Câu 1: ( 2điểm )
Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm”của Tố Hữu. Qua bài thơ hình ảnh Lượm hiện lên như thế nào?
Câu 2: .( 2 điểm )
Hãy cho biết mỗi câu dưới đây thuộc kiếu câu trần thuật đơn nào? Cho thêm một ví dụ về mỗi kiểu câu đó?
a. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
Câu 3: (6 điểm)
Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn : Ngữ văn 6 Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Chủ đề 1:Văn học: Thơ hiện đại Câu C1 1 Điểm 2 2 Chủ đề 2:TV: Câu trần thuật đơn Câu- C2 1 Điểm 2 2 Chủ đề 3: Tập làm văn:Miêu tả Câu C3 1 Điểm 6 6 TỔNG Câu 1 1 1 3 Điểm 2 2 6 10 Họ và tên: ... Lớp 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC: 2008-2009 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) E Điểm Lời phê của giáo viên Câu 1: ( 2điểm ) Chép nguyên văn 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm”của Tố Hữu. Qua bài thơ hình ảnh Lượm hiện lên như thế nào? Câu 2: .( 2 điểm ) Hãy cho biết mỗi câu dưới đây thuộc kiếu câu trần thuật đơn nào? Cho thêm một ví dụ về mỗi kiểu câu đó? a. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. b. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Câu 3: (6 điểm) Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu mến nhất. Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC: 2008-2009 Câu 1 : ( 2đ ) a/ Chép nguyên văn khổ thơ đầu trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu không mắc lỗi chính tả . ( 1đ ). b/ Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm. Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. (1đ) Câu 2 : (2đ) a/ Câu trần thuật đơn không có từ là. (0.5đ). Vd: 0.5đ. b/ Câu trần thuật đơn có từ là.(0.5đ). Vd: 0.5đ. Câu 3( 6 điểm) 1. Yêu cầu: a. Đúng thể loại miêu tả; diễn đạt lưu loát, trong sáng, mạch lạc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. b. Đảm bảo bố cục ba phần và nhiệm vụ từng phần: a. Mở bài: Giới thiệu được đối tượng miêu tả.(1đ) b.Thân bài: - Tả được hình dáng của đối tượng (theo tình tự nào hợp lý) - Tả được tính cách, cử chỉ của đối tượng đó. (2đ) Khi miêu tả biết sử dụng các yếu tố so sánh – liên tưởng - nhận xét ( biểu cảm) vào trong đoạn văn thì cho điểm tối đa. c.Kết bài: Nêu lên được cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả.(1đ) 2. Biểu điểm: 6-5 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. 4-3 đ: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, có sai một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả nhưng không quá nhiều. 2-1 đ: Có hướng nhưng còn sơ sài, thiếu sót. Diễn đạt yếu, còn nhiều lỗi chính tả. 0: Lạc đề hoặc không làm bài. (* Trên đây là một số gợi ý mang tính định hướng. Trong quá trình chấm, giáo viên có thể nghiên cứu ghi điểm phù hợp.)
Tài liệu đính kèm: