Câu hỏi và bài tập Ngữ văn 6

Câu hỏi và bài tập Ngữ văn 6

Câu 1

 Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn tự rút ra sau cái chết của Dế Choắt là gì ?

Câu 2

 Sau khi học xong văn bản Bức tranh của em gái tôi , em có thể rút ra bài học gì?

Câu 3

 Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ?

Câu 4

Bài thơ Lượm ra đời vào năm nào,được sáng tác theo thể thơ nào ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu ?

Câu 5

 So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, kể ra?

Câu 6

Viết một đoạn văn từ 3-5 câu tả cảnh buổi sáng ở quê em, trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 6
Câu 1
 Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn tự rút ra sau cái chết của Dế Choắt là gì ? 
Câu 2
 Sau khi học xong văn bản Bức tranh của em gái tôi , em có thể rút ra bài học gì? 
Câu 3
 Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ? 	
Câu 4
Bài thơ Lượm ra đời vào năm nào,được sáng tác theo thể thơ nào ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu ? 
Câu 5 
 So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, kể ra?
Câu 6
Viết một đoạn văn từ 3-5 câu tả cảnh buổi sáng ở quê em, trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh.
Câu 7
Cho biết đoạn văn sau tác giả sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó ?
 “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhân hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
	(Phong Thu)
 Câu 8  Tìm ẩn dụ trong câu thơ sau đây, nêu nét tương đồng giữa sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
‘‘ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm’’
 (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu 9  
Viết một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) tả một người bạn của em. Trong đoạn văn đó có ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là. 
 Câu 10 
 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,)
 Câu 11 
 Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích. Hãy miêu tả hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
Câu 12 
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.
Câu 13 
 Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu tả về buổi khai giảng đầu năm học của trường em, trong đó có sử dụng ba từ mượn của tiếng Việt.
Câu 14 
Truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử. Em hãy tìm cốt lõi lịch sử trong các truyền thuyết đã học ?
Câu 15
Cho đoạn văn sau:
“ Hè vừa qua, Hải đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bố mẹ đã bàn với nhau mua cho Hải một cái bàn cầu lông để em luyện tập vào cuối các giờ chiều . Nhờ thế, Hải đã tiến bộ không ngừng về môn thể thao này. Trong hội thi Hội khỏe Phù Đổng vừa qua, Hải là cây làm bàn xuất sắc trong các tay vợt của lớp.”
Em hãy giải thích nghĩa của các từ bàn trong đoạn văn trên.
Các từ đó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao?
Câu 16
Viết đoạn văn tự sự với câu chủ đề sau: 
 Em là một cô bé (cậu bé)cực kỳ thông minh.
Câu 17
Cho đoạn văn sau:
“ Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”
Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn trích trên? Đoan trích có mấy câu trần thuật đơn?
Hãy viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về cây tre qua đoạn trích trên.
Câu 18
Em hãy tìm biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng cụ thể của mỗi biện pháp tu từ đó :
 Từ ấy trong toi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chỏi qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 (Từ ấy-Tố Hữu)
Câu 19 
Có những cụm danh từ nào trong câu sau ?
Ông rất thương yêu những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về nhà trồng trong cái chậu xinh xinh. Ông có một cia xẻng nhỏ như cái thìa, thỉnh thoảng ông xới cây này, cây nọ, tưới nước cho cây”.
Câu 20 
Cho danh từ “thư kí”, em hãy tìm những loại từ thích hợp để kết hợp với danh từ đó tạo thành các tổ hợp từ và nhận xét các kết hợ đó có gì khác nhau?
CÂU HỎI VÀ NGỮ VĂN 8
Câu 1
Tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích « Trong lòng mẹ «  được thể hiện ở những điểm nào ?
Câu 2
Nêu ý kiến về nhận định của tác giả Vũ Ngọc Phan : « Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo ».
Câu 3
 Trong truyện ngắn « Lão Hạc », khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó để bắt con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông giáo lại nghĩ « Không ! Cuộc đời chưa hẵn đã đáng buồn, hay vãn đáng buồn theo một nghĩa khác. Theo em, tại sao ông giáo lại nghĩ như vậy ?
Câu 4 
 Trò chơi truy tìm kẻ thất lạc 
Mỗi nhóm từ (ngữ) sau đây đều có một từ (ngữ) còn bỏ sót, chưa được kể ra. Hãy tìm nhanh từ (ngữ) đó.
 a. Các tầng lớp người trong xã hội (xét theo độ tuổi) : phụ lão, thanh niện, thiếu niên, nhi đồng.
b. Các ngón tay trên một bàn tay : ngón cái, ngón trỏ, ngón giữ, ngón út.
c. Các vùng địa lí tự nhiên của Việt Nam : Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
d. Các thế hệ người trong gia tộc : Thuỷ tổ, tổ (ông tổ), kị, cụ (ông cố), ông bà, cha,mẹ, tôi( bản thân mình), con, cháu, chút, chít.
Câu 5 
 Hãy trình bày theo trình tự các mộng tưởng của em bé qua những lần quẹt diêm trong truyện « Cô bé bán diêm » của An – đéc- xen. Phát biểu cảm nghĩ về truyện « Cô bé bán diêm » của An-đéc- xen.
Câu 6 
 Cho sự việc và nhân vật sau: em và bạn nô đùa nhau, chẳng may bạn bị tai nạn nhẹ.
 Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
Câu 7 
Vì sao có thể nói : « Chiếc lá cuối cùng » là một hình tượng quan trọng, linh hồn của truyện ngắn này ?
Câu 8 
Tìm hiểu giá trị biểu hiện của biện pháp nói quá trong các câu sau:
a. Gươm mài đá, đá núi cũng phải mòn
 Voi uống nước, nước sông phải cạn
 Đánh một trận, sạch không kình ngạc
 Đánh hai trận, tan tác chim muông.
 Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi
b. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp.
 Ta đi tới -Tố Hữu
Câu 9
 Qua văn bản « Bài toán dân số », chúng ta có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ? 
Câu 10 
 Câu ghép sau có mấy vế câu? Chỉ ra các mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.
 Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. 
Câu 11
Vì sao Bình Ngô Đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam 
So sánh với ( Sông núi nước Nam - lớp 7). Nước Đại Việt ta có những điểm mới nào ? 
Câu 12
 - Văn bản Thuế máu đem lại cho em những hiểu biết về gì bản chất chế độ thực dân và số phận người dân bản xứ? Em có nhận xét gì về cách viết văn nghị luận của NAQ trong văn bản này?
 - Qua đoạn trích em cảm nhận được gì từ tấm lòng tác giả Nguyễn Ái Quốc?
Câu 13
 Thế nào là hành động nói ? Những kiểu hành động nói thường gặp nào?
Câu 14
Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
Câu 15
Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần.
Câu 16
Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn.
Câu 17
§iÒn dÊu thÝch hîp vµo chç cã dÊu ():
 Mét h«m() t«i vµo c«ng viªn() ®em theo mét quyÓn s¸ch hay råi m¶i mª ®äc() §Õn lóc ngoµi phè l¸c ®¸c lªn ®Ìn() t«i míi ®øng dËy b­íc ra cæng() Bçng t«i dõng l¹i() Sau bôi c©y() t«i nghe tiÕng mét em bÐ ®ang khãc()
B­íc tíi gÇn() t«i hái()
 () Nµy() em lµm sao thÕ()
 Em ngÈng ®Çu nh×n t«i() ®¸p()
 () Em kh«ng sao c¶()
 () ThÕ t¹i sao khãc() Em ®i vÒ th«i() Trêi tèi råi() C«ng viªn s¾p ®ãng cöa ®Êy()
Câu 18
Viết một đọan văn ngắn từ năm đến bảy dòng theo cách quy nạp với chủ đề: Người học sinh phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
Câu 19
Viết bài văn thuyết minh : Giới thiệu trường của em đang học.
Câu 20
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng thấy những chữ xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam) .
 Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Qua bài thơ Nhớ rừng, hãy chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6(2).doc