1: GHĐ,ĐCNN của thước là gì ? Nêu đơn vị đo độ dài.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)
2: Đo thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
- Đo thể tích thường dùng bình chia độ, ca đong, . - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít ( l).
3. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ta thả chìm vật đó vào bình chia độ, thể tích nước dâng lên bằng thể tích vật.
Nếu vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì ta thả vào bình tràn. Thể tích nước tràn ra bằng thể tích vật.
4: Khối lượng của một vật là gì ? Đơn vị đo khối lượng.
- Khối lượng của một vật là chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - MÔN VẬT LÝ 6 - NĂM HỌC :2010-2011 I. Lý thuyết 1: GHĐ,ĐCNN của thước là gì ? Nêu đơn vị đo độ dài. - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước - ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m) 2: Đo thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? - Đo thể tích thường dùng bình chia độ, ca đong, ... - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít ( l). 3. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ta thả chìm vật đó vào bình chia độ, thể tích nước dâng lên bằng thể tích vật. Nếu vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì ta thả vào bình tràn. Thể tích nước tràn ra bằng thể tích vật. 4: Khối lượng của một vật là gì ? Đơn vị đo khối lượng. - Khối lượng của một vật là chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg). 5: Lực là gì ? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật? - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng. 6: Hai lực cân bằng là gì ? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên. Cho ví dụ về hai lực cân bằng. - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều - hai lực cân bằng tác dụng vào vật đang đứng yên thì vật đó sẽ tiếp tục đứng yên. 7: Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Nêu đơn vị đo của trọng lực. - Trọng lực là lực hút của trái đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất. - Đơn vị của trọng lực là Niutơn ( N). 8 Dùng tay ép hai đầu lò xo, lò xo sinh ra lực gì? Nêu đặc điểm của lực đó. - Lò xo sinh ra lực đàn hồi. - Độ biến dạng càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. 9: Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. Khối lượng 35Kg thì có trọng lượng bao nhiêu N. - Công thức: P = 10m. - Tính: P = 10.35Kg = 350 N. 10: Khối lượng riêng là gì ? Viết công thức tính và đơn vị của khối lượng riêng. - Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. - Công thức: D = ; Đơn vị khối lượng riêng: kilôgam trên mét khối ( Kg/m3) 11:Trọng lượng riêng là gì ? Nêu công thức tính và đơn vị của trọng lượng riêng. - Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. - Công thức: d = ; Đơn vị trọng lượng riêng: Niutơn trên mét khối ( N/m3) 12 Hãy cho biết các máy cơ đơn giản thường dùng? Lấy ví dụ cho từng loại? : - Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Ví dụ: ... 13 mặt phẳng nghiêng giúp ta làm việc dễ dàng hơn như hế nào? Dùng mặt phẳng nghiêng giúp kéo hoặc đẩy vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng vật. Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ. 14: Kéo là loại máy cơ đơn giản nào? Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? - Kéo là loại máy cơ (Đòn bẩy). - Tay cầm dài hơn lưỡi là khi sử dụng lực nhỏ mà có thể cắt đứt được kim loại cứng. 15 Làm thế nào để đo khối lượng riêng của các hòn bi bằng thủy tinh - Đo thể tích V của các hòn bi bằng bình chia độ. - Đo khối lượng m của các hòn bi bằng cân. - Tính tỉ số : D = 16 Làm thế nào để đo trọng lượng riêng của sỏi. - Đo trọng lượng P của sỏi bằng lực kế. - Đo thể tích V bằng bình chia độ. - Tính tỉ số : d = 17: Một hòn đá có thể tích 0,05 m3 và có trọng lượng 100N. Tính trọng lượng riêng của hòn đá? 18: Một hòn bi có thể tích 3 cm3 và có khối lượng 60g. Tính khối lượng riêng của hòn bi? 19: đổi đơn vị: a. 4,5kg = ...............g b. 3 lạng = ................kg = ...............g. c. 45g = ....................kg b. 4,5m = ...............km b. 30dm = ..................m = .............cm d. 0,25 tấn = .............kg c. 120cm3 = ...........l = ..................m3 = ...............cc 20: ở đầu một chiếc cầu có ghi 3t, con số 3t cho chúng ta biết điều gì? (Xem thêm bài tập............/sbt.) Đề 1 Câu 1 : a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì ? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực. b. Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu ? Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại 5 yến không ? Vì sao ? Câu 2 Đổi các đơn vị sau : a. 2 tấn = ................... tạ e. 160dm = ................... m ; b. 6dm3 = ................... lít f. 20km = ................... m ; c. 100g = ................... kg g. 0,5 lít = ................... CC ; d. 1500 kg/m3 = ..................g/cm3 h. 0,8g/CC = ..................... kg/m3 Câu 3 a. Để cân một bì bột có khối lượng 1,55kg bằng cân rô-béc-van nhưng chỉ có các quả cân loại 1kg, 200g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng ? b. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi. Câu 4 a. Nêu kết quả tác dụng của lực. Dụng cụ nào dùng để đo lực ? b. Một khối cát có thể tích 8m3 và có khối lượng 12 tấn. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát. Tính trọng lượng của 4m3 cát. Câu 5 a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một ví dụ. b. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho một ví dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó. Đề 2 Câu 1: Hãy sắp xếp các giá trị khối lượng sau đây từ nhỏ đến lớn 1200g ; 1,6kg ; 16000mg ; 1,25kg ; 1850g ; 1200 mg . Câu 2: Hãy nêu đơn vị đo các đại lượng sau đây( 1đ) Đo thể tích : Đo Trọng lượng riêng :.. Đo Khối lượng riêng : Đo khối lượng : Câu 3: Hãy trình bày cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng Bình chia độ và Bình tràn Câu 4: Hãy đổi các đơn vị sau đây 2010 kg = . g ; 2010 m = .. km ; 2010 dm3 = .m3 ; 2010 m3 = ..dm3 ; 2010 lit = .m3 ; 2010 ml = ..cc ; Câu 5: Một học sinh muốn xác định khối lượng riêng của một vật . Em hày trình bày phương án thực hiện xác định khối lượng riêng với các dụng cụ sau đây : Một cái cân Roobecvan,một bình đo thể tích có chia độ. Câu 6: Một chiếc dầm sắt có thể tích 60dm3 và khối lượng riêng của Sắt là 7800kg/m3 Khối lượng riêng của Sắt là 7800kg/m3 có ý nghĩa là gì ? Tính Khối lượng của chiếc dầm Sắt ? c. Tính Trọng lượng của chiếc dầm Sắt ?
Tài liệu đính kèm: