hành, đất nước, duyên dáng, trường lớp, chuồn 
chuồn, phố phường. 
Bài 2 (1 điểm) Hãy đọc câu tục ngữ: “Người ta là hoa đất” rồi khoanh tròn chữ 
cái (a, b, c, d) ở đầu một câu có nghĩa đúng nhất: 
a- Con người là hương thơm của trời đất. 
b- Con người là vẻ đẹp của đất. 
c- Con người la tinh tuý của trời đất. 
d- Con người là hoa trong trời đất. 
Bài tập 3 (1 điểm) gạch chân từ không cùng nhóm ở mỗi dòng dưới đây 
a- Thiên địa, thiên tai, thiên hạ, thiên hướng, thăng thiên. 
b- Cá rô, cá quả, cá trôi, cá thu, cá mà, cá chép. 
c- Đứng đắn, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, rộng lượng, hào hiệp, dũng cảm. 
d- Mừng vui, vui vẻ, vui sướng, niểm vui, vui nhộn. 
Bài 4 (1 điểm) Đọc đoạn văn sau: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây 
đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người 
dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh 
khoẻ.” (HỒ CHÍ MINH – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) 
Em hãy đánh dấu vào ô trống trả lời đúng: 
 mỗi một: là từ ghép giữ gìn: không phải từ ghép. 
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
TRƯỜNG CHUYÊN HÀ NÔI – AMSTERDAM 
Khoá ngày: 14/06/2005 
Họ và tên chữ ký giám thị 
Giám thị 1: 
.. 
Giám thị 2: 
.... 
ĐỀ KIỂM TRA VÀO LỚP 6 
MÔN: TIẾNG VIỆT 
(5 phút ghi phách và 45 phút làm bài) 
Họ và tên thí sinh: .. 
Ngày sinh:... 
 Học sinh trường tiểu học: .. 
Số báo danh: 
Phòng thi: 
Số phách: 
 thành công: không phải từ ghép. sức khoẻ: là từ ghép. 
Bài 5 (1 điểm) Đọc bài ca dao: 
Trong đầm gì đẹp bằng sen 
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng 
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh 
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 
Rồi tìm: 
a- Các động từ: 
b- Các tính từ: . 
c- Các danh từ:  
Bài 6 (1 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau: “ (1) Mùa xuân, phượng ra lá. (2) Lá xanh 
um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (3) Lá ban đầu xếp lại còn e; dần dần xoè 
ra cho gió đưa đẩy. (4) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (5)Cậu châm lo học 
hành rồi lâu lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.” (Xuân Diệu – Hoa học trò) 
Và cho biết: 
a- Câu số .. là câu cảm. 
b- Câu số .. là câu có trạng ngữ. 
c- Câu số .. là câu có nhiều vị ngữ. 
d- Câu số  là câu có bộ phận song song. 
Bài 7 (1 điểm) Viết hai câu trong đó từ đỏ mang nghĩa khác nhau: 
a) . 
b) . 
Bài 8 (1 điểm) Hãy nối các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: 
A 
a. Trường em luôn sạch đẹp 
b. Lớp 5A của em 
B 
a. Như một mái nhà đầm ấm 
b. Nên mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ. 
c. Như một tổ ấm hạnh phúc. 
d. Vì mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ. 
Bài 9 (2 điểm) “ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và .lạnh mẹ 
tôi âu yếm nắm tay tôi dân đi trên con đường làng dài và hẹp con đường này đã 
quen đi lại nhiều lần nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ cảnh vật xung quanh tôi 
đang có sự thay đổi lớn hôm nay tôi đi học (THANH TỊNH – nhớ lại buổi đầu đi 
học) 
a- Gạch chân từ thích hợp nhất trong các từ : gió, giời, đất, mưa để điền vào 
chỗ trống ở đoạn văn trên 
b- Điền những dấu câu và viết lại chữ hoa cho đúng đoạn văn trên. 
Bài 10 (3 điểm) Dựa vào bài ca dao: 
Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
Mịt mù khói toả ngàn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ. 
Em hãy viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây. 
Bài làm 
Bài 11 (2 điểm) 
“ Trải qua mưa nắng vơi đầy 
Men trời đất đủ làm say đất trời 
Bầy ong giữ hộ cho người 
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. 
a. Bốn câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? 
b. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được thể hiện trong từ ngữ nào? 
c. Theo em tác giả muốn nói đến điều gì qua hai câu thơ đầu? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_Tieng_Viet_vao_Ams_Nam_hoc_2005_2006.pdf