Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 137+138 - Năm học 2011-2012

Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 137+138 - Năm học 2011-2012

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 3 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau đó chọn ý trả lời đúng nhất ở mỗi câu.

Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.

B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn sẽ cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 2: Truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D, Nghị luận

Câu 3: So sánh có mấy kiểu?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm

Câu 4: Câu thơ : “ Người Cha mái tóc bạc

 Đốt lửa cho anh nằm”

 Đã sử dụng phép tu từ nào?

 A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 137+138 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn : Ngữ văn - Lớp: 6 - Tiết:137,138
Năm học 2011- 2012.
( Thời gian làm bài:90' không kể thời gian giao đề )
- Phần 1: Ma trận đề kiểm tra;
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1 : văn học
- Văn bản thơ trung đại
- Nhận biết về nội dung truyện ngắn. 
Hiểu được nghệ thuật của câu thơ, bài thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
 Số câu: 1
 Số điểm: 0,5
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Chủ đề2:Tiếng việt
-Biện pháp tu từ, so sánh...
Nhận ra lỗi
thiếu chủ ngữ
Phát hiện biện pháp tu từ trong câu văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Chủ đề: 3
Tập làm văn
Tạo lập văn bản văn miêu tả.
Viết bài văn miêu tả cảnh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu : 1
Số điểm : 7
Số câu: 1
Số điểm: 7
Tổng số câu
Tổng số 
điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 3
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ : 15%
Số câu : 3
Số điểm :1,5
Tỉ lệ : 15%
Số câu : 1
Số điểm : 7
Tỉ lệ 70%
Số câu : 7
Số điểm : 10
tỉ lệ : 100%
- Phần 2: Đề kiểm tra;
I. Trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau đó chọn ý trả lời đúng nhất ở mỗi câu.
Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn?
ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn sẽ cũng mang vạ vào mình.
ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D, Nghị luận
Câu 3 : So sánh có mấy kiểu?
a. Hai 
B. Ba 
C. Bốn 
D. Năm 
Câu 4: Câu thơ : “ Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm” 
 Đã sử dụng phép tu từ nào?
 A. So sánh
B. Nhân hóa
C. ẩn dụ
D. hoán dụ
 Câu 5 : Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn : “ Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ tàu con đậu đầy mặt nước” ?
 A. So sánh
B. Nhân hóa
C. ẩn dụ
D. hoán dụ
 Câu 6 : Nếu viết : “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kì hết” câu văn mắc lỗi gì ?
Thiếu chủ ngữ
Thiếu vị ngữ
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Thiếu bổ ngữ
I.Tự luận (7 điểm)
 Em hãy tả cảnh quê hương em đang sinh sống.
- Phần 3: Đáp án và biểu điểm.
I.Phần trắc nghiệm: 3 điểm ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
C
0,5
Câu 2
A
0,5
Câu 3
A
0,5
Câu 4
C
0,5
Câu 5
B
0,5
Câu 6
A
0,5
II.Tự luận ( 7 điểm)
Em hãy tả cảnh quê hương em đang sinh sống.
I. Về kiến thức: 6 điểm: Học sinh có thể nhiều cách trình bày khác nhau xong cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài: (1 điểm):
 Cảnh nơi em đang sống ở đâu? Miền núi, trung du, hay đồng bằng? Nông thôn hay thành phố?
- Tả cảnh ấy vào dịp nào?
2.Thân bài : (5 điểm)
 Tả cảnh chi tiết theo đặc trưng vùng quê mà em đang sống.
- Cảnh miền núi: Rừng? Ruộng bậc thang, núi đá, sương mù...
 + Những dòng suối trước nhà...
 + Tiếng chim hót...
- Cảnh ở đồng bằng: Miêu tả dòng sông , con thuyền, đồng ruộng thẳng cánh cò bay...
- Cảnh ở thành phố ( Thị xã, Thị trấn): Nhà cửa san sát, phố xã nhộn nhịp, những nhà máy, người, xe cộ đi lại như mắc cửi, cuộc sống hiện đại hóa, những cửa hàng củă hiệu.
 .Học sinh lựa chọn trình tự miêu tả phù hợp có thể theo thời gian( một buổi sáng, một ngày hay buổi chiều) hoặc trình tự không gian ( Từ xa tới gần, từ gần tới xa, từ cao xuống thấp.)
3. Kết bài ( 1 điểm): 
 Tình cảm của mình với cảnh sắc quê hương em sinh sống: yêu thích? gắn bó? Tự hào.
* Kĩ năng (1 điểm):
 - Bố cục đủ 3 phần của 1 bài văn miêu tả cảnh.
 - Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc bài viết không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
Người ra đề
(chữ ký, họ và tên)
Nguyễn Thị Phương Lan
Tổ trưởng
(chữ ký, họ và tên)
Hiệu trưởng
(ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docde KT hoc ki 2 co ma tran CKTKN.doc