ĐỀ A .
A. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) ( 12 câu, mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1-> 5
“ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy”
( Trích Thánh Gióng , Ngữ Văn 6- Tập 1)
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?
A. Miêu tả. C. Biểu cảm.
B. Tự sự. D. Nghị luận.
Câu 2 : Ý nào nêu chính xác nội dung của đoạn văn trên ?
A. Sự ra đời của Thánh Gióng .
B. Sự kỳ lạ của Thánh Gióng .
C. Hoàn cảnh gia đình Thánh Gióng .
D. Giai đoạn lịch sử khi Thánh Gióng sinh ra.
Câu 3 : Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân ta ?
A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí.
B. Quan niệm về nguồn gốc của sức mạnh.
C. Quan niệm về người anh hùng cứu nước.
D. Quan niệm về một thời kỳ lịch sử.
Câu 4 :Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ?
A. Khôi ngô. C. Phúc đức.
B. Tuấn tú. D. Chăm chỉ.
Câu 5 : Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 6 : Trong các cụm sau đâu là cụm động từ ?
A.Đời Hùng Vương thứ sáu. C. Sống trong giếng.
B.Hai vợ chồng ông lão. D. Một đứa con.
Câu 7 : Trong các cụm sau đâu là cụm danh từ ?
A. Sống trong giếng . C. Rất yên tĩnh.
B. Nước ngập ruộng đồng. D.Một đứa con.
Câu 8 : Trong các cụm sau đâu là cụm tính từ?
A. Một vết chân rất to.
B. Sai sứ giả đi khắp nơi.
C. Cứ đặt đâu thì nằm đấy.
D. Lớn nhanh như thổi.
Câu 9 : Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn ?
A.Ếch ngồi đáy giếng. C.Lợn cưới-áo mới.
B.Ông lão đánh cá và con cá vàng. D. Thạch sanh.
Câu 10 : Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì?
A. Kể chuyện hấp dẫn.
B. Tạo tình huống gây cười.
C. Xây dựng nhân vật.
D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại.
Câu 11 : Dòng nào nêu lên đặc điểm của truyền thuyết ?
A. Nhân vật là thần hoặc thánh.
B. Những truyện xa xưa được truyền miệng.
C. Những truyện chân thật về lịch sử của dân tộc.
D. Những truyện có chi tiết tưởng tượng, có nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Câu 12 : Từ nào dưới đây điền vào cả hai chỗ trống của đoạn văn sau là phù hợp nhất ?
“ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ nhất kinh kỳ,chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới .như thế ”
A. Tưng bừng.
B. Sôi động.
C. Sôi nổi.
D. Đông đúc.
B.TỰ LUẬN : Học sinh chọn một trong hai đề sau :
Đề 1 : Kể lại truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” bằng ngôi kể là nhân vật ông lão.
Đề 2 : Hãy đóng vai bà đỡ Trần để kể lại truyện “ Con hổ có nghĩa”.
Phòng Giáo Dục TPLX Trường THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Ngữ Văn. Khối 6. ( Thời gian 90 phút không kể phát đề) ĐIỂM Chữ ký giám thị. Chữ ký giám khảo. ĐỀ A . A. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) ( 12 câu, mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1-> 5 “ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy” ( Trích Thánh Gióng , Ngữ Văn 6- Tập 1) Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? A. Miêu tả. C. Biểu cảm. B. Tự sự. D. Nghị luận. Câu 2 : Ý nào nêu chính xác nội dung của đoạn văn trên ? A. Sự ra đời của Thánh Gióng . B. Sự kỳ lạ của Thánh Gióng . C. Hoàn cảnh gia đình Thánh Gióng . D. Giai đoạn lịch sử khi Thánh Gióng sinh ra. Câu 3 : Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân ta ? A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí. B. Quan niệm về nguồn gốc của sức mạnh. C. Quan niệm về người anh hùng cứu nước. D. Quan niệm về một thời kỳ lịch sử. Câu 4 :Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ? A. Khôi ngô. C. Phúc đức. B. Tuấn tú. D. Chăm chỉ. Câu 5 : Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất. C. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. Câu 6 : Trong các cụm sau đâu là cụm động từ ? A.Đời Hùng Vương thứ sáu. C. Sống trong giếng. B.Hai vợ chồng ông lão. D. Một đứa con. Câu 7 : Trong các cụm sau đâu là cụm danh từ ? A. Sống trong giếng . C. Rất yên tĩnh. B. Nước ngập ruộng đồng. D.Một đứa con. Câu 8 : Trong các cụm sau đâu là cụm tính từ? A. Một vết chân rất to. B. Sai sứ giả đi khắp nơi. C. Cứ đặt đâu thì nằm đấy. D. Lớn nhanh như thổi. Câu 9 : Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn ? A.Ếch ngồi đáy giếng. C.Lợn cưới-áo mới. B.Ông lão đánh cá và con cá vàng. D. Thạch sanh. Câu 10 : Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì? Kể chuyện hấp dẫn. Tạo tình huống gây cười. Xây dựng nhân vật. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại. Câu 11 : Dòng nào nêu lên đặc điểm của truyền thuyết ? Nhân vật là thần hoặc thánh. B. Những truyện xa xưa được truyền miệng. C. Những truyện chân thật về lịch sử của dân tộc. D. Những truyện có chi tiết tưởng tượng, có nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Câu 12 : Từ nào dưới đây điền vào cả hai chỗ trống của đoạn văn sau là phù hợp nhất ? “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họnhất kinh kỳ,chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới.như thế ” Tưng bừng. Sôi động. Sôi nổi. Đông đúc. B.TỰ LUẬN : Học sinh chọn một trong hai đề sau : Đề 1 : Kể lại truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” bằng ngôi kể là nhân vật ông lão. Đề 2 : Hãy đóng vai bà đỡ Trần để kể lại truyện “ Con hổ có nghĩa”. HẾT. ĐÁP ÁN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Trắc nghiệm Văn: Thánh Gióng, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, Thạch Sanh 1 4 10 2 3 11 12 1,75 TV Từ mượn, cụm DT, cụm ĐT, cụm TT, chữa lỗi dùng từ 5 7 8 9 1,0 TLV Ngôi kể trong văn tự sự 6 0,25 Tự luận TLV 1 2 6 6 Cộng: số câu Ts: điểm 8 2,0 4 1,0 1 6 I. Trắc nghiệm: (3 điểm- mỗi câu 0.25đ) Câu 1: B Câu 5: C Câu 9: A Câu 2: A Câu 6: C Câu 10: B Câu 3: C Câu 7: C Câu 11: D Câu 4: D Câu 8: D Câu 12 : A II. Tự luận: (7 điểm) Đề 1: Hình thức: (1điểm) Viết đúng thể loại Bài viết có đủ 3 phần Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả Nội dung: (6 điểm) 1/ Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh, thời gian xãy ra câu chuyện.( 1 điểm) 2/ Thân bài: Người kể đóng vai ông lão và kể các sự việc theo thứ tự tự nhiên: Kể về việc mình đánh bắt được con cá vàng, thả cá mà không hề đòi hỏi .( 1 điểm) Kể lại năm lần ông lão ra biển xin cá vàng giúp đỡ theo đòi hỏi của mụ vợ.( 1 điểm) Biển thay đổi trong năm lần ông lão ra biển.( 1 điểm) 3/ Kết bài : Suy nghĩ của ông lão về lòng tham của mụ vợ. ( 1 điểm) Đề 2 : A. Hình thức: (1điểm) Viết đúng thể loại Bài viết có đủ 3 phần Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả B. Nội dung: (5 điểm) 1/ Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh, thời gian xãy ra câu chuyện.( 1 điểm) 2/ Thân bài: Người kể đóng vai bà đỡ Trần và kể các sự việc theo thứ tự tự nhiên: Hổ đực mời bà đến đỡ đẻ cho hổ cái. ( 1 điểm). Hành động, cử chỉ của hổ đực khi cõng bà đỡ Trần về chổ của mình. ( 1 điểm). Cách đền ơn đáp nghĩa của hổ đực khi bà giúp hổ cái đẻ xong. ( 1 điểm) 3/ Kết bài : Suy nghĩ của bà đỡ về tình nghĩa của con hổ đối với mình( 1 điểm) HẾT
Tài liệu đính kèm: