Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2010 – 2011) môn: Vật lý 8

Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2010 – 2011) môn: Vật lý 8

/ Lý thuyết:

1/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Cho ví dụ.

2/ Vận tốc là gì? Viết công thức, đơn vị và nêu các đại lương có trong công thức tính vận tốc.

3/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.

4/ Tại sao nói lực là một đại lương véctơ? Nêu cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực.

5/ Thế nào là hai lực cân bằng? Thế nào là chuyển động theo quán tính? Cho ví dụ.

6/ Khi nào có lực ma sát? Ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ.

7/ Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất. Giải thích các đại lượng trong công thức và viết đơn vị của chúng.

 

doc 23 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I (năm học 2010 – 2011) môn: Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bình Ninh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (2010 – 2011)
MÔN: VẬT LÝ 8
I/ Lý thuyết:
1/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Cho ví dụ.
2/ Vận tốc là gì? Viết công thức, đơn vị và nêu các đại lương có trong công thức tính vận tốc.
3/ Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
4/ Tại sao nói lực là một đại lương véctơ? Nêu cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực.
5/ Thế nào là hai lực cân bằng? Thế nào là chuyển động theo quán tính? Cho ví dụ.
6/ Khi nào có lực ma sát? Ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ.
7/ Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất. Giải thích các đại lượng trong công thức và viết đơn vị của chúng.
8/ Áp suất do chất rắn và do chất lỏng gây ra khác nhau chỗ nào? Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Thế nào là bình thông nhau? Bình thông nhau có đặc điểm gì?
9/ Nêu sự tồn tại áp suất khí quyển. Ví dụ. Trình bày thí nghiệm Torixenli. Nêu cách tính độ lớn áp suất khí quyển?
10/ Thế nào là lực đẩy Acsimet? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet và giải thích, nêu đơn vị các đại lượng có trong công thức. Có bao nhiêu cách tính lực đẩy Acsimet? Trình bày các cách đó.
11/ Điều kiện để một vật nổi, vật chìm là như thế nào? Khi một vật nổi và đứng yên trên mặt chất lỏng, lực đẩy Acsimet được tính như thế nào?
12/ Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức, nêu đơn vị các đại lượng tính công cơ học.
13/ Phát biểu định luật về công. Thế nào là hiệu suất? Phân tích công có ích, công hao phí trong các máy cơ đơn giản.
KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
1/ Chuyển động cơ học: 
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng và chuyển động cong.
- Chuyển động đều là cđ mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là cđ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
	vtb= s/t.
2/ Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường được trong một đơn vị thời gian. v= s/t.
	Trong đó: 	 s: quãng đường đi được ( m hoặc km)
	 t: thời gian (s, h)
 Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
3/ Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
4/ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Gọi là chuyển động theo quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
5/ Lực ma sát:
	- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Lực ma sát có thể có lợi hoặc có ích.
6/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
	- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: p = F/S.
Trong đó: p là áp suất ( N/m2 hoặc là Pa) 
	F: là áp lực( N)
	S: là diện tích bị ép.( m2).
	- Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m3
 7/ Áp suất chất lỏng:
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
- Công thức tính áp suất chất lỏng: p= d.h
Trong đó: p : áp suất chất lỏng ( Pa)
	 d : là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 h : là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng (m).
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
8/ Áp suất khí quyển:
* Trình bày Thí nghiệm Tô-ri-xe-li: đo độ lớn áp suất khí quyển.
	- Lấy một ống thủy tinh dài khoảng 1m, 1 đầu kín, đổ đầy thủy ngân vào. 
	- Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống.
	- Sau đó nhúng chìm miệng ống vào 1 chậu đựng thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra.
	- Ông nhận thấy thủy ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng 76cm tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu.	
- Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- Ap suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô- ri- xe - li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
+ Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là: Ap suất của khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
7 9/ Lực đẩy Ac- si-met:
 - Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimét.
Nhúng một vật vào chất lỏng thì:
+ Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng của vật. FA<P. dv < dl
+ Vật nổi khi: FA> P	dv > dl
+ Vật lơ lửng khi: FA= P.	dv = dl
10/ Công cơ học:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương của lực.
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công A của lực đó bằng không.
- Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
 - CT: A= F.S.
- Đơn vị: 1J= 1Nm.
11. Định luật về công:
. Định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lơị bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ.
1) công thức tính vận tốc:
- chuyển động đều: v= s/t.
- chuyển động không đều: vtb= s/ t.
trong đó:	vtb: là vận tốc ( m/s hoặc km/h)
	 s: quãng đường( m hoặc km)
	 t: thời gian (s, h)
- Vật tốc trung bình trên 2 đoạn đường khác nhau: 
2) Công thức tính áp suất chất rắn.
 	p = F/S.
Trong đó: p là áp suất ( N/m2 hoặc là Pa)
	F: là áp lực( N)
	S: là diện tích bị ép.( m2).
3) Công thức tính áp suất chất lỏng:
	p= d.h
Trong đó: p : áp suất chất lỏng ( Pa)
	d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng (m).
4) Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: 	P=10.m	P: Trọng lượng (N)	m: khối lượng (kg)
5) Công thức tính khối lượng riêng:	D=
	D: Khối lượng riêng (kg/m3)
	m: khối lượng (kg)
	V: Thể tích (m3)
6) Công thức tính trọng lượng riêng: d=
	d: Trọng lượng riêng (N/m3)
	P: Trọng lượng (N)
	V: Thể tích (m3)
7) Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: 	d=10.D	d: Trọng lượng riêng (N/m3)	D: khối lượng riêng (kg/ m3)
8) Công thức tính lực đẩy Acsimet:
	FA = d.V.
Trong đó: FA: là lực đẩy Acsimet (N)
	d. trong lượng riêng của chất lỏng( N/m3)
V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.( m3)
 9) Công thức tính công cơ học:
	A= F.s.
Trong đó: 	A: công của lực F ( J)
	F: là lực tác dụng vào vật( N)
	S: quãng đường vật dịch chuyển (m).
1kJ = 1000 J.
II. Bài tập:
1/ Cứ trong 1 phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180m.
a/ Tính vận tốc tàu hỏa ra m/s và km/h
b/ Tính thời gian để tàu đi được 2,7km.
c/ Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.
2/ Một vật chuyển động ừ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc V1 = 5m/s, nửa đoạn đường còn lại chuyển động với vận tốc V2 = 3m/s
a/ Sau bao lâu vật đến B.
b/ Tính vận tốc trung của vật trên cả đoạn đường AB.
3/ Một người đi xe đạp thả một cái dốc dài 30m hết 3s. xe tiếp tục lăn trên đoạn đường nằm ngang dài 25m hết 7s.Tính vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường dốc, đoạn đường nằm ngang và trên cả hai đoạn đường?
	HD: Trên đoạn đường dốc 
 Vtb1= 10m/s
 Trên đoạn đường nằm ngang
 Vtb2= 3,5 m/s 
 	Trên cả đoạn đường
	 Vtb = 5,5 m/s 
4/ Mét vËn ®éng viªn xe ®¹p thùc hiÖn cuéc ®ua v­ît ®Ìo nh­ sau:
§o¹n lªn ®Ìo dµi 45 km ®i hªt 2 giê 30 phót
§o¹n xuèng ®Ìo dµi 30 km ®i hÕt 30 phót
 TÝnh vËn tèc trung b×nh cña vËn ®éng viªn nµy trªn mçi ®o¹n ®­êng vµ c¶ qu·ng ®­êng.
HD: Tóm tắt ( 0, 5 điểm )	Giải:
 	VËn tèc trung b×nh trªn®o¹n ®êng lªn ®Ìo :
=18 km/h	 
VËn tèc trung b×nh trªn ®o¹n ®êng xuèng ®Ìo:	 
 = 60 km/h	
VËn tèc trung b×nh trªn c¶ ®o¹n ®êng ®ua:
 = 25 km/h	
5/ Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 24km với vận tốc 12km/h, ở quãng đường sau dài 39km người đó đi hết 3giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường
HD:
Cho biết
s1=24 km
v1=12km/h
s2=39km
t2=3h 
Tính: vtb=?
Lời giải
Thời gian để người đi xe đạp hết quãng đường đầu là.
t1=s1:v1=24:12=2(h). 
Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là.
 = 12,6(km/h). 
 ĐS: 12,6km/h.i______________________________________________________________________________________________________________________________
6/ Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1=5 m/s.Nửa đoạn đường còn lại,vật chuyển động với vận tốc v2=3 m/s.
Sau bao lâu vật đến B ?
Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB.
HD:
Tóm tắt 
s = 360m
v1= 5m/s
v2= 3m/s
tính:
a. t=?
b. vtb=? 
Lời giải
a. Thời gian đi nửa đoạn đường đầu là:
t1= =36(s) 
Thời gian đi nửa đoạn đường còn lại là: 
t 2= = 60(s) 
Thời gian đi hết quãng đường AB là:
t = t1+t2= 36+60 = 96(s) 
b. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: 
vAB= = 3,75(m/s) 
 đáp số: a. 96s. b. 3,75m/s. 
7/ Biểu diễn trọng lực của một vật là 1 500N ( tỉ xích 1cm ứng với 500N )
8/ Hãy nêu đặc điểm của lực tác dụng lên các vật ở hình vẽ sau. Cho tỉ lệ xích ở các hình là 1cm ứng với 8N 
9/ Treo vật A vào vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Móc thêm vật B vào lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Hỏi:
a/ Khi treo vật A vào lực kế, những lực nào đã tác dụng lên vật A, chúng có đặc điểm gi?
b/ Khối lượng của bật B là bao nhiêu?
10/ Dùng khái niệm quán tính giải thích các hiện tượng sau:
a/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khạch trên xe bị nghiêng về bên trái.
b/ Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được.
c/ Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
11/ Kéo một chiếc hộp gỗ trên bàn thông qua lực kế. Kết quả cho thấy:
a/ Khi lực kế chỉ 5N, hộp gỗ vẫn đứng yên.
b/ Khi lực kế chỉ 12N, hộp gỗ chuyển động thẳng đều.
Hãy chỉ rõ đặc điểm của lực ma sát trong các trường hợp nói trên.
12/ Một vật có kh ... u 16: Hai điện trở R1=3W, R2=6W được mắc nối tiếp giữa hai điểm A và B. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế UAB = 36V, khi đó hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là: 
 A. 12V B. 24V C. 6V D. 18V
17: Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để dễ quan sát:
	A. Dây dẫn song song với trục kim nam châm đang định hướng Bắc Nam.
	B. Đặt dây dẫn ở một vị trí bất kì.
	C. Trục kim nam châm vuông góc với dây dẫn.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
18: Nam châm điện là một ống dây có dòng điện chạy qua, trong lòng ống dây có một lõi bằng:
A. Sắt non.
B. Đồng.
C. Nhôm.
D. Thép.
19: Khi đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua điện trở là 0,6A. Điện trở R có giá trị là:
A. 0,5W B. 1,8W
 C. 5,0W D. 12W
20: Đối với một dây dẫn xác định, khi hiệu điện thế hai đầu dây dẫn tăng lên gấp hai lần thì cường độ dòng điện qua dây sẽ:
A. Tăng gấp 2 lần.
B. Tăng lên gấp 4 lần.
C. Giảm 2 lần.
D. Giảm 4 lần.
Câu 21: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện dây thứ nhất lớn gấp 6 lần tiết diện dây thứ hai. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. R1 = 6R2 B. 
C. R2 = 6R1 D. R1 = R2
22/ Trường hợp nào dưới đây có từ trường :
 A.Xung quanh vật nhiễm điện B.Xung quanh nam châm
 C.Xung quanh viên Pin D.Xung quanh thanh sắt 
23/Các vật dụng nào dưới đây hoạt động dựa vào ứng dụng của nam châm :
 A.Chuông điện, bàn là điện, đèn điện 	B.Cần cẩu điện, bếp điện, loa điện
 C.Ống nghe máy điện thoại, rơle điện từ, chuông điện D.Tất cả các vật dụng trên
24/ Nam châm điện là cuộn dây dẫn :
 A.Không cần lõi B.Có lõi là thanh sắt non
 C.Có lõi là một thanh thép D.Có lõi là một nam châm 
25 /Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất thì điện trở được tính bằng công thức
 A. R = 	B. R = 	C. R = 	 D. R = 
26/Khi mắc điện trở R = 3Ω vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là
	A. 0,4A.	B. 4A.	C. 40mA D. 0.25A.
27/Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R1, R2 mắc song song với nhau được tính bằng công thức
	A. Rtđ = R1 + R2	 B. Rtđ = R1/R2	
C. 	 D. 
28/ Cho dòng điện chạy qua hai điện trở R1=1,5 R2 và R2 được mắc nối tiếp với nhau.Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 3V thì hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là:
 A.1,5 V B.2 V C.3 V D. 4,5 V
29/Cần làm một biến trở 20bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và có điện trở suất 0,5. 10-6.m .Chiều dài của dây constantan là bao nhiêu ?
 A.10 m B.20m C.40m D.60m
30/Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo công suất?
 A. kWh 	B. W 	C. J 	 D. Ωm
1, Định luật Ôm, định luật Jun - Lenxơ: phát biểu định luật, viết hệ thức của định luật, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức:
a, Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I= U/R
trong đó: I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn (V)
R là điện trở của dây dẫn (Ω)
b, Định luật Jun - Lenxơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua: Q = I^2.R.t (k bít vít bình phương)
trong đó: Q là nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua (J)
I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)
R là điện trở của dây dẫn ( Ω)
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn (s)
2, Điện trở: Khái niệm, công thức; sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, chất liệu; biến trở: cấu tạo; cách sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch:
- Khái niệm điện trở: Trị số R = U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn
- Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây
- Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn: Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây
- Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu dây dẫn: Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu dẫn điện càng tốt
=> Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn: R = ρ.l/S
trong đó: R là điện trở của dây dẫn ( Ω)
ρ là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn ( Ωm)
l là chiều dài của dây dẫn
S là tiết diện dây dẫn (m vuông)
- Biến trở: 
+ Cấu tạo: gồm con chạy (tay quay) và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ. Để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch, ta di chuyển con chạy (tay quay) của biến trở
3, Công suất điện: công thức, ý nghĩa số vôn, số oát ghi trên một dụng cụ điện
- Công thức: Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó: P = U.I 
trong đó: P là công suất điện của đoạn mạch (W)
U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V) 
I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch (A)
- Số vôn và số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế và công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường
4, Công của dòng điện: Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác, khái niệm công của dòng điện, công thức, cách đo
- Điện năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng như cơ năng, quang năng, nhiệt năng,...
- Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
- Công thức: A = P.t = U.I.t
trong đó A là công của dòng điện sản ra trong đoạn mạch (J hoặc kWh)
U là hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch (V)
I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch (A)
t là thời gian cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch (s)
- Công của dòng điện hay lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ: 1kWh = 3 600 000J = 3 600kJ
5, Các công thức về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp, song song:
a, Đoạn mạch nối tiếp:
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 +U2
- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2
b, Đoạn mạch song song:
- Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I1 + I2
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi mạch rẽ: U = U1 + U2
- Điện trở tương đương được tính theo công thức: Rtđ = (R1xR2)/(R1+R2)
6, Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn
a, Một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
- Các dây dẫn điện phải có vỏ bọc cách điện
- Cần mắc cầu chì cho mỗi đồ dùng điện để tự động ngắt mạch khi xảy ra đoản mạch
- Đối với mạng điện sinh hoạt có hiệu điện thế là 220V nên các đồ dùng điện, dây dẫn điện phải có vỏ bọc cách điện
- Sử dụng dụng cụ an toàn có vỏ bóc cách điện hoặc các vật lót cách điện
b, Sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng các dụng cụ điện trong thời gian cần thiết
- Chọn các đồ dùng điện có công suất hợp lý
7, Các đặc điểm từ tính của nam châm, từ phổ và đường sức từ của nam châm thẳng:
- Từ tính của nam châm: Thanh nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam-Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực kia luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam
- Từ phổ của nam châm: Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào có mạt sắt thưa thì từ trường yếu => Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường
- Đường sức từ:
+ Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia
+ Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Người ta quy ước chiều của đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức từ đó
+ Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ chưa
8, So sánh từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua và của nam châm thẳng. Qui tắc nắm tay phải?
a, So sánh:
- Giống nhau: 
+ Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài của thanh nam châm giống nhau, đều tạo thành những đường cong khép kín
+ Giống như thanh nam châm, tại 2 đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia
- Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ, được sắp xếp gần như song song với nhau, còn thanh nam châm thẳng không có
b, Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
9, Sự nhiễm từ của sắt, thép. Một số ứng dụng của nam châm thẳng:
- Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ. Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
- Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác
10, Lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái:
- Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ
11, Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng, các cách tạo ra dòng điện cảm ứng
- Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên (đếk hiểu j vì chưa học bài lày trên lớp)
- Các cách tạo ra dòng điện cảm ứng: 
25/ Xác định chiều của đường sức từ khi biết chiều của dòng điện
26/ Xác định chiều của dòng điện khi biết chiều của đường sức từ	
10/ Xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua:
11/ Xác định chiều của dòng điện, chiều đường sức từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDC Ly 89 HKI moi.doc