Câu 1: Nêu vai trò của ngành trồng trọt và nhiệm vụ của trồng trọt?
- Vai trò:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người;
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi;
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp;
+ Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
- Nhiệm vụ:
+Sản xuất nhiều lương thực
+Sản xuất nhiều rau màu.
+Sản xuất nhiều thức ăn cho gia súc, gia cầm.
+Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
+Trồng rừng cung cấp gỗ cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
+Trồng cây đặc sản để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
Câu 2 : Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng.
* Đất trồng là: lớp bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người.
- Đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu.
*Thành phần của đất trồng gồm: phần rắn, phần lỏng và phần khí.
*Tính chất của đất trồng là:
- Phần khí chính là không khí có trong các khe hở của đất, chủ yếu cung cấp ôxi cho rễ thở.
- Phần rắn của đất bao gồm phần hữu cơ và vô cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Phần lỏng chính là nước trong đất, cung cấp nước và chất hòa tan cho cây trồng.
Câu 3 Nêu vai trò và cách sử dụng các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp?
*Vai trò:
-Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
-Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm (N), lân (P), kali (K).và một số nguyên tố vi lượng.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI MÔN CÔNG NGHỆ Câu 1: Nêu vai trò của ngành trồng trọt và nhiệm vụ của trồng trọt? - Vai trò: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; + Cung cấp nông sản để xuất khẩu. - Nhiệm vụ: +Sản xuất nhiều lương thực +Sản xuất nhiều rau màu. +Sản xuất nhiều thức ăn cho gia súc, gia cầm. +Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. +Trồng rừng cung cấp gỗ cho xây dựng và công nghiệp làm giấy. +Trồng cây đặc sản để lấy nguyên liệu xuất khẩu. Câu 2 : Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất chính của đất trồng. * Đất trồng là: lớp bề mặt tơi xốp của lớp vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. - Đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu. *Thành phần của đất trồng gồm: phần rắn, phần lỏng và phần khí. *Tính chất của đất trồng là: - Phần khí chính là không khí có trong các khe hở của đất, chủ yếu cung cấp ôxi cho rễ thở. - Phần rắn của đất bao gồm phần hữu cơ và vô cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. - Phần lỏng chính là nước trong đất, cung cấp nước và chất hòa tan cho cây trồng. Câu 3 Nêu vai trò và cách sử dụng các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp? *Vai trò: -Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. -Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm (N), lân (P), kali (K)...và một số nguyên tố vi lượng. *Cách sử dụng : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương pháp chon tạo giống cây trồng. *Vai trò: - Thay giống cũ bằng giống mới cho tăng năng suất và sản lượng. - Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng tăng vụ trong năm trên cùng một đơn vị diện tích. - Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng là thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lí hơn. *Phương pháp: -Phương pháp chọn lọc. -Phương pháp lai. -Phương pháp gây đột biến. -Phương pháp nuôi cấy mô. Câu 5: Trình bày khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ. *Khái niệm: Sâu bệnh có ảnh hưởng đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch. *Biện pháp phòng trừ: -Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. -Biện pháp hóa học. -Biện pháp sinh học. -Biện pháp kiểm dịch thực vật. Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả? *Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại là gồm: -Vệ sinh đồng ruộng -Làm đất. -Gieo trồng đúng thời vụ. -Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. -Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. -Sử dụng giống chống sâu bệnh. Các biện pháp trên đều dễ thực hiện, ít tốn công, hiệu quả cao. Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng. * Tác dụng của biện pháp làm đất là: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm móng sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. * Tác dụng của biện pháp bón phân lót là: cây con mới trồng cần phân lót để đầy đủ chất dinh dưỡng và cho cây phát triển tốt. Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp. *Kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng nhằm phải đảm bảo các tiêu chí: -Tỉ lệ nảy mầm cao. -Không có sâu, bệnh. -Độ ẩm thấp. -Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. -Sức nảy mầm mạnh. -Kích thước hạt to. *Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt. Câu 9: Nêu biện pháp cải tạo các loại đất. - Biện pháp cải tạo đất là: + Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ; + Làm ruộng bậc thang; + Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh + Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên; + Bón vôi. Câu 10: Nêu tác dụng của phân bón trong trồng trọt. - Tác dụng của phân bón trong trồng trọt là: + Tăng độ phì nhiều của đất; + Tăng năng suất cây trồng; + Tăng chất lượng nông sản. Câu 11: Nêu tiêu chí của giống cây trồng tốt. - Tiêu chí của giống cây trồng tốt là: + Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương; + Có chất lượng tốt; + Có năng suất cao và ổn định; + Chống, chịu được sâu bệnh. Câu 12: Bón thúc là gì? Thường dùng phân nào để bón thúc? - Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; - Thường dùng phân đạm, phân ka-li và phân hỗn hợp để bón thúc. Câu 13: Nêu các giai đoạn của hai kiểu biến thái. Ở mỗi kiểu biến thái, côn trùng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn nào? - Các giai đoạn của 2 kiểu biến thái: + Biến thái hoàn toàn: Trứng ấu trùng nhộng trùng. + Biến thái không hoàn toàn: Trứng ấu trùng trùng *Ở mỗi kiểu biến thái, côn trùng phá hại mạnh nhất ở các giai đoạn: + Biến thái hoàn toàn: côn trùng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn sâu non; + Biến thái không hoàn toàn: côn trùng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn sâu trưởng thành. Câu 14: Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. Để phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả cần phải sử dụng các biện pháp phòng trừ như thế nào? - Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại là: + Phòng là chính; + Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để; + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. - Để phòng trừ sâu, bệnh hại cần phải sử dụng các biện pháp phòng trừ như sau: + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ; + Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.
Tài liệu đính kèm: