Đánh giá kiến thức kĩ năng Văn 6 - Tuần 31 đến tuần 37

Đánh giá kiến thức kĩ năng Văn 6 - Tuần 31 đến tuần 37

2.Kĩ năng

 - Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

 - Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.

 - Đặt câu trần thuật đơn có từ là.

III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

1. Tìm hiểu chung:

 - Câu trần thuật đơn có từ là là câu có vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm từ, động từ hoặc cụm động từ,tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành; khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

 -Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là gồm có:

 + Câu định nghĩa.

 + Câu giới thiệu.

 + Câu miêu tả.

 + Câu đánh giá.

 

doc 16 trang Người đăng thu10 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kiến thức kĩ năng Văn 6 - Tuần 31 đến tuần 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.Kĩ năng
	- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
	- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là. 
	- Đặt câu trần thuật đơn có từ là.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
	- Câu trần thuật đơn có từ là là câu có vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm từ, động từ hoặc cụm động từ,tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành; khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
	 -Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là gồm có:
	+ Câu định nghĩa.
	+ Câu giới thiệu.
	+ Câu miêu tả.
	+ Câu đánh giá.
2. Luyện tập:
	- Xác định câu trần thuật đơn có từ là; xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu trần thuật đơn có từ là; cho biết kiểu cấu tạo của câu trần thuật đơn có từ là đó.
	- Đặt câu trần thuật đơn có từ là.
3. Hướng dẫn tự học:
	- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu câu của loại câu này.
	- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí, hiện đại đã học.
	- Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện,kí trong loại hình tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
	- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
	- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kĩ năng
	- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
	- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1.Hệ thống hóa kiến thức
	- Truyện có nhiều thể như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, Kí có nhiều thể như kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự, Truyện và kí hiện đại thường viết bằng văn xuôi.
	- Các thể truyện và phần lớn các thể kí thuộc loại hình tự sự. Đây là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả qua lời của người kể chuyện. Các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong các tác phẩm truyện.
2. Luyện tập
	- Hệ thống hóa nội dung, nghệ thuật trong những truyện, kí hiện đại đã học theo các mục: tác giả; thể loại; nội dung; nghệ thuật.
	- Hệ thống hóa đặc điểm về hình thức thể loại truyện và kí hiện đại đã học theo các mục: thể loại; cốt truyện; nhân vật; nhân vật và người kể chuyện, qua đó thấy được điểm giống và khác nhau giữa các truyện và kí.
	- Nêu cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của bản thân về đất nước,con người qua các truyện, kí đã học.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện,kí hiện đại đã học.
	- Nhớ điểm giống nhau và khác nhau giữa các truyện và kí.
	- Nhận biết được truyện và kí.
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Biết vận dụng câu trần thuật đơn không có từ là khi nói, viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Kĩ năng:
	- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
	- Câu trần thuật đơn không có từ là là câu do một cụm chủ - vị tạo thành; vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ,tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành; khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các từ không, chưa.
	- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là gồm:
	+ Câu miêu tả (chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm, của sự vật nêu ở chủ ngữ).
	+ Câu tồn tại (vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện hoặc tiêu biến của sự vật).
2. Luyện tập
	- Xác định và phân tích cấu tạo của câu trần thuật đoan không có từ là.
	- Viết đợn văn miêu tả trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là, kiểu câu tồn tại.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
	- Nhận diện câu trần thuật đơn không cơ từ là và các kiểu cấu tạo cuarnos.
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả.
	- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
	- Rèn kĩ năng làm văn miêu tả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.
	- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng
	- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
	- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
	- Xác định những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức:
	- Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động, cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh.
	- Các bước để làm bài văn miêu tả: xác định đối tượng cần tả; quan sát,lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí.
	- Dàn ý khái quát của một bài văn tả cảnh:
	+ Mở bài: giới thiệu đối tượng được tả.
	+ Thân bài: tả chi tiết đối tượng.
	+ Kết bài: nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.
2. Luyện tập 
	- Tìm các chi tiết miêu tả trong một đoạn văn.
	- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu và lạp dàn ý cho bài văn miêu tả.
	- Sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu đã học trong khi làm văn miêu tả.
	- Nhận diện được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
	- Viết một bài văn miêu tả theo yêu cầu.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ đước các bước làm một bài văn miêu tả.
	- Nhớ dàn ý của một bài văn miêu tả.
	- Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả.
CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Theo THÚY LAN)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập văn bản này.
	- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí.
	- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ysnghiax làm nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm với quê hương, đất nước đối với các di tích lịch sử.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Khái niệm văn bản nhật dụng.
	- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũn của dân tộc ta.
	- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kĩ năng
	- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
	- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
	- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
	- Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản; nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất nội dung của văn bản đó. Đó những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
	- Cầu Long Biên là một công trình giao thông ở thủ đô Hà Nội bắc qua sông Hồng.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
	- Lịch sử cầu Long Biên.
	- Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kì lịch sử:
	+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
	+ Độc lập và hòa bình của thủ đô sau năm 1954.
	+ Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
	- Trong cuộc sống hiện nay, cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và thân thiện.
	b) Hình thức
	- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm.
	- Nêu số liệu cụ thể.
	- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Bài văn đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
3. Hướng dẫn tự học
	- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.
	- Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên.
	- Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về cầu Long Biên.
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
	- Biết tránh các lỗi trên.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
	- Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
2. Kĩ năng
	- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
	- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
III – HƯỠNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
	- Củng cố hiểu biết về hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ.
	- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ: thiếu chủ ngữ; thiếu vị ngữ.
	- Cách chữa lỗi do thiếu chủ ngữ: thêm chủ ngữ cho câu biến trạng ngữ thành chủ ngữ; biến vị ngữ thành một cụm chủ - vị.
	- Cách chữa lỗi do thiếu vị ngữ: thêm vị ngữ cho câu; biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của cụm chủ - vị; biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ.
2. Luyện tập:
	- Phát hiện lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
	- Biết xác định nguyên nhân mắc lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ và có cách sửa hợp lí.
3. Hướng dẫn tự học
	- Nhớ được cách chữ lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
VIẾT ĐƠN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.
	- Biết cách viết đơn đúng quy cách (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu).
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Các tình huống cần viết đơn.
	- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kĩ năng
	- Viết đơn đúng quy cách.
	- Nhận và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
	- Những trường hợp cần viết đơn: khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
	- Căn cứ vào nội dung, hình thức trình bày, các loại đon thường gặp được chia làm hai loại:
	+ Đơn theo mẫu: loại đơn in sẵn, có các mục nêu trong những nội dung cơ bản của một lá đơn, người viết đơn chỉ  ... nh những câu hoàn chỉnh.
	- Chỉ ra lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và nêu cách chữa trong các câu cho trước.
	- Chỉ ra lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ và nêu cách chữa trong các câu cho trước.
3. Hướng dẫn tự học
	Tìm các ví dụ có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.
LUYỆN TẬP VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức).
	- Cách chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
2. Kĩ năng
	- Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
	- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
	- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn: thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, ; thừa nội dung,
	- Cách sửa: bổ sung những phần còn thiếu; lược bỏ những phần không cần thiết.
2. Luyện tập
	- Tạo lập tình huống cần viết đơn.
	- Dựa vào một trong các tình huống đó, viết một lá đơn đúng quy cách.
	- Phát hiện và sửa các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
3. Hướng dẫn tự học
	Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập.
ĐỘNG PHONG NHA
(TRẦN HOÀNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.
	- Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của đọng Phong Nha.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.
2. Kĩ năng
	- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường,danh lam thắng cảnh.
	- Tích hợp với phần Tập làm văn viết một bài văn miêu tả.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
	- Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, được xem là “đệ nhất kì quan”. Phong Nha có tiềm năng du lịch rất lớn.
	- Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
	- Vị trí của động Phong Nha và hai con đường vào động Phong Nha.
	- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì của Động khô và Động nước Phong Nha.
	- Giá trị của cảnh quang Phong Nha qua cái nhìn của nhà thám hiểm, qua báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh.
	b) Hình thức:
	- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm.
	- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học. 
	- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịc và bảo vệ cuộc sống của con người.
3. Hướng dẫn tự học
	Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” Phong Nha với khách du lịch.
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
	Lưu ý: Học sinh đã học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng
	- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết.
	- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chẩm hỏi, dấu chấm than.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
	- Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau:
	+ Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật.
	+ Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn.
	+ Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
	- Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số trường hợp sau:
	+ Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến.
	+ Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
2. Luyện tập
	- Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng các kiểu câu, đặt dấu câu vào chỗ thích hợp và nêu công dụng.
	- So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt.
	- Phát hiện lỗi trong cách sử dụng dấu câu và nêu cách chữa lỗi.
3. Hướng dẫn tự học
	Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
	- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
	- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
	- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
	- Hệ thống văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 phản ánh hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước và lòng nhân ái.
	- Lập bảng tổng kết các văn bản đã học về các phương diện: tác giả, tác phẩm, nội dung, đặc điểm nghệ thuật, thể loại, phương thức biểu đạt và chủ đề.
	- Lập bảng liệt kê những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tọc.
	- Lập bảng tổng kết các văn bản truyện về các phương diện: tên văn bản, nhân vật chính, vị trí, đặt điểm, ý nghĩa của nhân vật chính.
2. Luyện tập
	- Sự khác nhau về đặc điểm thể loại giữa các văn bản: truyện dân gian, truyện trung đại, văn bản nhật dụng.
	- Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại: có cốt truyện, nhân vật,
	- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà em thích nhất, lí giải vì sao em thích nhân vật đó.
3. Hướng dẫn tự học
	- Đọc bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt và ghi nhớ những từ khó hiểu, từ mới.
	- Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong SGK.
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục một bài văn.
	- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
	- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
	- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
	- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính – công vụ (đơn từ).
	- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ. 
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
	- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
	- Các kiểu văn bản và đặc điểm của chúng.
	- Bố cục của một bài văn miêu tả và bài văn tự sự.
2. Luyện tập
	- Xác định kiểu văn bản của các văn bản cụ thể.
	- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong một vài đoạn văn cụ thể.
	- Xác định bố cục của văn bản.
	- Phân tích các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
3. Hướng dẫn tự học
	Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học.
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.
	Lưu ý: Học sinh đã học về dấu phẩy ở Tiểu học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	Công dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng
	- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
	- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
	Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
	- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
	- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
	- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
	- Giữa các vế của một câu ghép.
2. Luyện tập
	- Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu văn cụ thể.
	- Điền thêm các từ ngữ có cùng chức vụ (chủ ngữ, vị ngữ) vào chỗ trống trong các câu văn cụ thể.
	- Thêm bộ phận chú thích cho một số từ ngữ trong các câu văn cụ thể.
	- Nhận xét về cách dùng dấu phẩy trong một số câu văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
	- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp.
	- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Kĩ năng
	- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
	- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
	- Trình bày trước tập thể lớp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn tự học
	- Ôn tập những văn bản giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam tháng cảnh đã học.
	- Quan sát thực tế, tìm hiểu, ghi chép những tri thức khách quan về di tích, thắng cảnh ở địa phương trên các phương diện: tên gọi, vị trí địa lí, nguồn gốc lịch sử, vẻ đẹp, ý nghĩa lịch sử, giá trị kinh tế, du lịch.
	- Sưu tầm một số văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử đó, tham khảo để viết lời giới thiệu hoặc miêu tả vẻ đẹp của di tích (danh lam thắng cảnh) đó.
	- Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
2. Hoạt động trên lớp
	- Trình bày bài văn thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương (theo nhóm).
	- Nhận xét, bổ sung cho bài viết của nhóm bạn.
	- Rút ra bài học cho bản thân và cho tất cả mọi người.
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
	- Các thành phần chính của câu.
	- Các kiểu câu.
	- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
	- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kĩ năng
	- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
	- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
	- Các từ loại đã học (vẽ sơ đồ).
	- Các phép tu từ (vẽ sơ đồ).
	- Các kiểu cấu tạo câu đã học (vẽ sơ đồ).
	- Các dấu câu đã học (vẽ sơ đồ).
2. Luyện tập
	- Xác định các từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu trong các đoạn văn bản cụ thể.
	- Phân tích vai trò của từ loại trong các câu văn cụ thể.
	- Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu trong đoạn văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
	Tóm tắt kiến thức đã học về tiếng Việt.
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDANH CHUAN KTKN VAN 6 TUAN 3137.doc