I.TRẮC NGHIỆM:4 điểm
Đọc kĩ các câu hỏi ,sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
Câu 1:Văn bản “Sông nước Cà Mau”,là của tác giả nào?(0,5đ)
A.Vũ Tú Nam. B.Tô Hoài. C.Đoàn Giỏi. D.Tạ Duy Anh.
Câu 2:Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?(0,5đ)
A.2 kiểu. B.3 kiểu. C.4 kiểu. D.5 kiểu.
Câu 3:Tâm trạng của anh đội viên trong hai lần thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ?(0,5đ)
A.Anh đội viên xúc động khi nhìn thấy Bác không ngủ mà lo săn sóc cho các chiến sĩ.
B.Anh đội viên bồn chồn không yên vì lo lắng cho sức khỏe của Bác.
C.Anh đội viên vui sướng vì được thức cùng với một con người vĩ đại.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 4:Câu “Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”,thuộc loại so sánh nào?(0,5đ)
A.Người với người. C.Vật với vật.
B.Vật với người. D.Cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu 5:Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”,thuộc phương thức biểu đạt nào?(0,5đ)
A.Tự sự. B.Miêu tả. C.Biểu cảm. D.Nghị luận.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây sử dụng phép hoán dụ?(0,5đ)
A.Trâu ơi!ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
B.Cả nước bên em quanh giường nệm trắng.
C.Mưa bao nhiêu hạt thương thầm bấy nhiêu.
D.Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.
TRƯỜNG THCS TT ĐỊNH AN HỌ VÀ TÊN: ĐỀ KIỂM TRA MÔN :NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN:45 phút ĐIỂM: I.TRẮC NGHIỆM:4 điểm Đọc kĩ các câu hỏi ,sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi: Câu 1:Văn bản “Sông nước Cà Mau”,là của tác giả nào?(0,5đ) A.Vũ Tú Nam. B.Tô Hoài. C.Đoàn Giỏi. D.Tạ Duy Anh. Câu 2:Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?(0,5đ) A.2 kiểu. B.3 kiểu. C.4 kiểu. D.5 kiểu. Câu 3:Tâm trạng của anh đội viên trong hai lần thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ?(0,5đ) A.Anh đội viên xúc động khi nhìn thấy Bác không ngủ mà lo săn sóc cho các chiến sĩ. B.Anh đội viên bồn chồn không yên vì lo lắng cho sức khỏe của Bác. C.Anh đội viên vui sướng vì được thức cùng với một con người vĩ đại. D.Tất cả đều đúng. Câu 4:Câu “Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”,thuộc loại so sánh nào?(0,5đ) A.Người với người. C.Vật với vật. B.Vật với người. D.Cái cụ thể với cái trừu tượng. Câu 5:Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”,thuộc phương thức biểu đạt nào?(0,5đ) A.Tự sự. B.Miêu tả. C.Biểu cảm. D.Nghị luận. Câu 6: Ví dụ nào sau đây sử dụng phép hoán dụ?(0,5đ) A.Trâu ơi!ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. B.Cả nước bên em quanh giường nệm trắng. C.Mưa bao nhiêu hạt thương thầm bấy nhiêu. D.Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Câu 7 :Câu trần thuật đơn là (0,5đ) A.Là câu có chủ ngữ. B.Câu có trạng ngữ. C.Loại câu do một cụm C-V tạo thành,dùng để giới thiệu,tả, kể về một sự vật,sự việc hoặc để nêu một kiến. D.Tất cả đều đúng. Câu 8 :Nếu viết Cứ mỗi lần nhìn lên,những ngọn tre thay lá,những búp tre non kín đáo,ngây thơ,hứa hẹn sự trưởng thành’’thì câu văn mắc phải lỗi nào ?(0,5đ) A.Thiếu chủ ngữ. B.Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. C.Thiếu vị ngữ. D.Thiếu bổ ngữ. II.TỰ LUẬN :6 điểm 1.Vì sao trong bài thơ’’Đêm nay Bác không ngủ ‘’,không kể đến lần thứ hai ?(1đ) 2.Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài’’Đêm nay Bác không ngủ’’ ?(2đ) 3.Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể(trang phục,hình dáng,cử chỉ,lời nói) ?(3đ) . ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 6 I.TRẮC NGHIỆM :4đ 1C,2B,3D,4C,5A,6C,7C,8B. II.TỰ LUẬN:6đ Câu 1:Vì lần 1,lần 2 nối tiếp nhau ở trạng thái mơ màng,nửa tỉnh nửa mê.Điều này cho thấy trong cái đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh thức và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ.(1đ) Câu 2:Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc,rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.(1đ) -Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ,có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả,kể với biểu cảm,có nhiều chi tiết giản dị,chân thực và cảm động.(1đ) Câu 3: -Trang phục:giống các chiến sĩ vệ quốc.(0,5đ) -Hình dáng:nhỏ bé,tinh nghịch.(0,5đ) -Cử chỉ:nhanh nhẹn,hồn nhiên,yêu đời.(0,5đ) -Lời nói:tự nhiên,chân thật.(0,5đ) ðHồn nhiên,vui tươi,say mê tham gia công tác kháng chiến.(1đ) TRƯỜNG THCS TT ĐỊNH AN KIỂM TRA 15 PHÚT GV : TRỊNH THỊ TRINH MÔN :NGỮ VĂN 6 Câu hỏi: Câu 1:Em cảm nhận được gì về hai câu thơ “Lòng vui sướng mênh mông” “Anh thức luôn cùng Bác”?(5đ) Câu 2:Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ(thể thơ,sử dụng lời thơ,phương thức biểu đạt và sử dụng loại từ)?(3đ) Câu 3:Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết lại viết:(2đ) “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh”. ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 15 PHÚT Câu 1(5 đ) Niềm vui được thức cùng Bác,ở bên Bác người chiến sĩ như được tiếp thêm niềm vui,sức sống.Đó là sức mạnh cảm hóa của tấm lòng Hồ Chí Minh.Được tiếp cận,thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả ấy của bác.Tấm lòng kính mến,thương yêu,cảm phục,ngưỡng mộ đối với Bác.Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi,là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương và sự chăm sóc của Bác ,là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Câu 2:Nghệ thuật(3đ) -Lựa chọn ,sử dụng thể thơ năm chữ,kết hợp tự sự,miêu tả và biểu cảm. -Lựa chọn,sử dụng lời thơ giản dị,có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên ,chân thành. -Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm ,khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. Câu 3:(2đ) Việc Bác không ngủ vì lo cho nước và thương bộ đội dân công đã là một “lẽ thường tình”của cuộc đời Bác,vì Bác là Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta,cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dân,Tổ Quốc.Đó chính là cái lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. TRƯỜNG THCS TT ĐỊNH AN HỌ VÀ TÊN: ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN:NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN:90 phút Năm Học:2010-2011 ĐIỂM: I.VĂN-TIẾNG VIỆT:4đ 1.Hoán dụ là gì?Cho ví dụ?(1,5đ) 2.Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?(Đặc biệt là về phương diện kinh tế du lịch).(1,5đ) 3.Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?(1đ) II.TẬP LÀM VĂN:6điểm Hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp. ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 I.VĂN-TIẾNG VIỆT:4đ 1.Hoán dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng,khái niệm bằng tên của một sự vật,hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.(1đ) VD:Cả phòng nhiệt liệt hoan hô.(HS có thể đưa ra ví dụ khác)(0,5đ) 2.Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học,nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước.Phong Nha cũng đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác để sớm trở thành một địa điểm du lịch,thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.(1,5đ) 3.Có một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú như sau(1đ) -Câu định nghĩa;(0,25đ) -Câu giới thiệu;(0,25đ) -Câu miêu tả;(0,25đ) -Câu đánh giá;(0,25đ) II.TẬP LÀM VĂN:6đ DÀN BÀI 1.MỞ BÀI:1đ Giới thiệu người:Cô giáo-ở đâu,lúc nào 2.THÂN BÀI:4đ a.HÌNH DÁNG:2đ *Tả bao quát: -Tuổi tác:trẻ hay già -Tầm vóc:mảnh mai,nhỏ nhắn -Dáng điệu:đoan trang -Cách ăn mặc:thường mặc áo dài thướt tha * Tả chi tiết: -Đầu:mái tóc mượt mà -Khuôn mặt:trái xoan, -Mắt:to,đen láy -Miệng:luôn nở nụ cười -Mình:làn da mịn màng -Thân mình:thon thon,khỏe mạnh... -Tay chân:đôi bàn tay nhỏ nhắn... -Chân:bước đi nhẹ nhàng,... b.TÍNH TÌNH:1đ -Tính tình hiền dịu thể hiện qua lời nói... -Tính tình tận tụy siêng năng thể hiện qua cử chỉ... c.HOẠT ĐỘNG:1đ Đang say sưa giảng bài trên lớp,... 3.KẾT LUẬN:1đ Tình cảm yêu quý cô giáo,...hiểu được cô giáo là một kĩ sư tâm hồn,... TRƯỜNG THCS TT ĐỊNH AN LỚP: HỌ VÀ TÊN: KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN :LỊCH SỬ 7 ĐIỂM: I.TRẮC NGHIỆM:4điểm ` FHãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XIV như thế nào ? A.Cường thịnh và ổn định. C.Tranh giành quyền lực . B.Rối loạn chia bè kéo cánh chém giết lẫn nhau. D.Vua quan ăn chơi xa xỉ Câu 2: Ai là người cướp ngôi vua nhà Lê vào năm 1527? A.Mạc Đăng Dung . C.Trịnh Kiểm . B.Nguyễn Kim. D.Nguyễn Hoàn. Câu 3:Các Tỉnh Đồng Nai,Bình Dương, Bình Phước ...thuộc dinh nào của phủ Gia Định? A.Trấn Biên. C.Trấn Biên,Phiên Trấn. B.Phiên Trấn. D.Cả 3 trên. Câu 4:Ở TK XVI-XVII nước ta có thêm tôn giáo nào? A.Nho giáo,Đạo giáo. C.Thiên chúa giáo. B.Đạo giáo,Phật giáo. D.Nho giáo. Câu 5:Chữ Quốc ngữ ra đời ở nước ta vào thế kỉ nào? A.Thế kỉ XVI. C.Thế kỉ XVIII. B.Thế kỉ XVI-XVII. D.Thế kỉ XVII. Câu 6:Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút: A.Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. B.Làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự của tổ tiên ta. C.Từ chiến thắng này,phong trào Tây Sơn chuyển sang giai đoạn mới,vươn lên đảm nhận sứ mệnh bảo vệ độc lập dân tộc trong cuộc đại phá quân xâm lược nhà Thanh sau này. D.Tất cả đều sai. Câu 7:Hành động sai người sang cầu cứu nhà Thanh của Lê Chiêu Thống đã bị dân gian lên án bằng câu nói gì? A.Đem chuông đi đánh sứ người. B.Đem con bỏ chợ. C.Rước voi về giày mả tổ. D.Cõng rắn cắn gà nhà. Câu 8:Tuy bị thất bại nặng nề,nhưng rất khâm phục tài năng của vua Quang Trung.Vua Càn Long nhà Thanh đã mời vua Quang Trung sang Trung Quốc.Người đã đóng thay vua quang Trung sang giao hảo là: A.Phạm Công Trị. C.Nguyễn Thiếp. B.Ngô Văn Sở. D.Phan Huy Ích. II.TỰ LUẬN:6điểm 1.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ như thế nào?(3đ) 2.Trình bày nguyên nhân,diễn biến,kết quả, nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút?(3đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 7 I.TRẮC NGHIỆM:4đ 1B,2A,3A,4C,5D,6A,7D,8. II.TỰ LUẬN:6đ 1.-Mùa xuân năm 1771,ba anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ đã lên Tây Sơn thượng Đạo lập căn cứ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn. -Nguyễn Nhạc xây thành lũy luyện nghĩa quân được nhân dân ủng hộ lương thực,voi,ngựa,tiền của,... -Khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh đã chuyển căn cứ xuống vùng Tây Sơn hạ đạo,rồi dần mở rộng phạm vihoạt động xuống Đồng Bằng. -Nguyễn Nhạc nêu cao khẩu hiệu”Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”. -Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa:nông dân nghèo,đồng bào miền núi,thợ thủ công,thương nhân. 2.a.Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. b.Diễn biến: -Năm 1784,quân Xiêm kéo vào Gia Định:2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá-Kiên Giang,3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp vào Cần Thơ. -Cuối năm 1784,quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định. -Tháng 1 năm 1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. -Ngày 19/1/1785 ,Nguyễn Huệ dùng mưu nhữ địch lọt vào trận địa mai phục. c.Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan tác và bị tiêu diệt gần hết,chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. d.Ý nghĩa: Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta,đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. TRƯỜNG THCS TT ĐỊNH AN LỚP: HỌ VÀ TÊN: ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN:LỊCH SỬ 7 THỜI GIAN:45phút Năm Học:2009-2010 ĐIỂM: ĐỀ: 1.Chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong –Đàng Ngoài như thế nào?(2đ) 2.Nguyên nhân thắng lợi và nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?(2đ) 3.Chính sách quốc phòng,ngoại giao của Quang Trung như thế nào?(2đ) 4.Trình bày nguyên nhân ,diễn biến ,kết quả, nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút?(4đ). ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 1.-Năm 1545,Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm hết quyền lực mưu toan đoạt quyền lực của họ Nguyễn.Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận Hóa-Quảng Nam. -Chia cắt đất nước Đàng Trong-đàng Ngoài. -Chiến tranh diễn ra hơn 50 năm 7 lần không phân thắng bại. -Hậu quả:chia cắt đất nước,gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước. 2.*Nguyên nhân thắng lợi: -Được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. -sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. *Ý nghĩa lịch sử: -Lật đổ các tập đoàn phong kiến,thống nhất đất nước. -Đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc. 3.
Tài liệu đính kèm: