Câu1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta.
a. mét khối(m3) b. mét(m) c. centimet(cm) d. Kilomet(Km)
Câu 2: Dụng cụ để đo khối lượng:
a.Bình chia độ b. Thước. c. Cân d. Lực kế.
Câu 3: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm 1 lực gì?
a. Lực căng b. lực hút c. Lực đẩy d. Lực kéo.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ Môn : Vật lý Lớp : 6 Người ra đề : PHẠM THỊ VÂN Đơn vị : THCS NGUYỄN HUỆ A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Chủ đề 1: Đo chiều dài,đo thể tích Câu-Bài C1,C19 C7, B1 4 Điểm 0,7 0,35 1 2,05 Chủ đề 2 Khối lượng và lực Câu-Bài C2,C3,C4, C6,C9,C17 C10,C15,C16 C18 10 Điểm 2,1 1,05 0,35 3,5 Chủ đề 3 Khối lượng riêng ,trọng lượng riêng Câu-Bài C5,C11,C12,C14 C20 B2 6 Điểm 1,4 0,35 2 3,75 Chủ đề 4 Máy cơ đơn giản Câu-Bài C13 C8, 2 Điểm 0,35 0,35 0,7 TỔNG Điểm 4,55 1,75 3,7 10 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 7 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,35 điểm) Câu1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở nước ta. a. mét khối(m3) b. mét(m) c. centimet(cm) d. Kilomet(Km) Câu 2: Dụng cụ để đo khối lượng: a.Bình chia độ b. Thước. c. Cân d. Lực kế. Câu 3: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm 1 lực gì? a. Lực căng b. lực hút c. Lực đẩy d. Lực kéo. Câu 4: Hai lực cân bằng là: a. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật. b. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. c. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều. d. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật. Câu 5: Công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng: a.D=m.V và kg.m3. b. D=m/V và kg/m3. c. D=m.V và kg/m3. d. D=P/V và N/m3. Câu 6: Muốn xây một bức tường thật thẳng đứng, Người thợ xây phải dùng: a. Thước dây b. Thước thẳng c. Dây dọi d. Êke Câu7: Một bình chia độ đang chứa nước ở vạch 100 cm3 người ta bỏ vào bình một hòn đá thì mực nước trong bình dâng lên tới vạch 125 cm3 .Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu? a.125 cm3 b.25 cm3 c.15 cm3 d.5 cm3 Câu8: Khi kéo vật có khối lượng 20kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? a. Lực ít nhất bằng 2000N. b. Lực ít nhất bằng 200N. c. Lực ít nhất bằng 20N. d. Lực ít nhất bằng 2N. Câu 9: Trên quả cân có ghi 100g, số đó chỉ gì? a. Khối lượng của quả cân b. Chiều cao của quả cân . c. Thể tích của quả cân d. Trọng lượng riêng của quả cân Câu 10: Một vật có khối lượng 3kg thì có trọng lượng là: a. 300 N b. 30 N c. 3 N d. 0,3 N Câu 11: Muốn đo khối lượng riêng của một vật không thấm nước ta phải dùng những dụng cụ nào? a. Một cái cân và một cái thước. b. Một cái lực kế và một bình chia độ. c. Một cái cân và một bình chia độ. d. Một cái lực kế và một cái thước. Câu 12: Đơn vị trọng lượng riêng. a. kg/m3 b.kg/cm3 c.N/m3 d.N Câu 13: Lực dùng để kéo một vật lên mặt phẳng nghiêng luôn luôn: a. Lớn hơn trọng lựơng của vật b.Bằng trọng lựơng của vật c Nhỏ hơn trọng lựơng của vật d. Bằng nửa trọng lựơng của vật Cân14: Công thức tính trọng lượng riêng của vật là: a. D=P/V b. d=P/V c. d=P.V d. D=m/V Câu 15: Nếu một thanh nhôm nặng 20kg và một thanh sắt nặng 10kg thì: a. Trọng lượng riêng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của thanh sắt b. Trọng lượng của thanh nhôm nhỏ hơn trọng lượng của thanh sắt c. Trọng lượng của thanh nhôm lớn hơn trọng lượng của thanh sắt d. Khối lượng riêng của thanh nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của thanh sắt Câu 16: Lực tác dụng lên một vật làm: a. Biến đổi chuyển động của vật. b. Vật dừng lại. c. Vật biến dạng. d. a hoặc c Câu 17: Đơn vị đo của lực là: a. kg b. N c .kg/m3 d. N/m3 Câu18: Khi treo một qủ nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài của lò xo là 15cm. biết độ biến dạng của lò xo khi đólà 6cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? a.15cm b. 21cm c. 9cm d. 6cm Câu19: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, ta có thể dùng dụng cụ nào sau đây? a. Bình chia độ và bình tràn. b. Bình chia độ, thước dây. c. Bình chia độ, lực kế. d. Bình chia độ, cân. Câu 20: Nhôm có khối lượng riêng là 2700kg/m3 thì trọng lượng riêng của nhôm là: a. 27000N/m3 b. 270N/m3 c. 27000kg/m3 d. 2700N/m3 Phần 2. TỰ LUẬN Bài 1: Điền từ vào chỗ trống a.1,5 dm3 =.lít=.ml b. 0,3m3 = ..dm3= cm3 Bài 2: Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt có thể tích 0,05m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 7điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Ph.án đúng b c c a b c b b a b c c c b c d b c a a Phần 2 : ( 3 điểm ): Bài 1:Điền vào chỗ trống (1đ) ( Mỗi chỗ trông 0,25đ) 1,5dm3= 1,5 lít = 1500 ml b. 0,3m3 = 300dm3= 300000.cm3 Bài 2: (2điểm) Viết được công thức D=m/V => m=D.V (0,5đ) Thay số để tính m =7800.0,05=390 (kg) (0,5 đ) Viết được P=10.m=10.390=3900 (N) (1đ)
Tài liệu đính kèm: