Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của nó đối với khí hậu?
* Vị trí địa lí
-Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
- Phía Đông giáp Thái Bình Dương
- Phía Nam giáp Aán Độ Dương
-Phía Tây giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải.
* Kích thước
- Diện tích:
Phần đất liền: 41,5 triệu km2 , tính tất cả các đảo: 44,4 triệu km2
=> Châu lục rộng nhất thế giới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I-ĐỊA 8 Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của nó đối với khí hậu? * Vị trí địa lí -Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. - Phía Đông giáp Thái Bình Dương - Phía Nam giáp Aán Độ Dương -Phía Tây giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải. * Kích thước - Diện tích: Phần đất liền: 41,5 triệu km2 , tính tất cả các đảo: 44,4 triệu km2 => Châu lục rộng nhất thế giới. - Khoảng cách + Chiều dài: 8500 km. + Chiều rộng : 9200 km. Câu 2 : :Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á ? *. Đặc điểm địa hình - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi, sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. - Hướng núi: Có hai hướng chính: đông-tây hoặc gần đông tây và bắc- nam hoặc gần bắc-nam *. Khoáng sản: Có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn, quan trọng nhất: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc. Câu 3 :Nêu đặc điểm chung của sông ngòi châu Á ? - Sông ngòi châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn, phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp. * Có 3 hệ thống sông lớn. +Bắc Á: Mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. +Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn, sông nhiều nước, nước lên xuống theo mùa. + Tây Nam Á và Trung Á: Rất ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan. - Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế về nhiều mặt: giao thông, thuỷ điện, du lịch, cấp nước cho sản xuất sinh hoạt. Câu 4 :Những thành tựu về nông nghiệp của châu Á được biểu hiện như thế nào ? -Sự phát triển kinh tế nông nghiệp của các nước châu Á không đều -Có hai khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau:khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa -Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng, chiếm khoảng 93%sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì của thế giới(2003). - Sản xuất lương thực ở các nước Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam đã đạt được kết quả vượt bậc. Câu 5 :Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào ? - Tiếp giáp: + Vịnh Péc - xích + Biển: Arap, Đỏ, Địa Trung Hải, Đen, Ca-xpi + Khu vực: Trung Á,Nam Á. + Châu lục: châu Phi, c. Âu - Nằm trong khoảng: + Vĩ tuyến: 12o B - 42o B + Kinh tuyến: 26o Đ - 73o Đ Câu 6 : Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên khu vực Tây Nam Á ? *. Địa hình - Diện tích trên 7 triệu km2 - Phía đông bắc và tây nam tập trung nhiều núi cao, sơn nguyên đồ sộ. - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ => chủ yếu là núi và cao nguyên *. Khí hậu: - Thuộc đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. => Khí hậu khô hạn và nóng *. Tài nguyên - Có trữ lượng rất lớn, quan trọng: dầu mỏ và khí đốt. - Phân bố: Đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vịnh Pec-xích. Câu 7 : Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị khu vực Tây Nam Á ? *. Dân cư - Số dân khoảng 286 triệu người (2001) - Phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi. - Tập trung ven biển, thung lũng có mưa. *. Kinh tế: -Ngày nay phát triển công nghiệp và thương mại, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. -Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới. *. Chính trị - Không ổn định, luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ Câu 8 : Nêu đặc điểm dân cư khu vực Nam Á ? - Nam Á là một trong những khu vực đông dân của châu Á và thế giới -Dân số: 1356 triệu người (2001) - Sự phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn. - Dân cư chủ yếu theo đạo Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo - Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á. Câu 9 : Trình bày đặc điểm tự địa hình, sông ngòi khu vực Đông Á ? *. Địa hình - Sông ngòi * Phần đất liền:- Địa hình + Phía Tây: Có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng lớn + Phía Đông: Đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng. - Sông ngòi: khá phát triển, có 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà, Trường Giang, sông có chế độ nước phân hoá theo mùa. * Phần hải đảo: - Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa - Sông ngòi ngắn và dốc, chế độ nước khá điều hoà. Câu 10 : Nêu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á ? *. Khái quát về dân cư - Đông Á có số dân rất đông: 1509,5 triệu người (2002) *. Đặc điểm phát triển kinh tế -Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ. - Ngày nay kinh tế các nước Đông Á có đặc điểm: + Phát triển nhanh duy và trì tốc độ tăng trưởng cao. + Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng xuất khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. - Điển hình là sự phát triển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Câu 11 : Nêu đặc điểm phát triển quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc ?. *. Nhật Bản - Là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới - Có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghệ cao: Chế tạo ô tô, đóng tàu, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. *. Trung Quốc - Nông nghiệp: Phát triển nhanh và tương đối toàn diện - Công nghiệp: Phát triển nhanh, xây dựng được nền công nghiệp hoàn chỉnh, đặc biệt là công nghiệp hiện đại: điện tử, cơ khí chính xác, hàng không vũ trụ. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Câu 12 : Trình bày đặc điểm địa hình, sông ngòi khu vực Đông Nam Á ? * Địa hình +Bán đảo Trung Ấn: Chủ yếu núi cao hướng B-N, TB-ĐN, các cao nguyên thấp -Bị chia xẻ mạnh bởi các thung lũng sông - Đồng bằng phù sa màu mỡ ở ven biển và hạ lưu sông +Quần đảo Mã Lai: Hệ thống núi hướng vòng cung nhiều động đất, núi lửa -Đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. * Sông ngòi +Bán đảo Trung Ấn: Có 5 sông lớn, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc, chảy theo hướng B - N và TB- ĐN, chế độ nước theo mùa. + Quần đảo Mã Lai: Sông ngắn,dốc, chế độ nước điều hoà
Tài liệu đính kèm: