Bài 1: Một vật khối lượng 6kg rơi từ độ cao 2,5m xuống đất.
a. Lực nào đã thực hiện công?
b. Tính công của lực trong trường hợp này ? Bỏ qua sức cản của không khí.
Bài 2: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm.
Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 4cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: Một vật khối lượng 6kg rơi từ độ cao 2,5m xuống đất. a. Lực nào đã thực hiện công? b. Tính công của lực trong trường hợp này ? Bỏ qua sức cản của không khí. Bài 2: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 4cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. " II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì : A. máy bay đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. sân bay đang chuyển động. Câu 2: Một vật đứng yên khi: A.Vị trí của nó sovới một điểm mốc luôn thay đổi. B. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi. C. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi. D. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi. Câu 3: Một học sinh đi bộ trên đọan đường đầu dài 2km mất 0,5h, đọan đường sau đi 1h được 3,25km. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: A. 2 km/h B. 2,6 km/h C. 3,5 km/h D. 3 km/h Câu 4: Khi chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Câu 5:Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây? A. 36 m/s B. 36000 m/s C. 100 m/s D. 10 m/s Câu 6: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 7: Khi một vật nổi trong nước điều nào sau đây là đúng ? (Gọi d và dn lần lượt là trọng lượng riêng của vật và nước) A. d > dn B. d < dn C. d = dn D. Không có trường hợp nào? Câu 8: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ? A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ . B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên. Câu 9: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn là : A. 2000cm2 B. 200cm2 C. 20cm2 D. 0,2cm2 Câu 10: Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa 1 vật 1000kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao 1m thì: A. A1 = 2A2 B. A2 = 2A1 C. A1 = A2 D. Chưa đủ điều kiện để so sánh A1, A2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC : 2009 -2010 I/ PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: a) Khi vật rơi, chỉ có trọng lực tác dụng lên vật nên trọng lực đã thực hiện công. (1điểm) b) Công của trọng lực: A = F.s = P.s = 10m.s (1điểm) = 10.6.2,5 = 150 (J) (0,5điểm) Bài 2: - Áp suất tác dụng lên đáy cốc: p = h.d (0,5điểm) = 0,12.10000 = 1200 (N/m2) (0,5điểm) - Độ sâu của điểm A so với mặt thoáng: hA = 12 – 4 = 8cm = 0,08m (0,5điểm) - Áp suất tác dụng lên điểm A: pA = hA.d (0,5điểm) = 0,08.10000 = 800 (N/m2) (0,5điểm) II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B C D D C B C A C Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm Mọi cách giải đúng khác đều cho điểm tối đa. Điểm làm tròn đến 0,5đ (Ví dụ: 7,25đ = 7,5đ; 7,5đ = 7,5đ; 7,75đ = 8đ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC : 2009 -2010 I/ PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: a) Khi vật rơi, chỉ có trọng lực tác dụng lên vật nên trọng lực đã thực hiện công. (1điểm) b) Công của trọng lực: A = F.s = P.s = 10m.s (1điểm) = 10.6.2,5 = 150 (J) (0,5điểm) Bài 2: - Áp suất tác dụng lên đáy cốc: p = h.d (0,5điểm) = 0,12.10000 = 1200 (N/m2) (0,5điểm) - Độ sâu của điểm A so với mặt thoáng: hA = 12 – 4 = 8cm = 0,08m (0,5điểm) - Áp suất tác dụng lên điểm A: pA = hA.d (0,5điểm) = 0,08.10000 = 800 (N/m2) (0,5điểm) II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B C D D C B C A C Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm Mọi cách giải đúng khác đều cho điểm tối đa. Điểm làm tròn đến 0,5đ (Ví dụ: 7,25đ = 7,5đ; 7,5đ = 7,5đ; 7,75đ = 8đ)
Tài liệu đính kèm: