Đề cương ôn tập thi học kì 2 - Vật lý 6 (năm học 2010 – 2011)

Đề cương ôn tập thi học kì 2 - Vật lý 6 (năm học 2010 – 2011)

I - Soạn ra và học thuộc các kết luận, ghi nhớ từ bài 15 (đòn bẩy) đến bài 29 (sự sôi).

 - Đọc phần có thể em chưa biết ở cuối mỗi bài.

 - Xem lại các bài tập đã sửa trong SBT, chú trọng bài tập trong bài 21 đến bài 29.

II- Làm các bài tập ôn sau :

1. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?

2. Viết công thức chuyển đổi từ nhiệt giai Xen-xi-út sang nhiệt giai Fa-ren-hai và ngược lại ? Vận dụng đổi các nhiệt độ sau :

Đổi ra độ F : 100C ; 300C ; 370C ; 420C ; 1470C ; - 300C.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì 2 - Vật lý 6 (năm học 2010 – 2011)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK2 - VLÝ 6 
(Năm học 2010 – 2011 - Chuẩn KNKT)
	I - Soạn ra và học thuộc các kết luận, ghi nhớ từ bài 15 (đòn bẩy) đến bài 29 (sự sôi).
	 - Đọc phần có thể em chưa biết ở cuối mỗi bài.
	 - Xem lại các bài tập đã sửa trong SBT, chú trọng bài tập trong bài 21 đến bài 29.
II- Làm các bài tập ôn sau :
1. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ? 
2. Viết công thức chuyển đổi từ nhiệt giai Xen-xi-út sang nhiệt giai Fa-ren-hai và ngược lại ? Vận dụng đổi các nhiệt độ sau : 
Đổi ra độ F : 100C ; 300C ; 370C ; 420C ; 1470C ; - 300C.	
Đổi ra độ C : 17,60F ; 98,60F ; 230F ; 860F ; 4220F.
3. Khi vô chai, đóng nắp các chai chất lỏng thường để vơi một khoảng, có phải là các nhà sản xuất đã “ ăn bớt” không ? Hãy lý giải tại sao người ta phải làm như thế ?
4. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dầy thì dễ vở hơn cốc thuỷ tinh mỏng ? 
5. Khi cắm hai ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau vào hai bình chất lỏng như nhau, cùng nhúng vào chậu nước nóng, mực chất lỏng trong hai ống có dâng lên cao như nhau không ? Lý giải tại sao ?
6*. Giọt thuỷ ngân đang đứng yên cân bằng trong ống thuỷ tinh chứa khí đặt thẳng 
đứng. Nếu đốt nóng đầu dưới của ống thì giọt thuỷ ngân có di chuyển không ? Nếu có thì 
di chuyển như thế nào ? Vì sao ?
7. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ? Vì sao ? 
8. Tại sao khi lắp các đường ray xe lửa, các nhịp cầu đường bộ người ta phải chừa những 
khoảng hở làm gì khiến xe chạy qua bị gập ghềnh ?
9. Một bạn nhì n vào cây kem lạnh đang “bốc khói” và nói có loại kem “nóng”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Em hãy giải thích hiện tượng đó ? 
10. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một cái đai bằng sắt, gọi là cái khâu, dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
11. Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình gợn sóng ?
12. Hai quả cầu bằng kim loại, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt có thể tích giống nhau. Hỏi khi cùng nung nóng lên đến cùng một nhiệt độ t° C thể tích của chúng sẽ ra sao?
13. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ?
14. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
15. Tại sao quả bóng bàng đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ?
16. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
17. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?
18. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
19. Có người giải thích hiện tưỡng quả bóng bàn đang bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn khi gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy nêu một thí nghiệm chứng tỏ 
cách giải thích trên là sai.
20. Giải thích vì sao khi nung nóng (hoặc làm lạnh) một lượng khí thì khối lượng riêng , trọng lượng riêng của lượng khí đó thay đổi ?
21. Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy xe trên đường hoặc dựng xe ngoài nắng thì không nên bơm bánh xe quá căng ?
22. Tại sao ta không nên đổ nước thật đầy chai thủy tinh, nút kín rồi đặt trong ngăn đá ?
23. Tại sao về mùa đông ở các nước xứ lạnh, nước đã đóng băng trên mặt hồ mà cá vẫn sống được ở lớp nước bên dưới ?
24. Tại sao dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc để đo nhiệt độ ?
25. Tại sao ở các cầu sắt, một gối đỡ ở đầu bằng thép phải đặt trên các con lăn , còn ở các cầu bêtông thì giữa các nhịp đều có chừa khe hở ?
26. Tại sao các ống dẫn hơi trong những lò áp suất lại có những đoạn uốn cong ?
27. Tại sao các Bác sỹ lại khuyên ta không nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh hoặc 
vừa ăn thức ăn nóng, vừa uống nước có đá lạnh ?
28. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34° C và trên 42° C ?
29. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ ngân ?
30. Tại sao không có nhiệt kế nước ?
31. Tại sao để đo nhiệt độ của nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu ?
32. Trong thí nghiệm quan sát sự nở vì nhiệt của chất khí ta chỉ cần áp tay vào bình đựng khí, còn trong thí nghiệm quan sát sự nở vì nhiệt của chất lỏng ta phải nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng và trong thí nghiệm quan sát sự nở vì nhiệt của chất rắn, ta phải hơ nóng quả cầu kim loại. Từ đó hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí ?
33. Thả chì vào đồng đang nóng chảy, thì chì có nóng chảy không ? Tại sao ? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của chì 327° C và của đồng là 1083° C.
34. Tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô ?
35. Tại sao khi tắm ở dưới hồ lên, dù gió yếu nhưng ta vẫn cảm thấy lành lạnh ?
36).Nêu kết luận chung về sự bay hơi - sự ngưng tụ?
37. Tại sao khi chưng bông trong lọ, cứ mỗi một đến hai ngày ta phải thay nước và châm thêm nước cho lọ hoa ?
38. Tại sao về mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau đó một thời gian ngắn mặt gương lại sáng trở lại ?
39. Tại sao khi trời lạnh, khi ta nói hay thở ra thường thấy “bốc ra khói “ ?
40. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi ?
41. Bảng dưới đây ghi kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến khi được nung nóng :
Thời gian (ph)
 0
 5
 10
 15
 20
Nhiệt độ (° C)
 60
 70
 80
 80
 90
1. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến. (Trên trục ngang 1 cm biểu diễn 5 ph, trên trục thẳng đứng 1 cm biểu diễn 10° C).
2. Băng phiến tồn tại ở thể nào trong các khoảng thời gian sau : 
	a- 10 phút đầu.
	b- Từ phút thứ 10 đến phút thứ 15.
	c- Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20.
42. Hai nhiệt kế có bầu chứa 1 lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ ngân có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng lên cao như nhau không? Tại sao?
43. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273° K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu độ K? (1° C ứng với 1° K).
44. Tại sao vào những ngày nắng to, gió lớn thì nhân dân ta lại sản xuất được nhiều muối ?
45. Nếu thả một miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không ? (Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232° C, nhiệt độ nóng chảy của chì là 327° C).
46. Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng liên tục :
Thời gian (ph)
 0
 2
 4
 6
 8
 10
 12
 14
 16
Nhiệt độ (° C)
 20
 30
 40
 50
 60
 70
 80
 80
 80
	a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
	b. Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 ?
	c. Chất lỏng này có phải là nước không ?
47. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi :
 Nhiệt độ (° C)
 100
 D E
 50
 B C
 0 Thời gian (phút) 
 -50 A
	a. Các đoạn BC, DE ứng với các quá trình nào ?
	b. Trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào ?
48. Giải bài tập sau :
Sự thay đổi nhiệt độ của dầu theo thời gian đun được cho như bảng sau :
Thời gian t( ph)
0
2
4
6
8
10
12
Nhiệt độ t( 0C)
30
38
46
54
62
70
78
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của dầu theo thời gian đun.
b) Qua đồ thị vừa vẽ có thể đoán xem ở phút thứ 5 thì nhiệt độ của dầu là khoảng bao nhiêu 0C ? Làm bằng cách nào ?
49. Rượu ở trạng thái nào khi nhiệt độ vủa nó là 100° C? (Nhiệt độ nóng chảy của rượu là 80° C).
50. Sắt dùng trong kỹ thuật ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 1500° C ? (Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1525° C).
51. Khi đun nước nóng ta thấy khói toả ra từ vòi ấm. Đó có phải la hơi nước không ? Tại sao chỉ nhìn thấy khói ở gần vòi ấm mà không nhìn thấy ở xa vòi ấm ?
52. Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh ?
53. Đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiut sang nhiệt giai Farenhai : 40° C ; -20° C.
54. Đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Xenxiut : - 40° F ; 78° F.
55. Có một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Bạn An định mở nút chai bằng cách hơ nóng cả cổ chai lẫn nút chai. Hỏi An có mở được nút chai không ? Tại sao ?
56. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ?
57. Tại sao ở những vùng sa mạc, lá cây thường có dạng hình gai ?
58. Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên người ta thấy mực chất lỏng trong ống thuỷ tinh tụt xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Hãy giải thích vì sao ?
59. Tại sao khi tra vành sắt vào bánh xe gỗ, phải đốt nóng vành sắt rồi mới tra vào bánh xe gỗ ?
60. Muốn áp 2 tấm kim loại với nhau, ta tán đinh rivê bằng cách nung đỏ đinh rivê, rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua 2 tấm kim loại và dùng đinh tán đầu rivê còn lại. Tại sao phải nung đỏ đinh rivê mà không dùng đinh tán rivê nguội ?
61. Giải thích sự tạo thành giọt sương đọng trên lá cây ban đêm ?
62. Mực viết trên giấy khô đi rất nhanh, còn mực để trong lọ mở nắp, cạn đi lâu hơn, vì sao?
63. Tại sao bàn, ghế đóng từ những tấm ván mới xẻ từ thân cây thường bị cong lên ?
64. Để sơn mau khô, người ta pha sơn với xăng, chứ không pha với dầu hôi. Tại sao ?
65. Tại sao khi trời sắp mưa thời tiết thường rất oi bức, khó chịu ?
66. Khi khảo sát sự nóng chảy của một chất rắn ta thu được kết quả sau :
 Thời gian (phút)
 0
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 Nhiệt độ (° C)
 60
 65
 70
 75
 80
 80
 80
 80
 85
 90
 Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy cho biết :
a. Chất đang khảo sát là chất gì ? Tại sao ?
b. Để đưa nhiệt độ từ 60° C đến nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian ? Thời gian nóng chảy xảy ra trong bao lâu ?
c. Khi để nguội băng phiến đông đặc ở bao nhiêu độ ? Tại sao ?
d. Giải thích tại sao nước đá nổi trong nước ?
67. Mô tả hoạt động của băng kép được dùng để đóng ngắc mạch điện tự động như thế nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap HK 2.doc