Câu 1: (1,5 điểm)
1) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu.
Ap dụng tính: a) (+100) + (+45)
b) (-44) + (-26)
2) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình minh họa.
Câu 2: (1,5 điểm)
1) Cho các số sau 1560, 3485, 4542, 2130. Hỏi trong các số đã cho:
a) Số nào chia hết cho 2.
b) Số nào chia hết cho 3.
c) Số nào chia hết cho 5.
d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5.
2) Nêu các điều kiện để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Câu 3: (1,5 điểm)
Tìm ƯCLN và BCNN của hai số 150, 200.
Câu 4: (3 điểm)
1) Tìm số đối của mỗi số nguyên sau:
-4; 7; |-10|; -(-6).
2) Tính nhanh: (25 + 32) + (35 – 25 – 55– 32)
3) Tìm số tự nhiên x biết: (3x – 9) . 3 = 32
Câu 5: (1,5 điểm)
Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng 35 đến 60. Tính số học sinh của lớp 6C.
Câu 6: (1 điểm)
Cho đoạn thẳng AB, N là một điểm thuộc đoạn thẳng AB, I là trung điểm của NB. Biết
AN = 2cm, AB = 9 cm. Tính độ dài đoạn thẳng IB.
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN TOÁN 6 ĐỀ RA Câu 1: (1,5 điểm) 1) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Aùp dụng tính: a) (+100) + (+45) b) (-44) + (-26) 2) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? Vẽ hình minh họa. Câu 2: (1,5 điểm) 1) Cho các số sau 1560, 3485, 4542, 2130. Hỏi trong các số đã cho: a) Số nào chia hết cho 2. b) Số nào chia hết cho 3. c) Số nào chia hết cho 5. d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5. 2) Nêu các điều kiện để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Câu 3: (1,5 điểm) Tìm ƯCLN và BCNN của hai số 150, 200. Câu 4: (3 điểm) 1) Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4; 7; |-10|; -(-6). 2) Tính nhanh: (25 + 32) + (35 – 25 – 55– 32) 3) Tìm số tự nhiên x biết: (3x – 9) . 3 = 32 Câu 5: (1,5 điểm) Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng 35 đến 60. Tính số học sinh của lớp 6C. Câu 6: (1 điểm) Cho đoạn thẳng AB, N là một điểm thuộc đoạn thẳng AB, I là trung điểm của NB. Biết AN = 2cm, AB = 9 cm. Tính độ dài đoạn thẳng IB. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TOÁN 6 Câu 1: (1,5 điểm) 1) Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả. (0,5 điểm) Aùp dụng: a) 145 (0,25 điểm) b) (-70) (0,25 điểm) 2) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA= MB). Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB. (0,25 điểm) Vẽ hình đúng 0, 25 điểm. Câu 2: (1,5 điểm) 1) Số chia hết cho 2 là: 1560, 4542, 2130. (0,25 điểm) Số chia hết cho 3 là: 1560, 4542, 2130 (0,25 điểm) Số chia hết cho 5 là: 1560, 3485, 2130 (0,25 điểm) Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 1560, 2130. (0,5 điểm) 2) Điều kiện để một số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là các chữ số tận cùng là chữ số 0. (0,75 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) 150 = 2 . 3 . 52 200 = 23. 52 (0,5 điểm) ƯCLN(150, 200) = 2. 52 = 50 (0,5 điểm) BCNN(150, 200) = 23. 3. 52 = 600 (0,5 điểm) Câu 4: (3 điểm) 4; -7; -10; -6 (1 điểm) Tính nhanh: (25 + 32) + (35 – 25 – 55 – 32) = 25 + 32 + 35 – 25 – 55 – 32 (0,5 điểm) = (25 – 25) + (32 – 32) + (35 – 55) (0,5 điểm) = 0 + 0 + (-20) = -20 (3x – 9) . 3 = 32 Þ 3x – 9 = 32: 3 (0,5 điểm) Þ 3x – 9 = 3 (0,5 điểm) Þ 3x = 3 + 9 Þ 3x = 12 (0,5 điểm) Þ x = 4 Câu 5: (1,5 điểm) Số học sinh lớp 6C là số chia hết cho 2, 3, 4, 8. (1 điểm) Nên aỴ BC(2, 3, 4, 8) và 35 ≤ a ≤ 60. Þ BCNN (2, 3, 4, 8) = 24. Xét theo điều kiện đề bài ta suy ra a = 48. (0,5 điểm) Vậy số học sinh lớp 6C là 48 em. Câu 6: (1 điểm) Vẽ hình đúng (0,25 điểm) Vì N nằm giữa A và B nên AN + NB = AB (0,5 điểm) Do đó NB = AB – AN = 9 – 2 = 7 (cm) Vì I là trung điểm của NB nên IB = = 3,5 (cm) (0,25 điểm)
Tài liệu đính kèm: