Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi

Câu 4: Tục ngữ có thể coi là một văn bản nghị luận đặc biệt. Đúng hay sai?

 A. Đúng B. Sai.

Câu 5: Thế nào là trường từ vựng?

 A. Là tập hợp của những từ có hình thức âm thanh giống nhau.

 B. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 C. Là tập hợp của những từ có nghĩa trái ngược nhau.

 D. Là tập hợp của những từ có hình thức cấu tạo giống nhau.

Câu 6: Qua nhân vật lão Hạc, điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến Nam Cao bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc?

 A. Nhân cách cao đẹp. C. Tình cảnh khốn cùng của họ.

 B. Ý thức tự trọng. D. Lòng yêu thương con.

Câu 7: Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, bô bô, thủ thỉ.

 A. Tiếng người cười. C. Tiếng người nói.

 B. Tiếng gió thổi. D. Tiếng chân người đi

Câu 8: Văn bản"Trong lòng mẹ"- trích Tắt đèn(Ngô Tất Tố) thuộc thể loại gì?

 A. Hồi kí C. Truyện ngắn.

 B. Tiểu thuyết D. Truyện dài.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI 
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1
I.Trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
	Hãy chọn phương án đúng nhất trong 4 phương án A,B,C,D cho mỗi câu dưới đây.
Câu 1: Mục đích quan trọng nhất khi viết truyện"Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" của Nguyễn Ái Quốc là gì?
	A. Chỉ để giới thiệu cho người Việt Nam biết về vị quan toàn quyền Đông Dương.
	B. Chỉ để ca ngợi phẩm chất, khí phách của Phan Bội Châu.
	C. Chỉ để xây dựng hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau.
	D. Vạch rõ chủ trương bịp bợm của thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa đảo, lố bịch của Va-ren.
Câu 2: Tình huống nào sau đây không cần phải viết văn bản báo cáo?
	A. Em muốn tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh của trường.
	B. Thầy Tổng phụ trách muốn biết kết quả đợt quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng khó khăn của các chi đội.
	C. Giám đốc nhà máy muốn biết kết quả sản xuất ba tháng đầu năm của phân xưởng.
	D. Em là lớp trưởng. Cuối năm, nhà trường cần nắm tình hình, chất lượng học tập của lớp em.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
	A.Người ta là hoa đất. C. Đêm đã về khuya.
	B. Gió biển thổi lồng lộng. D. Một đêm mùa xuân.
Câu 4: Tục ngữ có thể coi là một văn bản nghị luận đặc biệt. Đúng hay sai?
	A. Đúng B. Sai.
Câu 5: Thế nào là trường từ vựng?
	A. Là tập hợp của những từ có hình thức âm thanh giống nhau.
	B. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	C. Là tập hợp của những từ có nghĩa trái ngược nhau.
	D. Là tập hợp của những từ có hình thức cấu tạo giống nhau.
Câu 6: Qua nhân vật lão Hạc, điều gì lớn nhất ở người nông dân đã khiến Nam Cao bày tỏ thái độ trân trọng sâu sắc?
	A. Nhân cách cao đẹp. C. Tình cảnh khốn cùng của họ.
	B. Ý thức tự trọng. D. Lòng yêu thương con.
Câu 7: Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, bô bô, thủ thỉ.
	A. Tiếng người cười. C. Tiếng người nói.
	B. Tiếng gió thổi. D. Tiếng chân người đi 
Câu 8: Văn bản"Trong lòng mẹ"- trích Tắt đèn(Ngô Tất Tố) thuộc thể loại gì?
	A. Hồi kí C. Truyện ngắn.
	B. Tiểu thuyết D. Truyện dài.
II. Tự luận(6điểm)
Câu 1(2điểm)
a, Ghi một câu tục ngữ về lao động sản xuất và một câu tục ngữ về thiên nhiên đã học.
b, Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
	- Lưới, nơm, câu, vó.
	- Lòng đen, lòng trắng, lông mày, lông mi.
Câu 2(4điểm)
	Hình ảnh người thân không bao giờ phai trong lòng em.
..........................Hết..........................
 Duyệt của PGD	 Duyệt của Chuyên môn nhà trường
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm khách quan(4điểm)
	8 câu x 0,5 điểm= 4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
D
A
B
A
C
A
II. Tự luận:(6điểm)
Câu 1(2điểm)
a, Học sinh chép đúng mỗi câu tục ngữ được 0,5điểm.VD: 
	- Câu tục ngữ về lao động sản xuất: Nhất thì, nhì thục.(0,5điểm)
	- Câu tục ngữ về thiên nhiên: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.(0,5điểm)
b, Đặt đúng mỗi tên trường từ vựng được 0,5điểm. Cụ thể là:
	- Lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh bắt thủy sản.(0,5điểm)
	- Lòng đen, lòng trắng, lông mày, lông mi: bộ phận của mắt.(0,5điểm)
Câu 2:(4 điểm)
	1. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu chung về nhân vật được kể ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị)
2. Thân bài: (3 đ) Kể chi tiết nhân vật theo trình tự nhất định:
- Những kỉ niệm có được thời thơ ấu 0,5đ
- Những kỉ niệm hồi học cấp I 0,5đ
- Những kỉ niệm gần đây 0,5đ
- Những kỉ niệm, tình cảm không phai mờ trong tâm trí 1,5đ
3. Kết bài: (0,5đ) Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với nhân vật được kể.
	* Yêu cầu: 
	- Bài làm phải đúng thể loại, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.
	- Ngôi kể phải rõ ràng, có thể ngôi thứ nhất cũng có thể ngôi thứ ba.
	- Kỉ niệm được kể về người thân phải đặc sắc, đáng nhớ, chân thật.
	- Lời kể tự nhiên trong sáng, vừa tự sự, vừa biểu cảm.
..........................Hết..........................
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI 
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 2
I.Trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
	A. Cơn gió. B. Thơm mát. C. Thanh nhã. D. Hoa cỏ.
Câu 2: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
	A. Văn học dân gian. C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
	B. Văn học viết. D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Câu 3: Tác giả Hồ Chí Minh viết văn bản nào sau đây?
	A. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
	B. Ý nghĩa văn chương.
	C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
	D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 4: Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết quý người hơn quý của?
	A. Tấc đất, tấc vàng.
	B. Một mặt người bằng mười mặt của.
	C. Uống nước nhớ nguồn.
	D. Cái răng, cái tóc là gốc con người.
Câu 5: Thế nào là từ ngữ chủ đề trong đoạn văn?
	A. Từ ngữ mở đầu mỗi đoạn văn trong đoạn.
	B. Từ ngữ được viết hoa trong đoạn.
	C. Từ ngữ kết thúc mỗi đoạn.
	D. Từ ngữ dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần.
Câu 6: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
	"Một từ ngữ được coi là có..... khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
	A. Nghĩa rộng B. Nghĩa hẹp C. Nghĩa khái quát D. Nhiều nghĩa
Câu 7: Văn bản"Tức nước vỡ bờ" của tác giả nào?
	A. Thanh Tịnh B. Nam Cao C. Nguyên Hồng D. Ngô Tất Tố 
Câu 8: Nhân vật "tôi" trong tác phẩm" Lão Hạc" là ai?
	A. Ông Giáo B. Lão Hạc C. Binh Tư D. Tác giả
II. Tự luận(6điểm)
Câu 1:(2điểm)
a, Chép lại khổ thơ cuối trong bài thơ" Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
b, Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
	A. Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
	B. Canh, rau xào, thịt luộc, cá rán.
Câu 2:(4điểm)
	Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên em đi học.
..........................Hết.......................
 Duyệt của PGD	 Duyệt của Chuyên môn nhà trường
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm khách quan(4điểm)
	8 câu x 0,5 điểm= 4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
C
B
D
B
D
A
II. Tự luận:(6điểm)
Câu 1(2điểm)
a, Học sinh chép đúng khổ thơ cuối của bài "Tiếng gà trưa" được 1điểm(sai 2 lỗi trở lên trừ 0,25điểm, sai 1 từ trừ 0,25điểm, sai 1 câu không cho điểm)
b, Tìm từ ngữ có nghĩa rộng :
	A. Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc: nghệ thuật(0,5điểm)
	B. Canh, rau xào, thịt luộc, cá rán: món ăn(0,5điểm)
Câu 2:(4điểm)
1.Mở bài: (0,5 đ) Hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm, cảm xúc ngày đầu tiên đi học.
2.Thân bài: (3 đ)
	-Diễn biến tâm trạng, cảm xúc:
	+ Cảm xúc trước ngày khai trường: hồi hộp, lo lắng,...	0,5đ
	+ Cảm giác được mẹ dẫn đến trường 0,5đ
	+ Đến trường, nhìn quang cảnh sân trường, các bạn học trò trong trang phục mới, sách vở, mọi thứ đều mới, bỡ ngỡ và lạ lẫm ra sao? 0,5đ
	+ Vào lớp học, làm quen với cô giáo, bạn bè mới: sợ hãi hay thích thú, vui mừng haylo sợ,...	 0,5đ
	+ Kết thúc buổi học đầu tiên tâm trạng như thế nào?	 0,5đ
	+ Có thể có kỉ niệm đầu tiên trong cuộc đời đi học với cô hoặc với bạn. 0,5đ	
3. Kết bài: (0,5 đ) Ý nghĩ, tâm trạng của em trong ngày đầu tiên đến trường.
Yêu cầu: 
Bài làm đúng thể loại, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
Sử dụng từ ngữ trong sáng, dễ hiểu.
Trình bày sạch đẹp cẩn thận không cẩu thả.
Kết hợp kể và biểu cảm.
	..............................Hết............................	

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ kh_o sát v_n 8.doc