Đề cương ôn tập môn vật lí 7 năm học 2011 – 2012

Đề cương ôn tập môn vật lí 7 năm học 2011 – 2012

Câu 1:

a) Khi nào thì ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng , vật sáng? Lấy VD?

b) Tại sao vào ban đêm đứng trong phòng kín và không bật điện thì ta lại không nhìn thấy cái cốc ở trên bàn. Nhưng khi bật điện thì ta lại nhìn thấy cái cốc ở trên bàn.

 Trả lời.

a) Ta nhìn thấy một vật khi có as từ vật đó truyền đến mắt ta.

+) Những vật tự phát ra as gọi là nguồn sáng . VD Mặt trời, bếp lửa .

+) Những vật hắt lại as khi có as chiếu vào nó thì gọi là vật sáng .VD cái cốc, cái bàn, quyển sách .

b) vì vào ban đêm trong phòng kín khi không bật điện thì không có as từ cái cốc chiếu vào mắt ta nên ta không nhìn thấy cái cốc .

nhưng khi bật điện thì lại có as từ cái cốc chiếu đến mắt ta nên ta nhìn thấy cái cốc đó

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn vật lí 7 năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 7
NĂM HỌC 2011 – 2012
I. LÝ THUYẾT
Câu 1:
Khi nào thì ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng , vật sáng? Lấy VD?
Tại sao vào ban đêm đứng trong phòng kín và không bật điện thì ta lại không nhìn thấy cái cốc ở trên bàn. Nhưng khi bật điện thì ta lại nhìn thấy cái cốc ở trên bàn.
 Trả lời.
Ta nhìn thấy một vật khi có as từ vật đó truyền đến mắt ta.
+) Những vật tự phát ra as gọi là nguồn sáng . VD Mặt trời, bếp lửa ..
+) Những vật hắt lại as khi có as chiếu vào nó thì gọi là vật sáng .VD cái cốc, cái bàn, quyển sách.
vì vào ban đêm trong phòng kín khi không bật điện thì không có as từ cái cốc chiếu vào mắt ta nên ta không nhìn thấy cái cốc .
nhưng khi bật điện thì lại có as từ cái cốc chiếu đến mắt ta nên ta nhìn thấy cái cốc đó.
Câu 2:
Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của as.
 Trả lời
Trong môi trường trong suốt và đồng tính as truyền đi theo đường thẳng.
Câu 3:
Phát biểu nội dung định luật phản xạ của as.
 Trả lời
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 4:
ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì
 Trả lời
- ảnh của vât tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- ảnh lớn bằng vật và khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.
Câu 5:
ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì
 Trả lời
- Là ảnh ảo nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 6:
ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất gì
 Trả lời
- Là ảnh ảo lớn hơn vật.
Lưu ý thêm:
- Khi chiếu chùm tia tới đi song song tới gương cầu lõm thì cho chùm tia phản xạ đi hội tụ tại một điểm.
- Khi chiếu chùm tia tới phân kì thích hợp tới gương cầu lõm thì cho chùm tia phản xạ đi song song.
Câu 7 
a) Tần số là gì? Đơn vị của tần số là gì?
b) Khi nào thì âm phát ra cao, khi nào thì âm phát ra thấp.
 Trả lời
a) Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz)
b) Âm phát ra càng cao khi (càng bổng) khi tần số dao động lớn. Âm phát ra càng thấp( càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Câu 7 
Biên độ dao động là gì? 
Khi nào thì âm phát ra to, nhỏ.
 Trả lời
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng .
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn.
Câu 8
Âm truyền được qua những môi trường nào và không truyền qua được môi trường nào?
Trong các môi trường truyền âm môi trường nào truyền âm tốt nhất ? Môi trường nào truyền âm kém nhất ?
 Trả lời
Âm truyền qua được các môi trường như: chất rắn, chất lỏng, và chất khí. Âm không truyền qua được môi trường chân không.
Chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng, chất lỏng truyền âm tốt hơn chất khí.
Câu 9
Âm phản xạ là gì ? khi nào thì ta nghe được tiếng vang.
Những vật ntn thì phản xạ âm tốt? Những vật ntn thì phản xạ âm kém ?
 Trả lời
Âm dội lại khi gặp mặt chắn gọi là âm phản xạ. Ta nghe được tiếng vang khi âm dội lại chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15giây.
Những vật cứng và có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt. Những vật mềm, xốp và có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
Câu 10.
Ô nhiễm tiếng ồn sảy ra khi nào? Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta có những cách nào.
 Trả lời
- Ô nhiễm tiếng ồn sảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài và gây ảnh hưởng sấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì ta có những cách sau:
+ Cần làm giảm độ to của nguồn âm.
+ Ngăn chặn đường truyền âm.
+ Phân tán âm làm cho âm truyền đi theo hướng khác.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1
Tai sao trong phòng kín không bật đèn thì ta lại không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.
 Trả lời:
Vì khi không bật đèn thì sẽ không có as từ tờ giấy truyền đến mắt ta do đó ta không nhìn thấy tờ giấy trắng.
Bài tập 2:
Tại sao khi ban bạn đã đứng thẳng hàng thì bạn đứng cuối lại không nhìn thấy bạn đứng đầu hàng.
 Trả lời:
Vì khi đó as từ bạn thứ nhất truyền đến bạn thứ ba thì bị bạn thứ hai chặn lại vì trong không khí as truyền đi theo đường thẳng do đó bạn thứ 3 không nhìn thấy bạn thứ nhất.
Bài tập 3:
Vì sao vào ban ngày khi sảy ra nhật thực toàn phần nếu ta dứng ở chỗ sảy ra nhật thực thì lại không nhìn thấy mặt trời mặc dù núc đó đang là ban ngày.
 Trả lời:
Vì khi đó as từ mặt trời chiếu tới trái đất đã bị mặt trăng che khuất do vậy khi ta đứng ở chỗ sảy ra nhật thực thì không nhận được as từ mặt trời chiếu tới do đó ta không nhìn thấy mặt trời.
Bài tập 4 
Vì sao ở những chỗ đường cua gấp khúc người ta thường lắp gương câu lồi mà không lắp gương phẳng.
 Trả lời:
Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước do đó khi lắp gương cầu lồi sẽ giúp cho người lái xe qua sát được vùng rộng hơn và tránh được các tai nạn giao thông sảy ra.
Bài tập 5
Tại sao để một mảnh gỗ khô dưới một gương cầu lõm ngoài trời nắng thì mảnh gỗ khô lại có thể bị cháy.
 Trả lời:
Vì khi đó as từ mặt trời chiếu tới trái đất coi như là chùm tia tới đi song song do đó khi tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ đi hội tụ tại một điểm . nhưng do as mặt trời có mang năng lượng nên tại chỗ tập chung as chiếu sáng nhiệt độ cao do đó có thể làm cháy mảnh gỗ đặt phía dưới.
Bài tập 6.
S
S
Cho các hình vẽ sau hãy vẽ tia phản xạ hoặc tia tới và xác định góc tới hoặc góc phản xạ .
R
S
1200
400
500
200
S
I
R
I
I
I
I
B
A
Bài tập 7 hãy vẽ ảnh của vật AB trong những trường hợp sau và nêu cách vẽ
B
B
A
A
Bài 8.
cho hình vẽ sau hãy vẽ đường đi của tia sáng từ A tới gương và phản xạ đi qua B
.B
.A
.B
.A
Bài 9. Tại sao tiếng sét và tia chớp được tao ra cùng một lúc nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Giải thích vì sao?
 Trả lời:
Tại vì trong không khí vận tốc của as lớn hơn rất nhiều lần so với vận tốc của âm thanh.Vận tốc của as là 300000000m/s còn vận tốc của âm thanh chỉ là 340m/s do đó mà tia chớp truyền đến mắt ta nhanh hơn tiếng sét truyền đến tai ta.
Bài 10. Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông thì cá ở trong sông lập tức sẽ “lẩn trốn ngay” . Hãy giải thích vì sao?
 Trả lời 
Vì khi đó tiếng động chân người đi trên bờ đã truyền qua đất , rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi ra chỗ khác.
Bài 10
Nếu em nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ nhìn thấy tia chớp . Hãy cho biết khi đó em đã đứng cách chỗ sét đánh là bao nhiêu?
Tóm tắt
V = 340m/s
t = 3s
S = ?
 Giải
S = v.t = 340 . 3 = 1020m = 1,02km
	 Đs : 1,02km.
Bài 11
Tai sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ thì ta lại nghe thấy rất rõ?
Trả lời: Vì khi đó không những nghe được âm trực tiếp mà ta còn nghe được âm phản xạ gần như đồng thời cùng âm trực tiếp từ mặt ao , hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 7.doc