Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Có đáp án)

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)

Câu 1 : Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi ?

A. Minh Huệ. B. Tô Hoài.

C. Đoàn Giỏi. D. Võ Quảng.

Câu 2 : Đoạn trích “ Vượt thác” “ Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau là:

 A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động. B. Tả cảnh sông nước biển trời.

 C. Tả cảnh quan thiên thiên của Tổ quốc. D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.

Câu 3: Thể kí thường không có yếu tố nào?

 A. cốt truyện. B. sự việc.

 C. lời kể. D. nhân vật người kể chuyện.

Câu 4 : Trong văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được?

 A.Bác có nhiều việc phải suy nghĩ.

 B.Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác.

 C.Bác vốn là người ít ngủ .

 D.Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai.

Câu 5 : Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt:

 A. Miêu tả và tự sự. B. Tự sự và biểu cảm.

 C. Miêu tả và biểu cảm . D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Câu 6 : Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm?

 A. Loắt choắt . B. Xinh xinh .

 C. Thoăn thoắt . D. Nghênh nghênh .

Câu 7: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng có ý nghĩa :

 A. Chỉ sự cầu khiến . B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự .

 C. Chỉ quan hệ thời gian . D. Chỉ kết quả .

Câu 8: Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng ?

A. Trẻ em như búp trên cành . B. Như tre mọc thẳng,con người không chịu khuất .

 C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo . D. Một mặt người hơn mười mặt của .

Câu 9: Câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

 “Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”

 A. Ẩn dụ hình thúc . B. Ẩn dụ cách thức .

 C. Ẩn dụ phẩm chất . D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .

Câu 10 : Cho biết kiểu hoán dụ nào trong câu sau :

 “Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người”

 A. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng B. Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật.

 C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

Câu 11: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ” là”?

 A. Tôi là một học sinh . B. Mẹ là cô giáo.

 C. Tre là cánh tay của ngừơi nông dân. D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

Câu 12 : Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”?

 A.Những cái vuốt . B.Những cái vuốt ở chân.

C.Những cái vuốt ở chân,ở khoeo . D.Cứng dần và nhọn hoắt.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 6 HỌC KÌ 2
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Văn học
Thơ văn hiện đại
Tác giả
Phương thức biểu đạt
Thể loại
Nội dung thơ thể hiện.
Điểm giống nhau 
Phát hiện lỗi sai
Nhận xét
Số câu 6
Số điểm 2,25
Tỉ lệ 22,5 %
Số câu 3
Số điểm 0,75
Số câu 2
Số điểm 0,5
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 6
2,25điểm
=...22,5% 
Chủ đề 2
Tiếng việt
Từ
Biện pháp tu từ
Câu 
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Từ loại
Câu, thành phần câu
Xác định chủ ngữ và vị ngữ
Số câu 8
Số điểm 2,75
 Tỉ lệ 27,5 %
Số câu 3
Số điểm 0,75
Số câu 4
Số điểm 1
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 8
2,75điểm
=...27,5% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn tả người
Viết bài tập làm văn tả người
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50 %
Số câu 6
Số điểm 1,5
Số câu 6
Số điểm 1,5
Số câu 2
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 5
Số câu1
5điểm
=.50% 
Tổng số câu 15
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 6
Số điểm 1,5
15%
Số câu 6
Số điểm 1,5
15%
Số câu 3
Số điểm 7
70%
Số câu 15
Số điểm 10,0
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Câu 1 : Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi ?
A. Minh Huệ.	B. Tô Hoài.
C. Đoàn Giỏi.	D. Võ Quảng.
Câu 2 : Đoạn trích “ Vượt thác” “ Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau là:
 A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động.	B. Tả cảnh sông nước biển trời.
 C. Tả cảnh quan thiên thiên của Tổ quốc.	 D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người.
Câu 3: Thể kí thường không có yếu tố nào?
 A. cốt truyện.	B. sự việc.
 C. lời kể.	 D. nhân vật người kể chuyện.
Câu 4 : Trong văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” lí do nào khiến Bác không ngủ được?
 A.Bác có nhiều việc phải suy nghĩ.	 
 B.Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác.
 C.Bác vốn là người ít ngủ .	 
 D.Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai.
Câu 5 : Văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt:
 A. Miêu tả và tự sự.	B. Tự sự và biểu cảm.
 C. Miêu tả và biểu cảm .	D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
Câu 6 : Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm? 
 A. Loắt choắt . B. Xinh xinh .
 C. Thoăn thoắt . D. Nghênh nghênh . 
Câu 7: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng có ý nghĩa :
 A. Chỉ sự cầu khiến .	B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự .
 C. Chỉ quan hệ thời gian .	D. Chỉ kết quả .
Câu 8: Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng ?
A. Trẻ em như búp trên cành . B. Như tre mọc thẳng,con người không chịu khuất .
 C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo . D. Một mặt người hơn mười mặt của .
Câu 9: Câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? 
 “Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”
 A. Ẩn dụ hình thúc .	B. Ẩn dụ cách thức .
 C. Ẩn dụ phẩm chất .	D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . 
Câu 10 : Cho biết kiểu hoán dụ nào trong câu sau :
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 A. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 	B. Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật.
 C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 	D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. 
Câu 11: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ” là”?
 A. Tôi là một học sinh .	B. Mẹ là cô giáo.
 C. Tre là cánh tay của ngừơi nông dân.	D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
Câu 12 : Đâu là chủ ngữ trong câu “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”?
 A.Những cái vuốt . 	B.Những cái vuốt ở chân.
C.Những cái vuốt ở chân,ở khoeo . 	 D.Cứng dần và nhọn hoắt.
II. TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây .(gạch dưới và ghi cụ thể : CN, VN): (1đ)
	Sáng nay, trên sân trường lớp 6a 1 đang lao động.
Câu 2. Một học sinh chép lại theo trí nhớ khổ thơ sau từ bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu: 
Cháu cười híp mắt
 Má đỏ bồ quân
 - Thôi chào đồng chí !
 Cháu đi xa dần...
 Em hãy phát hiện lỗi sai trong bản chép của bạn. Vì sao em nhận ra được lỗi ấy? (1đ)
Câu 3. Em hãy tả lại hình ảnh một người thầy giáo (cô giáo) cũ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất. (5đ)
Bài làm :
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
D
D
D
B
B
D
C
A
D
C
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (1đ) Sáng nay, trên sân trường lớp 6a 1 / đang lao động.
 CN VN 
Câu 2. - Tố Hữu viết:... híp mí -...đồng chí (0,5)
 - Vì : Xét cách gieo vần trong khổ thơ: vần chân, gián cách 
 Gieo vần: ...híp mắt - ...đồng chí , không hợp lí . (0,5)
Câu 3. Viết bài văn tả người thầy giáo (cô giáo) (5 ,0) 
Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng. Cụ thể
 Mở bài : Giới thiệu người được tả : một thầy giáo (cô giáo) đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất.(0,5) 
 Thân bài : Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: 
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình (1 ,0)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động (1 ,0)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về cử chỉ (1 ,0)
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngôn ngữ (1 ,0)
 (Quá trình miêu tả nên gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với thầy (cô) cũ). 
 Kết bài 
Suy nghĩ về hình ảnh người thầy giáo (cô giáo). Có thể nhắc lại lời hứa ngày nào của mình : đã thực hiện lời hứa ấy đến đâu ? Và tiếp tục như thế nào ? (0.5)
Lưu ý: 
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tả người là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra HK2.doc