ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-MÔN NGỮ VĂN 6
Năm học:2009-2010
(Thời gian 90 phút)
A-PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT:(4đ)
Câu1:(2đ) Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Câu 2: (2đ) Cho biết mỗi ví dụ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Gạch chân dưới từ thể hiện phép tu từ đó.
a. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
b.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin.
(Thép Mới)
c.Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
d. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao )
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học:2009-2010 (Thời gian 90 phút) A-PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT:(4đ) Câu1:(2đ) Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? Câu 2: (2đ) Cho biết mỗi ví dụ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Gạch chân dưới từ thể hiện phép tu từ đó. a. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) b.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. (Thép Mới) c.Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) d. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao ) B-PHẦN TẬP LÀM VĂN:(6đ) Hãy tả lại người bạn thân của em. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A-PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT(4đ) Câu 1(2đ): - Vẻ đẹp và phẩm chất của tre.(1đ) + Mọc thẳng hàng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. + Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. - Cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam(1đ) + Gần gũi, thân thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam. + Tre mang những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam. Câu 2:(2đ.) HS nêu được các phép tư từ ở các ví dụ và gạch chân đúng dưới từ thể hiện phép tu từ đó.(mỗi câu đúng 0,5đ) a. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu) ->Sử dụng hoán dụ. b.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. (Thép Mới) ->Sử dụng nhân hoá. c.Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) ->Sử dụng ẩn dụ d. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao ) ->Sử dụng so sánh. *Nếu không gạch chân hoặc gạch chân không đúng từ ở một ví dụ thì trừ 0,25đ. B-PHẦN TẬP LÀM VĂN:(6đ) *Yêu cầu cần đạt: 1.Hình thức: Bài viết trình bày đúng thể loại miêu tả, bố cục chặt chẽ, biết sử dụng các biện pháp tu từ vào bài văn,diễn đạt trôi chảy, viết đúng chính tả-ngữ pháp. 2.Nội dung: Theo dàn ý sau Mở bài: .(1đ) -Giới thiệu người định tả.( Là ai ? Ở đâu? Thân bài: (3 đ) Tả chi tiết hình dáng, tính tình, hoạt động. *Hình dáng: (2đ) +Tả bao quát:((0,5đ) tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu, cách ăn mặc +Tả chi tiết: (1,5đ) -Đầu, mái tóc, khuôn mặt, mắt miệng -Mình (thân mình, làn da) -Tay, chân. *Tính tình 0,5đ -Tính tình 1: (ví dụ như hiền lành) thể hiện như thế nào? -Tính tình 2: thể hiện như thế nào? *Hoạt động:((0,5đ) Tả sơ lược các hoạt động. Kết bài: (1đ) -Nêu cảm nghĩ của em đối với người được tả. *Cách cho điểm: -Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên, văn viết đúng thể loại, bố cục chặt chẽ,diễn đạt trôi chảy, viết có hình ảnh, không sai chính tả-ngữ pháp. -Điểm 4-5: Bài làm đạt các yêu cầu trên, viết đúng thể loại, bố cục chặt chẽ, Sai chính tả-diễn đạt-ngữ pháp 2-3 lỗi. -Điểm 2-3:Bài làm đạt các yêu cầu trên,viết đúng thể loại song bố cục chưa chặt chẽ, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, sai chính tả- ngữ pháp 4-5 lỗi. -Điểm 0-1: Các trường hợp còn lại. Làm bài sai thể loại, viết lan man, sai chính tả- ngữ pháp-diễn đạt nhiều, chứng tỏ học sinh kém. Tuỳ theo bài làm, GV vận dụng đáp án để cho các thang điểm khác. Người thực hiện: Trần Thị Mai Ly Trường THCS Lê Thế Hiếu .
Tài liệu đính kèm: