I.Trắc nghiệm khách quan(3đ)
Chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a.Miêu tả b.Tự sự c.Nghị luận d.Thuyết minh
Câu 2: Nhân vật chính của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là ai?
a.Lang Liêu b.Lạc Long Quân
c.Ân Cơ d.Thánh Gióng
Câu 3: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
a.Vua nhớ công ơn, phong danh hiệu b.Có nhiều ao hồ để lại
c.Thánh Gióng bay về trời d.Có một làng gọi là làng Cháy
Câu 4: “Gọi gió, gió đến. Hô mưa, mưa về” là tài năng của nhân vật nào trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ?
a. Sơn Tinh b. Thủy Tinh
c.Nhà vua d. Mị Nương
Câu 5: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
a.Vua Hùng kén rể b.Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
c.Vua Hùng không công bằng trong việc đưa ra điều kiện
d.Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ
Câu 6: Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
a.Sức mạnh của thần linh b.Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
c.Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm d.Sức mạnh của tình đoàn kết nhân dân
Câu 7:Việc trả gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
a.Muốn cuộc sống thanh bình b.Không muốn nợ nần
c.Không cần đến thanh gươm nữa d.Lê Lợi tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm
Câu 8:Trong văn bản “Thạch Sanh”, ai là người đã hãm hại Thạch Sanh?
a.Ngọc Hoàng b.Lý Thông
c.Nhà vua d.Công chúa
Câu 9:Ý nghĩa nổi bật nhấtcủa hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong văn bản “Con Rồng cháu Tiên” là gì?
a.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam
b.Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang
c.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
d.Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà
Câu 10: Nhân vật Lang Liêu gắn liền với hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
a.Chống giặc ngoại xâm b.Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên
c.Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa d.Gìn giữ ngôi vua
Câu 11: Truyện “Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
a.Vũ khí hiện đại để giết giặc b.Người anh hùng đánh giặc cứu nước
c.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng d.Tình làng nghĩa xóm
Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Em bé trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật trong truyện cổ tích
Họ và tên:.. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Lớp:. Năm học: 2010-2011 Tiết 28 I.Trắc nghiệm khách quan(3đ) Chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyện dân gian nào? a.Truyền thuyết b.Truyện cổ tích c.Truyện cười d.Truyện ngụ ngôn Câu 2: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” được viết theo phương thức biểu đạt nào? a.Miêu tả b.Tự sự c.Nghị luận d.Thuyết minh Câu 3: Truyền thuyết “Thánh Gióng” không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây? a.Tre đằng ngà có màu vàng óng b.Có nhiều ao hồ để lại c.Thánh Gióng bay về trời d.Có một làng gọi là làng Cháy Câu 4:Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác? a. Thổ thần b. Âm thần c.Phúc thần d. Thần Tản Viên Câu 5: Theo em, truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ra đời vào thời đại lịch sử nào? a.Thời nhà Trần b.Thời nhà Lí c.Thời đại Văn Lang – Âu Lạc d.Thời nhà Nguyễn Câu 6: Trong văn bản “Sự tích hồ Gươm”, ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? a.Long Vương b.Long Quân c.Long Nữ d.Lê Lợi Câu 7: “Sự tích hồ Gươm” gắn liền với sự kiện lịch sử nào? a.Lê Thận bắt được lưỡi gươm b.Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc c.Lê Lợi có vật báu là gươm thần d.Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược Câu 8:Nhân vật chính của truyện “Thạch Sanh” là ai? a.Thạch Sanh b.Lý Thông c.Nhà vua d.Công chúa Câu 9:Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong văn bản “Con Rồng cháu Tiên” là gì? a.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam b.Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang c.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc d.Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà Câu 10: Tại sao lễ vật Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “không gì quý bằng”? a.Lễ vật bình dị b.Lễ vật thiết yếu cùng tình cảm chân thành c.Lễ vật rất kì lạ d.Lễ vật quý hiếm đắt tiền Câu 11: Truyện “Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? a.Vũ khí hiện đại để giết giặc b.Người anh hùng đánh giặc cứu nước c.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng d.Tình làng nghĩa xóm Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Em bé trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vậttrong truyện cổ tích Họ và tên:.. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Lớp:. Năm học: 2010-2011 Tiết 28 II.Phần tự luận (7đ) Câu 1(3đ): a.Truyền thuyết là gì? b.- Trong các truyện sau, truyện nào là truyền thuyết? Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Bánh chưng, bánh giầy; Em bé thông minh - Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Câu 2 (2đ): Khi miêu tả tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh, tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố tưởng tượng kì ảo nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh? Câu 3 (2đ) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu để trình bày cảm nhận của em về hai chi tiết trên. .. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Năm học: 2010-2011 Tiết 28 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I.Phần trắc nghiệm (3đ): Mỗi câu trả lời đúng (0.25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a b c d c b d a d b b thông minh II.Phần tự luận (7đ) Câu 1(3đ): a.Truyền thuyết là loại truyện dân gian (0.25đ) kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ (0.25đ), thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo (0.25đ).Truyền thuyết thể hiện thái độ (0.25đ) và cách đánh giá của nhân dân (0.25đ) đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể (0.25đ) b.- Xác định đúng truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh (0.25đ); Bánh chưng, bánh giầy (0.25đ) - Ý nghĩa truyện “Con Rồng cháu Tiên”: Truyện nhằm giải thích (0.25đ), suy tôn nguồn gốc giống nòi (0.25đ) và thể hiện ý nguyện đoàn kết (0.25đ), thống nhất công đồng của người Việt (0.25đ) Câu 2 (2đ): -Tài năng của Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi (0.25đ); vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi (0.25đ) -Tài năng của Thủy Tinh: gọi gió, gió đến (0.25đ); hô mưa, mưa về (0.25đ) -Ý nghĩa hình tượng của mỗi nhân vật +Thủy Tinh: hiện tượng mưa to (0.25đ), bão lụt ghê gớm hàng năm đã được hình tượng hóa (0.25đ) +Sơn Tinh: lực lượng cư dân đắp đê chống lũ lụt (0.25đ), là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa đã được hình tượng hóa. (0.25đ) Câu 3 (2đ) Hs viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu (0.25đ) -Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc (0.25đ) -Đoạn văn phải nêu được những cảm nhận sau: +Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình (0.25đ); khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm (0.25đ) của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ (0.25đ) +Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái (0.25đ), ước vọng đoàn kết (0.25đ) tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta (0.25đ) Họ và tên:.. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Lớp:. Năm học: 2010-2011 Tiết 28 I.Trắc nghiệm khách quan(3đ) Chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” được viết theo phương thức biểu đạt nào? a.Miêu tả b.Tự sự c.Nghị luận d.Thuyết minh Câu 2: Nhân vật chính của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” là ai? a.Lang Liêu b.Lạc Long Quân c.Ân Cơ d.Thánh Gióng Câu 3: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? a.Vua nhớ công ơn, phong danh hiệu b.Có nhiều ao hồ để lại c.Thánh Gióng bay về trời d.Có một làng gọi là làng Cháy Câu 4: “Gọi gió, gió đến. Hô mưa, mưa về” là tài năng của nhân vật nào trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ? a. Sơn Tinh b. Thủy Tinh c.Nhà vua d. Mị Nương Câu 5: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh? a.Vua Hùng kén rể b.Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh c.Vua Hùng không công bằng trong việc đưa ra điều kiện d.Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ Câu 6: Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì? a.Sức mạnh của thần linh b.Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c.Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm d.Sức mạnh của tình đoàn kết nhân dân Câu 7:Việc trả gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì? a.Muốn cuộc sống thanh bình b.Không muốn nợ nần c.Không cần đến thanh gươm nữa d.Lê Lợi tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm Câu 8:Trong văn bản “Thạch Sanh”, ai là người đã hãm hại Thạch Sanh? a.Ngọc Hoàng b.Lý Thông c.Nhà vua d.Công chúa Câu 9:Ý nghĩa nổi bật nhấtcủa hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong văn bản “Con Rồng cháu Tiên” là gì? a.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam b.Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang c.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc d.Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà Câu 10: Nhân vật Lang Liêu gắn liền với hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước? a.Chống giặc ngoại xâm b.Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên c.Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa d.Gìn giữ ngôi vua Câu 11: Truyện “Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? a.Vũ khí hiện đại để giết giặc b.Người anh hùng đánh giặc cứu nước c.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng d.Tình làng nghĩa xóm Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Em bé trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vậttrong truyện cổ tích Họ và tên:.. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Lớp:. Năm học: 2010-2011 Tiết 28 II.Phần tự luận (7đ) Câu 1(3đ): a.Truyện cổ tích là gì? b.- Trong các truyện sau, truyện nào là truyện cổ tích? Thánh Gióng; Thạch Sanh; Bánh chưng, bánh giầy; Em bé thông minh - Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh,Thủy Tinh”? Câu 2 (2đ): Văn bản “Thánh Gióng” là một văn bản có nhiều chi tiết mang ý nghĩa sâu sắc. Em hãy nêu ý nghĩa của hai chi tiết sau: -Tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc. -Đánh giặc xong, Gióng cỡi giáp sắt để lại và bay thẳng về trời. Câu 3 (2đ) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu để trình bày cảm nhận của em về hai chi tiết trên. .. KIỂM TRA 1 TIẾT_ NGỮ VĂN 6 Tuần 7 Năm học: 2010-2011 Tiết 28 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I.Phần trắc nghiệm (3đ): Mỗi câu trả lời đúng (0.25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án b a c b d d a b d c b thông minh II.Phần tự luận (7đ) Câu 1(3đ): a.Truyền thuyết là loại truyện dân gian (0.25đ) kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (0.25đ).Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường(0.25đ), thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác (0.25đ), cái tốt với cái xấu (0.25đ), sự công bằng đối với sự bất công (0.25đ) b.- Xác định đúng truyện cổ tích: Thạch Sanh (0.25đ); Em bé thông minh (0.25đ) - Ý nghĩa truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt (0.25đ) và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ (0.25đ) muốn chế ngự thiên tai (0.25đ) đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (0.25đ) Câu 2 (2đ): -Chi tiết “tiếng nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc” có ý nghĩa: Ca ngợi ý thức đánh giặc của nhân dân trong hình tượng Gióng (0.25đ).Gióng là hình ảnh của nhân dân (0.25đ), khi bình thường thì âm thầm lặng lẽ (0.25đ), khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ là người đầu tiên đứng ra cứu nước (0.25đ) -Chi tiết “đánh giặc xong, Gióng cỡi giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa: Gióng là người không ham công danh (0.25đ), không màng danh lợi (0.25đ). Nhân dân yêu mến trân trọng Gióng (0.25đ) nên để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử (0.25đ) Câu 3 (2đ) Hs viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu (0.25đ) -Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc (0.25đ) -Đoạn văn phải nêu được những cảm nhận sau: +Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình (0.25đ); khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm (0.25đ) của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ (0.25đ) +Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái (0.25đ), ước vọng đoàn kết (0.25đ) tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta (0.25đ)
Tài liệu đính kèm: