I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trả lời câu hỏi bằng các khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
1. Có mấy kiểu ẩn dụ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
2. Trong câu “Mị Nương đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” đã sử dụng phép tu từ nào?
A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa.
3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Tuổi già hút thuốc làm vui.
B. Tre giúp người trăm công nghìn việc khác nhau.
C. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, nước dâng trắng mênh mông.
D. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế cường tráng.
4. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về vai trò thành phần chính của câu?
A. Là thành phần bắt buộc phải có mặt của câu.
B. Là thành phần không bắt buộc phải có mặt của câu.
C. Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
D. Giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Phó từ Câu 3 So sánh Câu 1 ý 2 Nhân hoá Câu 2 ý 1 Ẩn dụ Câu 1 ý 1 Câu 2 ý 2 Hoán dụ Câu 2 ý a Câu 1 ý b Các thành phần chính của câu Câu 1 ý 4 Câu 2 Câu trần thuật đơn Câu 1 ý 3 Tổng 2 đ 4 đ 2 đ 2 đ Tỉ lệ 20% 40% 20% 20% PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trả lời câu hỏi bằng các khoanh tròn vào câu trả lời đúng. 1. Có mấy kiểu ẩn dụ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 2. Trong câu “Mị Nương đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” đã sử dụng phép tu từ nào? A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa. 3. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Tuổi già hút thuốc làm vui. B. Tre giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. C. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, nước dâng trắng mênh mông. D. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế cường tráng. 4. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về vai trò thành phần chính của câu? A. Là thành phần bắt buộc phải có mặt của câu. B. Là thành phần không bắt buộc phải có mặt của câu. C. Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. D. Giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Câu 2 (1 điểm): Nối ghép tu từ ở cột A cho phù hợp với ví dụ ở cột B. A B 1. Nhân hóa. 2. Ẩn dụ. a) Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. b) Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. c) Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): a) Thế nào là phép tu từ hoán dụ? b) Xác định các phép tu từ có trong các câu sau: “Những tháng năm nhớ vành mũ tai bèo Đời chinh chiến một thời trong trẻo quá.” (Thụy Văn) “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.” (Nguyễn Du) Câu 2 (2 điểm): Hãy đặt câu: + Một câu theo cấu trúc: Ai làm gì? + Một câu theo cấu trúc: Con gì như thế nào? Câu 3 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phó từ? ..Hết. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 115 – THEO PPCT) Môn: Ngữ văn Năm học: 2008 – 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm Câu 1 (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Ý 1 2 3 4 Đáp án C B C C Câu 2 (1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Ý 1 2 Đáp án c a II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1(3 điểm): a) Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 đ) b) Xác định các phép tu từ. + Sử dụng phép hoán dụ (vành mũ tai bèo). 1 điểm + Sử dụng phép ẩn dụ (lửa lựu). 1 điểm Câu 2( điểm): - Học sinh đặt được câu đúng theo cấu trúc.Mỗi cấu trúc được (1 điểm) Câu 3 (2 điểm): Học sinh viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề có sử dụng phó từ, đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
Tài liệu đính kèm: