I. Trắc nghiệm (2điểm).
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện B. Chị Cốc C. Dế Mèn D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản Sông nước Cà Mau là ai?
A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi
3. Dòng nào dưới đây không nêu đúng nét độc đáo của cảnh vật trong văn bản Sông nước Cà Mau?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chit B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ næi trên sông D. Dòng sông trong xanh, êm đềm
4. Dòng nào dưới đây nêu điểm giống nhau trong việc miêu tả cảnh vật giữa hai văn bản Vượt Thác và Sông nước Cà Mau?
A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động
C. Tả cảnh thác nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực nam của Tổ quốc
5. Vì sao khi vẽ tranh dự thi, người em gái trong Bức tranh của em gái tôi lại chọn vẽ anh trai mình?
A. Người anh đẹp trai và có đường nét dễ vẽ B. Tức anh, cố tình vẽ trêu anh
C. Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất
D. Muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình
PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢO ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG Năm học 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN6 ( Thời gian 75 phút không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2điểm). Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện B. Chị Cốc C. Dế Mèn D. Dế Choắt 2. Tác giả của văn bản Sông nước Cà Mau là ai? A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi 3. Dòng nào dưới đây không nêu đúng nét độc đáo của cảnh vật trong văn bản Sông nước Cà Mau? A. Kênh rạch bủa giăng chi chit B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ C. Chợ næi trên sông D. Dòng sông trong xanh, êm đềm 4. Dòng nào dưới đây nêu điểm giống nhau trong việc miêu tả cảnh vật giữa hai văn bản Vượt Thác và Sông nước Cà Mau? A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động C. Tả cảnh thác nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực nam của Tổ quốc 5. Vì sao khi vẽ tranh dự thi, người em gái trong Bức tranh của em gái tôi lại chọn vẽ anh trai mình? A. Người anh đẹp trai và có đường nét dễ vẽ B. Tức anh, cố tình vẽ trêu anh C. Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất D. Muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình 6. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng về phó từ? A. là những từ chuyên đi kèm với động từ và danh từ B. là những từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ C. là những từ chuyên đi kèm với động từ và số từ D. là những từ chuyên đi kèm với động từ và lượng từ 7. Phó từ “ đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” biểu thị ý nghĩa gì? A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự C. Chỉ mức độ D. Chỉ khả năng 8. Chi tiết nào dưới đây không thể dùng để tả cảnh mặt trời mới mọc? A. Mặt trời tròn, hồng như lòng đỏ trứng gà. B. Phía đông chân trời đã ửng hồng. C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng. D. Ánh sáng mặt trời bắt đầu chói chang. II. Tự luận (8 điểm) Em hãy viết bài văn tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II Môn NGỮ VĂN 6 I. Trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1C, 2D, 3D, 4A, 5C, 6B, 7A, 8D II. Tự luận (8 điểm) 1. Nội dung: 6 điểm a. Mở bài: 1 điểm Giới thiệu hàng phượng vĩ b. Thân bài: 4 điểm * Tả bao quát: hình dáng, màu sắc * Tả chi tiết: - gốc, rễ, vỏ - thân, cành, lá - hoa, trái * Cảnh liên quan: nắng, gió, tiếng ve, con người c. Kết bài: 1 điểm Tình cảm của em về hàng phượng vĩ và tiếng ve ngày hè 2. Hình thức: 2 điểm - Đúng kiểu bài miêu tả, bố cục rõ ràng - Diễn đạt lưu loát - Dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp - Không mắc lỗi chính tả.
Tài liệu đính kèm: