Đề kiểm tra học kỳ 1 môn vật lý 6

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn vật lý 6

1. Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây là phù hợp nhất?

A. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm

B. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm

C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm

D. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm

2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tời vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?

 A. 45cm3 B. 55cm3 C. 100cm3 D. 155cm3

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . MÔN VẬT LÝ 6
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1mm
B. Thước có giới hạn đo 20cm và độ chia nhỏ nhất 1cm
C. Thước có giới hạn đo 50cm và độ chia nhỏ nhất 1mm
D. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tời vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
	A. 45cm3	B. 55cm3	C. 100cm3	D. 155cm3
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật
4. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu
	A. 0,02 N	B. 0,2 N	C. 20 N	D. 200 N
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá lăn trên sân.
B. Một vật được kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả rơi xuống.
D. Một vật được ném lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp là xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo mọt quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài của lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
	A. 102 cm.	B. 100 cm.	C. 96 cm.	D. 94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3 . Trọng lượng riêng của chát làm vật này là bao nhiêu?
	A. 4 N/m3.	B. 40 N/m3 	C. 4000 N/m3	D. 40000N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng thì phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000 N.	B. Lực ít nhất bằng 100 N.
C. Lực ít nhất bằng 10 N.	D. Lực ít nhất bằng 1 N.
10. Trong 4 cách sau:
	1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
	2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
	3. Giảm độ dài mặt phẳng nghiêng
	4. Tăng độ dài mặt phẳng nghiêng
 Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
	A. Các cách 1 và 3 	B. Các cách 1 và 4	C. Các cách 2 và 3 	D. Các cách 2 và 4 .
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
	A. N/m	B. N/m3	C. kg/m2	D. kg/m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì?
	A. N	B. N.m	C. N.m2	D. N.m3.
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
	A. N/m2.	B. N.m	3.	C. N.m3	D. kg/m3.
15. Một lít (l ) bằng giá trị nào sau đây?
	A. 1 m3	B. 1 dm3	C. 1 cm3	D. 1 mm3.
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất?
	A. d = V.D	B. d = P.V	C. d = 10D	D. P = 10m
17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
	A. D = P.V	B. 	C. d = V.D	D. 
18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của một lít nước nhỏ hơn khối lượng của một lít dầu hỏa
B. Khối lượng riêng của nước bằng khối lượng riêng của dầu hỏa
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng khối lượng riêng của nước
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hỏa.
19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét – xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít ét-xăng
B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét-xăng
C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét-xăng.
D. Khối lượng của 1 lít ét-xăng bằng 7 kg
20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ đã cho sau đây là phù hợp nhất?
	A. Bình 100ml và có vạch chia tới 1 ml	B. Bình 500ml và có vạch chia tới 5 ml
	C. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5 ml	D. Bình 2000ml và có vạch chia tới 10 ml
II/ TỰ LUẬN (10 điểm )
21. Một vật có khối lượng 600 g treo vào một sợi dây cố định.
	a) Giải thích vì sao vật đứng yên
	b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng tấm ván có chiều dài l1 để đưa vật nặng A lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).
	a) Nếu dùng tấm ván có chiều dài l1 để đưa vật A trên thùng xe có độ cao h2 ( h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ thế nào?
	b) Nếu dùng tấm ván có chiều dài l2 để đưa vật A trên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1 . Hãy so sánh l2 với l1 ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 20 điểm )
Mỗi câu đúng 1 điểm
1C	2A	3D	4B	5C	6B	7C	8D	9C	10B
11C	12D	13.A	14B	15B	16C	17B	18B	19C	20C
II/ TỰ LUẬN ( 10 điểm )
21/ (6 điểm)
	a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) 2 điểm
	T = P = 6 N
	b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống (2 điểm)
22.(4 điểm )
	a) F2 > F1 ( 2 điểm )
	b) l2 > l1 ( 2 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky ly6 co ma tran dap an.doc