Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 48, Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 48, Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: kéo dài trên 7 vĩ tuyến, từ núi cao Tây Bắc đến vùng biển Thừa Thiên Huế.

- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:

+ Địa hình cao nhất nước nước ta với nhiều dãy núi cao, sông sâu, núi chủ yếu hướng Tây Bắc -Đông Nam.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa bị biến tính mạnh do ảnh hưởng của độ cao và hướng núi; nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng.

+ Tài nguyên phong phú đa dạng nhưng khai thác chưa được nhiều.

2. Kĩ năng:

Nâng cao kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, mối liên hệ địa lý.

3. Thái độ:

B.Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Đàm thoại vấn đáp.

C.Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ tự nhiên miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ

2. Học sinh: Soạn bài

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định:

II.Bài cũ: 5p

Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

III.Bài mới:

1. Đặt vấn đề:

2. Triển khai bài:

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 48, Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48. Bài 42. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
NS: 29/4/2010	ND: 03/5/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: kéo dài trên 7 vĩ tuyến, từ núi cao Tây Bắc đến vùng biển Thừa Thiên Huế.
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lý tự nhiên của miền:
+ Địa hình cao nhất nước nước ta với nhiều dãy núi cao, sông sâu, núi chủ yếu hướng Tây Bắc -Đông Nam.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa bị biến tính mạnh do ảnh hưởng của độ cao và hướng núi; nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng.
+ Tài nguyên phong phú đa dạng nhưng khai thác chưa được nhiều.
2. Kĩ năng: 
Nâng cao kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, mối liên hệ địa lý.
3. Thái độ: 
B.Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại vấn đáp.
C.Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ
2. Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II.Bài cũ: 5p
Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
III.Bài mới: 
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp
HS dựa vào H 42.1,bản đồ tự nhiên miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ, át lát địa lý Việt nam:
? Xác định vị trí và giới hạn của miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ .
? Vị trí có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các cảnh quan tự nhiên của miền?
* Hoạt động 2: Cá nhân
HS dựa vào H 42.1, bản đồ tự nhiên Việt Nam,át lát địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học:
? Chứng minh nhận định: miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta?
HS: Nhiều đỉnh núi cao trên 3000m,...
? Giải thích tại sao?
HS: Do vạn động tân kiến tạo,...
? Tìm trên bản đồ những dãy núi ,cao nguyên, sông lớn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
HS: xác định ở bản đồ
* Hoạt động 3: cá nhân /cặp
HS dựa vào H42.1,H42.2 , kết hợp bản đồ tự nhiên Việt Nam, át lát địa lý Việt Nam, nội dung SGK và kiến thức đã học:
- Cho biết tại sao mùa đông của miền ngắn hơn, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ( so cùng vĩ độ)
- Giải thích hiện tượng gió tây khô nóng?
- Nhận xét chế độ mưa của miền? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế dộ nước của sông ngòi?
Gợi ý:
- Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng Tây Bắc - Đông Nam chắn gió mùa đông bắc thổi từ trung tâm áp cao Bắc á về.
- Gió mùa tây nam thổi từ vịnh Ben Gan vượt qua đồng bằng Cam Pu chia - Hạ Lào trút mưa ở tây Trường Sơn - Gió tây khô nóng
* Hoạt động 4: Nhóm
HS dựa vào át lát Địa lý Việt Nam ( trang 6 và 8,), kết hợp nội dung SGK, cho biết:
- MiềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên gì ? Thuận lợi phát triển ngành kinh tế nào?
- So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Gải thích?
Phân việc:
+ Nhóm số lẻ: nghiên cứu tài nguyên năng lượng, khoáng sản?
+ Nhóm số chẳn: nghiên cứu tài nguyên sinh vật, biển, du lịch.
- Hs sau khi nghiên cứu cá nhân, cùng nhóm trao đổi, thống nhất.
- Đại diện nhóm phát biểu, 
GV: chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 5: nhóm
? Những thiên tai thường xảy ra ở MiềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
HS: Lũ lụt, động đất,...
? Để phát triển kinh tế bền vững Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phải làm gì để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
HS: xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng rừng đầu nguồn,...
5
8
8
7
7
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ 
 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu tới Thừa Thiên Huế.
2. Địa hình cao nhất nước ta:
- Nhiều núi cao, thung lũng sâu, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh núi cao trên dưới 3000m.
- Các dãy núi và sông lớn đều có hướng Tây bắc - Đông Nam.
- Núi cao ăn lan ra sát biển, đồng bằng nhỏ hẹp.
3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:
- Do ảnh hưởng của địa hình, MiềnTấy Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn miền Bắc và đông Bắc Bắc Bộ( ở cùng vĩ độ)
- Mùa khô có gió tây khô nóng.
4.Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác:
-Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt tiềm năng thuỷ điện.
-Các tài nguyên của miền khai thác còn chậm, quá ít.
5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai:
- Khôi phục , phát triển rừng là khâu then chốt.
- Tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái ven biển...
- Sẳn sàng chủ động phòng chống thiên tai.
IV. Củng cố: 3p
Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng
A. Miền tự nhiên
B. Đặc điểm
I. Miền Bắc và Đông Bắc bắc Bộ
II. MiềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ 
a. Địa hình cao nhất Việt nam.
b. Phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung.
c. Khí hậu có nhiều nét đặc biệt do tác động của địa hình ( gió nóng tây nam, phân hoá đai cao...)
d. Có mùa đông lạnh nhất nước ta.
đ. Nhiều khoáng sản
e. Nhiều tiềm năng thuỷ điện.
V. Dặn dò 2p
 - HS làm bài tập 3 trang 43 SGK
 - HS làm bài tập của bài 40 - tập bản đồ bài tập và bài thực hành Địa lý 8.
 - Chuẩn bị ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 48.doc