Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi

Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào dấu 3 chấm trong câu sau cho thích hợp:

 " Trong văn miêu tả, . của người viết, người nói thường bộc lộ rũ nhất"

 A. Năng lực quan sát C. Năng lực kể chuyện

 B. Năng lực so sánh D. Năng lực tưởng tượng

Câu 6: Vì sao người anh trong truyện" Bức tranh của em gái tôi" thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

 A. Em gái vẽ mình xấu quá

 B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường

 C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và nhân hậu

 D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 7: Đâu là cụm tính từ trong các tổ hợp từ sau?

 A Nhìn như thôi miên C. Bám chặt lấy tay mẹ

 B. Hoàn hảo đến thế kia D. Giật sững người

Câu 8: Đại từ "Nó" trong đoạn sau giữ vai trò ngữ pháp gì?

 "Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đố là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm" (Võ Quảng)

 A. Chủ ngữ C. Phụ ngữ của danh từ

 B. Vị ngữ D. Phụ ngữ của động từ

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ngô Quyền - Phòng GD & ĐT Ngọc Hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI 
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1
I.Trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong 4 phương án A,B,C,D cho mỗi câu dưới đây.
Câu 1: Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
	Áo chàm đưa buổi phân li
	 	Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu)
	A. So sánh C. Hoán dụ
	D. Ẩn dụ B. Nhân hóa
Câu 2: Trong tác phẩm truyện yếu tố nào thường không thể thiếu được?
	A. Cốt truyện C. Lời kể
	B. Nhân vật D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 3: Bài ca dao: " Ơn cha nặng lắm ai ơi
	 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang" thuộc chủ đề gì?
	A. Tình yêu quê hương đất nước, con người.
	B. Tình cảm gia đình.
	C. Than thân
	D. Châm biếm
Câu 4: Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" của tác giả nào?
	A. Lí Lan C. Trần Quang Khải
	B. Khánh Hoài D. Lí Thường Kiệt
Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào dấu 3 chấm trong câu sau cho thích hợp:
	" Trong văn miêu tả, ... của người viết, người nói thường bộc lộ rũ nhất"
	A. Năng lực quan sát C. Năng lực kể chuyện
	B. Năng lực so sánh D. Năng lực tưởng tượng
Câu 6: Vì sao người anh trong truyện" Bức tranh của em gái tôi" thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
	A. Em gái vẽ mình xấu quá
	B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
	C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và nhân hậu
	D. Em gái vẽ sai về mình
Câu 7: Đâu là cụm tính từ trong các tổ hợp từ sau?
	A Nhìn như thôi miên C. Bám chặt lấy tay mẹ
	B. Hoàn hảo đến thế kia D. Giật sững người
Câu 8: Đại từ "Nó" trong đoạn sau giữ vai trò ngữ pháp gì?
	"Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đố là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm" (Võ Quảng)
	A. Chủ ngữ C. Phụ ngữ của danh từ
	B. Vị ngữ D. Phụ ngữ của động từ
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a, Chép thuộc lòng phần dịch thơ bài" Sông núi nước Nam" của Lí Thường Kiệt?
b, Trong các từ sau, từ nào là từ láy: tích tắc, máu mủ, mệt mỏi, tan tành, anh ách, phập phồng, nảy nở.
Câu 2: ( 4 điểm)
	Hãy tả một người thân trong gia đình em.
............................Hết............................
 Duyệt của PGD	 Duyệt của Chuyên môn nhà trường
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm khách quan(4điểm)
	8 câu x 0,5 điểm= 4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
B
A
C
B
C
II. Tự luận:(6điểm)
Câu 1(2điểm)
a, Học sinh chép đúng bài thơ được 1điểm(sai 2 lỗi trở lên trừ 0,25điểm, sai 1 từ trừ 0,25 điểm, sai 1 câu không cho điểm)
b, HS chỉ đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Các từ láy đó là: tích tắc, tan tành, anh ách, phập phồng.
Câu 2:(4 điểm)
* Yêu cầu: - HS xác định được đây là kiểu bài miêu tả.
 - Đối tượng tả: người thân yêu của mình.
 - Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau:
	1. Mở bài: giới thiệu người sẽ được tả( tên, mối quan hệ với em...)
	2. Thân bài:
	- Tả bao quát về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc, dáng điệu, nghề nghiệp...
	- Tả khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, cặp mắt...( chọn những nét đặc sắc)
	- Đi sâu miêu tả tính cách: lời nói, cử chỉ, việc làm, thái độ đối xử, tình cảm, thói quen...
	- Miêu tả 1 vài việc làm, cách ăn nói, cách đối xử cụ thể... của người đó để thấy được mức độ tình cảm, đạo đức, nhân cách,...
	3. Kết bài: Tình cảm của em với người đó.
* Biểu điểm
- 3-4 điểm
	+ Bài làm đúng kiểu bài miêu tả, đảm bảo những yêu cầu trên,có bố cục rõ ràng.
	+ Miêu tả tự nhiên, sinh động, tả cụ thể, chi tiết, thể hiện được năng lực quan sát, theo trình tự hợp lí.
	+ Văn viết mạch lạc, cảm xúc.
- 1-2 điểm
	+ Bài làm đúng kiểu bài, bố cục rõ.
	+ Miêu tả chưa chi tiết, sử dụng các hình ảnh so sánh còn vụng về, có 1 vài lỗi sai xót về diễn đạt.
	+ Sai không quá 10 lỗi chính tả.
- 0 điểm: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
..............................Hết............................
PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI 
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 2
I.Trắc nghiệm khách quan(4 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong 4 phương án A,B,C,D cho mỗi câu dưới đây.
Câu 1: Bài thơ" Sông núi nước Nam" được làm theo thể thơ nào?
	A. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú
	B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Lục bát.
Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
	A. Bố em đi cày về.
	B. Cây dừa sải tay bơi.
	C. Cỏ gà rung tai.
	D. Kiến hành quân đầy đường.
Câu 3: Chọn từ ngữ nào để điền vào chỗ trống trong bài ca dao sau cho phù hợp?
	Công cha như núi...........
	Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
	Núi cao biển rộng mênh mông
	Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
	A. Thái Sơn B. Ngất trời C. Ngời ngời D. Ngọc Linh
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại?
	A. Chim hót líu lo.
	B. Trên đồng ruộng trắng phau những cánh cò.
	C. Những đóa hoa thi nhau khoe sắc.
	D. Những cánh cò bay lượn trắng phau trên đồng ruộng.
Câu 5: Trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
	A. Miêu tả, tự sự. C. Biểu cảm
	B. Tự sự, biểu cảm. D. Miêu tả, tự sự và biểu cảm
Câu 6: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
	A. Kể lại một câu chuyện cảm động.
	B. Được viết bằng thơ.
	C. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
	D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
Câu 7: Với ngoại hình"Cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa." là nhân vật nào?
	A. Dượng Hương Thư. C. Thầy Ha men
	B. Anh trai Kiều Phương. D. Dế Mèn.
Câu 8: Văn bản"Cổng trường mở ra" viết về nội dung gì?
	A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
	B. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường.
	C. Bàn về vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
	D. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
II. Tự luận(6điểm)
Câu 1: (2điểm)
a, Chép thuộc lòng phần dịch thơ bài"Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải.
b, Đặt một câu có sử dụng phép so sánh?
Câu 2:(4điểm)
	Hãy tả lại quang cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.
.........................Hết.........................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm khách quan(4điểm)
	8 câu x 0,5 điểm= 4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
B
D
D
A
C
II. Tự luận:(6điểm)
Câu 1(2điểm)
a, Học sinh chép đúng bài thơ được 1điểm(sai 2 lỗi trở lên trừ 0,25điểm, sai 1 từ trừ 0,25 điểm, sai 1 câu không cho điểm)
b, Đặt câu đúng có sử dụng phép so sánh được 1điểm.
Câu 2:(4 điểm)
* Yêu cầu: - HS xác định được đây là kiểu bài miêu tả.
 - Đối tượng tả: Tả cảnh sinh hoạt- giờ ra chơi trên sân trường
 - Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những ý sau:
	1. Mở bài: giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra giờ ra chơi.
	2. Thân bài: 
	- Quang cảnh sân trường trước giờ ra chơi và khi coa trống báo hiệu ra chơi.
	- Cảnh sân trường trong giờ ra chơi và các hoạt động vui chơi của học sinh:
	+ Học sinh tụ tập chơi những trò gì? Miêu tả cụ thể các trò chơi.
	+ Ngoài các nhóm chơi, những học sinh khác làm gì?(xem, cổ vũ, đọc sách, học bài, trò chuyện,...)
	+ Khung cảnh ồn ào, nhộn nhịp của toàn sân trường diễn ra như thế nào?(học sinh phải biết cách kết hợp với miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong sân trường)
	- Cảnh sân trường lúc có trống báo hết giờ.
	3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi đó.
* Biểu điểm
- 3-4 điểm
	+ Bài làm đúng kiểu bài, bố cục rõ, đảm bảo những mục trên.
	+ Miêu tả tự nhiên, sinh động, tả cụ thể, chi tiết, thể hiện được năng lực quan sát, theo trình tự hợp lí.
	+ Diễn đạt mạch lạc, hành văn cảm xúc.
- 1-2 điểm
	+ Bài làm đúng kiểu bài, bố cục rõ.
	+ Miêu tả chưa chi tiết, sử dụng các hình ảnh so sánh còn vụng về, có 1 vài lỗi sai xót về diễn đạt.
	+ Sai không quá 5 lỗi chính tả.
- 0 điểm: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
..............................Hết............................

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ kh_o sát v_n 7.doc