• Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
"Bởi tôi ăn uống chừng mực và điều độ nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch rộn rã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn."
(Tô Hoài).
1.
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
b. Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0,5 điểm)
2. Việc sử dụng các tính từ: chừng mực, điều độ, cường tráng, mẫm bóng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? (0,5 điểm)
3.
a. Thế nào là từ láy? (0,5 điểm)
b. Chép lại 4 từ láy từ đoạn văn trên. (0,5 điểm)
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 "Bởi tôi ăn uống chừng mực và điều độ nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch rộn rã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn." (Tô Hoài). 1. a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b. Giải thích vì sao em xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn? (0,5 điểm) 2. Việc sử dụng các tính từ: chừng mực, điều độ, cường tráng, mẫm bóng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? (0,5 điểm) 3. a. Thế nào là từ láy? (0,5 điểm) b. Chép lại 4 từ láy từ đoạn văn trên. (0,5 điểm) 4. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua"?. (0,5 điểm) 5. Dấu phẩy trong câu văn" Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." nhằm đánh dấu ranh giới giữa các thành phần nào? (0,5 điểm) 6. Viết đoạn văn nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên. (1,5 điểm) 7. Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. (5 điểm) V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút Câu 1. a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Tự sự kết hợp với miêu tả (0,5 điểm) b. Đoạn văn trên đã tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn (0,5 điểm) Câu 2 Tác dụng: góp phần tái hiện sinh động, cụ thể ngoại hình và hành động của Dế Mèn trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) Câu 3 a. Nêu đúng định nghĩa về từ láy (0,5 điểm) b. Chép đúng 4 từ láy trong đoạn văn: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch/rộn rã, rung rinh (0,5 điểm) Câu 4 Phép tu từ so sánh trong câu văn có tác dụng miêu tả cụ thể, sinh động hình ảnh những ngọn cỏ bị gẫy. (0,5 điểm) Câu 5. Dấu phẩy có tác dụng ngăn giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó. (0,5 điểm) Câu 6. (1,5 điểm) Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng được câu chốt nêu chủ đề và những câu triển khai, diễn đạt trôi chảy, trong sáng khi viết đoạn văn trình bày những nhận xét cá nhân về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên Câu 7. Viết bài văn tả em bé (5 điểm) Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng. Cụ thể Giới thiệu được em bé mà mình yêu thích (0, 5 điểm) Tả được các nét đáng yêu của em bé theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: + các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình (1 điểm) + các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động (1 điểm) + các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về cử chỉ (1 điểm) + các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngôn ngữ (1 điểm) Nêu suy nghĩ, tình cảm của mình đối với em bé (0, 5 đ) Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tả người là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm. ĐỀ 1 TIẾT ĐỀ 1 Đề kiểm tra Văn học lớp 8 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Đánh giá tổng hợp kết quả học tập Ngữ văn lớp 8, phần Đọc – hiểu Văn bản văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Tự luận Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung Đọc – hiểu văn bản văn học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8 học kì 1, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra Xác định khung ma trận.
Tài liệu đính kèm: