Các đề ôn luyện tập làm văn (Sưu tầm)

Các đề ôn luyện tập làm văn (Sưu tầm)

19. Tiếng Việt giầu đẹp.

20. Không thể sống thiếu tình bạn.

21. Hãy biết quý thời gian.

22. Chớ nên tự phụ.

23. Sách là người bạn lớn của con người.

24. Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

25. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

26. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “An quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

27. Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

28. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

29. Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng lại có bạn cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, gần đền chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

30. Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức baỏ vệ môi trường sống.

31. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhưng có bạn nói: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Hãy nêu ý kiến riêng của em avf chứng minh ý kiến đó là đúng.

32. Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có” và “luyện những tình cảm ta sẵn có”.

33. Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

34. Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

35. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: thất bại là mẹ thành công.

36. Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lới mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trtong cuộc sống.

37. Giải thích lời khuyên của V.Lênin “Học, học nữa, học mãi”.

 

doc 35 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các đề ôn luyện tập làm văn (Sưu tầm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập làm văn 7
------------------------------------------
 văn Miêu tả
1. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em đã gặp ở trường.
2. Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm, hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
3. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát. hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
4. Miêu tả chân dung một người bạn của em.
 Văn Biểu cảm
5. Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ
6. Loài cây em yêu.
7. Cảm xúc về vườn nhà.
8. Cảm xúc về con vật nuôi.
9. Cảm nghĩ về mùa xuân
10. Cảm nghĩ về người thân.
11. Cảm xúc về mái trường thân yêu.
12. Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cặp bến” tương lai.
13. Cảm nghĩ về tình bạn.
14. Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
15. Cảm nghi về một món quà mà em đã nhận được thời thơ ấu.
16. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, “Cảnh khuya”,”Rằm tháng giêng”.
17. Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi ngươì.
18. Từ các bài văn Cổng trường mở ra. Cuộc chia tay của những con búp bê, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.
 Văn Nghị luận
19. Tiếng Việt giầu đẹp.
20. Không thể sống thiếu tình bạn.
21. Hãy biết quý thời gian.
22. Chớ nên tự phụ.
23. Sách là người bạn lớn của con người.
24. Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
25. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
26. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “An quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
27. Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
28. ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
29. Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng lại có bạn cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, gần đền chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
30. Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức baỏ vệ môi trường sống.
31. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhưng có bạn nói: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Hãy nêu ý kiến riêng của em avf chứng minh ý kiến đó là đúng.
32. Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có” và “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
33. Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
34. Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.
35. Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: thất bại là mẹ thành công.
36. Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lới mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trtong cuộc sống.
37. Giải thích lời khuyên của V.Lênin “Học, học nữa, học mãi”.
 --------------------------------------
Đề tập làm văn 8
------------------------------------------
 Văn tự sự
1. Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
2. Người ấy sống mãi trong lòng tôi.
3. Tôi thấy mình đã khôn lớn.
4. Tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao và Tức nước vỡ bờ trích trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
5. Tóm tắt Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
6. Hãy kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách.
Lưu ý: Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể.
7. Em giúp một cụ già qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
8. Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, ngày tết. 
9. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
10. Kể về một việc em đã làm khiến cô giáo buồn.
11. Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
12. Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
13. Lần lượt kể lại chuyện “Tức nước vỡ bờ” theo các vai kể: chị Dậu, anh Dậu và cai lệ.
 Văn thuyết minh 
14. Hãy giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
15. Giới thiệu một tập truyện hoặc tập thơ em mới đọc.
16. Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.
17. Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
18. Thuyết minh về chiếc xe đạp.
19. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
20. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, công trình kiến trúc, ...)
21. Giới thiệu về một giống vật nuôi.
22. Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam
23. Thuyết minh về một món ăn dân tộc.
24. Giới thiệu về tết Trung thu ở Việt Nam.
25. Giới thiệu về một đồ chơi dân gian.
26. Thuyết minh về kính đeo mắt.
27. Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
28. Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích.
29. Thuyết minh về một con vật nuôi có nghĩa, có tình.
30. Giới thiệu trường em.
31. Giới thiệu cách làm một đồ chơi hoặc một trò chơi mà em yêu thích (đèn ông sao, quả cầu, con quay; đá cầu, đánh quay, đánh bi, ô ăn quan...)
32. Giới thiệu một đồ dùng học tập.
33. Giới thiệu về một văn bản hoặc một thể loại văn học mà em đã học.
 văn nghị luận
34. Dựa vào Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu những suy nghĩ mình về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
35. Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
36. Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho ta những suy nghĩ gì?
37. Chúng ta không nên “học vẹt”, “học tủ”.
38. Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
39. Trang phục và văn hoá.
40. Tuổi trẻ và tương lại đất nước.
41. Văn học và tình thương.
42. hãy nói “Không” với các tệ nạn.
Đề tập làm văn 9
------------------------------------------
văn thuyết minh
1. Con trâu ở làng quê Việt Nam
2. Cây lúa Việt Nam.
3. Làng nghề quê em.
4. Công việc đọc sách.
5. Nét đặc sắc văn hoá ở quê em.
 Văn tự sự
6. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân trong SGK, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. 
7. Giới thiệu với người khác về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
8. Đã có lần em được cùng bố mẹ hoặc ông bà đi tảo mộ trong ngày Thanh minh. Hãy viết bài văn kể về buổi tảo mộ đáng nhớ đó.
9. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầu xúc động đó.
10. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em được nghe kể, được đọc hoặc xem trên truyền hình.
11. Hãy kể về một lần trót xem nhật kí riêng của bạn.
12. Hãy tưởng tượng mình gặp người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và kể lại cuộc gặp gỡ đó.
13. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
14. Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22 tháng 12).
15. Hãy lần lượt kể lại chuyện Lặng lẽ Sa Pa theo ngôi kể của người hoạ sĩ và anh thanh niên.
 nghị luận xã hội
16. Suy nghĩ từ câu truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
17. Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.
18. Suy nghĩ từ câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
19. Suy nghĩ từ câu ca dao “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
20. Có chí thì nên.
21. Đức tính khiêm nhường.
22. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
23. Đức tính trung thực.
24. Tinh thần tự học.
25. Hút thuốc lá có hại.
26. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
27. Hiện tượng ăn nói kém văn hoá.
28. Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
 nghị luận văn học
30. Cảm nghĩ về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
31. Bình luận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
32. Bàn về vẻ đẹp ở nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
33. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
34. Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
35. Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài Đồng chí của Chính Hữu.
36. Cảm nghĩ về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ thắm thiết của em bé trong bài Mây và sóng của Ta-go.
37. Cảm nghĩ về bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy.
38. Tình cảm của tác giả đối với lãnh tụ qua Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
39. Những con người trong Mùa cá bột của Đõ Chu.
Văn thuyết minh
------------------------------------------------------------
 tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
 -----------------------------------
1. Vị trí và vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống con người
Đây là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp những hiểu biết cho chúng ta về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, cách dùng... của nhiều sự vật, hiện tượng trong đời sống thường ngày của xã hội. Chúng ta dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho cấu tạo, cách bảo quản, cách sử dụng một chiếc máy nổ, một chiếc máy bơm, hoặc một cái quạt, một chiếc xe máy. Chúng ta cũng dùng kiểu văn bản này để thuyết minh cho một sản phẩm mới được sản xuất, một sáng kiến mới được áp dụng. Hoặc chúng ta cũng phải dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu với mọi người về sản vật quê hương, về danh lam thắng cảnh của đất nước với bè bạn năm châu... Xem ra như vậy chúng ta cũng đủ thấy tính phổ biến của văn bản thuyết minh trong đời sống xã hội cao đến chừng nào. 
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Trình bày tri thức một cách khách quan, xác thực, hữu ích cho đời sống con người. Qua việc đọc hoặc nghe văn bản thuyết minh, người đọc được làm giàu vốn tri thức của mình bằng những hiểu biết về sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực. Đây là kiểu văn bản gắn liền với tư duy khoa học.
- Văn bản thuyết minh có sự khác biệt rõ rệt với các loại văn bản khác mà các em đã biết.
+ Văn bản tự sự: chủ yếu là trình bày sự việc, diễn bi ... hất đức, già rồi mà nỡ “lừa con chó”. Ôi, nó mới đau khổ, thấm thía làm sao! Nam Cao nhìn vào nỗi khổ của người nông dân mà viết lên một cách sâu lắng nhưng mạnh mẽ như chính mình đau vậy.
	Không chỉ thế, Nam Cao còn nhìn thấy những phẩm chất cao đẹp của lão Hạc trong cuộc sống không phải của con người. Lão mang trong mình một trái tim yêu thương nồng hậu. Một lần nữa, cái nhìn của Nam Cao lại bộc lộ nét độc đáo và sâu xa ở đây. Nam Cao không chỉ nhận thấy tình thương của con người với con người như tình cảm vợ chồng, làng xóm trong “ Tắt đèn “ của Ngô Tất Tố, như tình cảm bỗng dưng trào lên trong Chí Phèo khi hắn gửi thấy cái vị thơm ngon trong bát cháo hành của Thị Nở mà lại nhìn thấy từ tình thương với con vật. Lão ăn gì cũng gắp cho nó, âu yếm như một bà mẹ chăm sóc đứa con cầu tự. Khi bán con chó đi thì đau đớn khôn cùng. Yêu con vật mà Nam Cao đã viết được đến vậy thì con người còn mênh mông đến nhường nào. Nam Cao còn nhận thấy và trân trọng những phẩm chất tự trọng, lương thiện, nhân ái của lão Hạc một cách sâu sắc hơn cả trước cái chết của lão. Có thể lão Hạc là một nhân vật thật trong cuộc đời mà cũng có thể là hình tượng mà Nam Cao xây dựng lên. Nhưng dù là gì đi nữa thì cái chết của lão Hạc vẫn là chi tiết thành công của tác phẩm và cũng là chi tiết nêu bật cái nhìn người nông dân của Nam Cao. Tác giả thấy họ lương thiện đến mức thà chết chứ “không làm bậy”, tự trọng đến mức chết cũng sợ phiền bà con làng xóm. Trong tác phẩm, Nam Cao không chỉ làm nổi bật lên phẩm chất của người nông dân qua cái nhìn trực tiếp mà còn khéo léo thể hiện qua cái nhìn của những con người khác. Nam Cao để cho người vợ ông giáo cằn nhằn, để cho cô ta nhìn lão Hạc với con mắt không thiện cảm. Nam Cao lại để cho binh Tư nhìn vào lão Hạc với cái cười khẩy và khẳng định rằng: Gớm, thế mà cũng bảo là trong sạch. Chẳng qua lão cũng bình thường thôi.Lão vừa xin tôi ít bả chó để hôm nào “làm một bữa”. Nhưng đâu phải thế, cái nhìn trực tiếp của nhà văn lại không cực đoan như vậy. Nam Cao đã nhìn thẳng vào người nông dân để mà bênh vực cho phẩm chất của họ. Lão Hạc chết đau đớn dữ dội nhưng “cuộc đời đâu phải là đáng buồn hay cũng đáng buồn nhưng theo một cách khác”. Lão Hạc chết trong lòng lương thiện và tự trọng. Có lẽ đó là cái nhìn tươi đẹp nhất, trong sáng nhất về con người nông dân của Nam Cao.
Bên cạnh đó, nói về cách nhìn người nông dân của Nam Cao, chắc chắn còn phải đề cập đến cảm hứng nhân văn dạt dào của tác giả. Chính vẻ đẹp của người nông dân trong đói khổ, cay cực đã xuất phát từ một cái nhìn yêu thương tha thiết nhất. Nam Cao đã trân trọng, nâng niu, bênh vực mạnh mẽ người nông dân. Ông bênh vực họ gián tiếp hay trực tiếp đều làm nổi bật lên cái nhìn yêu thương, cái nhìn của những con người đồng khổ. Nam Cao đã không chỉ nhìn ra nỗi đau khổ trực tiếp của người nông dân mà còn nhìn ra cái nguyên nhân sâu xa trong nỗi khổ đau của họ. Đó chính là cách nhìn sáng suốt, đứng về chính nghĩa, đứng về phía người nông dân để lên án những thế lực đã đầy đọa họ, dù là gián tiếp hay trực tiếp. Đó không phải cách nhìn của người trên hướng xuống, không phải cách nhìn với tình cảm dửng dưng mà nó sâu sắc, tha thiết. Nếu ở Chí Phèo, Nam Cao vẫn bênh vực Chí Phèo, cái tên “chửi cả làng Vũ Đại” ấy vì hắn vẫn còn lòng lương thiện và khát khao yêu thương, vì hắn bị bọn cường hào bất công, dâm dục đầy đọa mới trở thành như vậy, thì ở Lão Hạc, Nam Cao nhìn vào phẩm chất tốt đẹp nhưng bất hạnh của họ mà bênh vực sâu sắc. Phải chăng xã hội thực dân phong kiến đã lần lượt cướp đi những niềm vui của họ, đẩy họ đến bước đường cùng. Phải chăng chính cái xã hội ấy đã chôn bao thanh niên trong rừng thiêng nước độc, để bao người cha mẹ chết đi trong đau khổNam Cao đã nhìn thấu người nông dân như vậy đấy. Không chỉ trực tiếp nhìn vào cuộc sống hằng ngày, mà còn bao quát chung quanh họ. Nam Cao đứng về phía họ mà thương, mà lên án những kẻ đầy đoạ họ, mà vạch bộ mặt xấu xa của chúng để nhìn thấy những phẩm chất cao đẹp của người nông dân, cho dù họ có thế nào đi nữa thì vẫn tốt đẹp hơn những kẻ đang “đè đầu cưỡi cổ” họ. Chuyện ngắn Lão Hạc không chỉ nêu bật cách nhìn người nông dân của Nam Cao qua bức tranh nông thôn thu nhỏ và cuộc đời đau khổ của lão Hạc mà còn có một ngôn ngữ nghệ thuật rất tinh tế. Ngôn ngữ ấy biểu hiện cả một thái độ trân trọng, bênh vực người nông dân. Nam Cao dùng chữ “Lão” mà không dùng thằng hay bất cứ cái gì tương tự với lão Hạc. Nam Cao thấy được vẻ già nua, đau khổ của lão, một con người đáng kính. Trong suốt tác phẩm, bằng những từ ngữ cô đọng, Nam Cao đã làm cho người đọc nhìn thấy một người nông dân bất hạnh mà cao quý. Chính ngôn ngữ và kết cấu chuyện, cái kết cấu bi kịch trong cái chết cuối cùng của lão Hạc càng làm nổi bật cách nhìn của nhà văn – một cách nhìn yêu mến, trân trọng nhất với người nông dân.
Tuy nhiên, cũng phải đề cập một chút hạn chế trong cách nhìn người nông dân của Nam Cao. Tuy rằng, trong Lão Hạc không có cái nhìn hơi giễu cợt như một số tác phẩm khác nhưng nó cũng chưa thực sự hoàn chỉnh. Cách nhìn của Nam Cao với người nông dân có phần quá bi quan. Sao cuộc đời của họ toàn những đắng cay, tủi nhục, trông thấy mà “đau đớn lòng”. Sao cuộc đời họ không có một chút gì ánh sáng của tương lai hy vọng, mặc dù cái tương lai ấy không phải là còn quá xa. Hay nói một cách khác, Nam Cao chưa nhìn thấy “ánh hồng” trong cuộc đời của nông dân như nhiều nhà văn cách mạng. Lão Hạc sống kiếp đời đau khổ, không một niềm vui dù là nhỏ nhất. Lão chết bi thương trong cái nhìn tuyệt vọng của chính tác giả và người đọc. Ta không thể gò các nhà văn vào một khuôn mẫu nhất định nhưng nếu như trong Lão Hạc có tia hy vọng của một con đường và cánh đồng cát như trong Cố Hương của Lỗ Tấn thì cách nhìn của Nam Cao sẽ hoàn chỉnh biết mấy. Nhưng dù sao, sự so sánh nào mà chẳng khập khiễng, Nam Cao sẽ mãi mãi là Nam Cao. Ông sẽ chẳng là Lỗ Tấn mà cũng không là Nguyễn Công Hoan. Ông sẽ ở mãi mãi trong lòng người với tác phẩm Lão Hạc và cách nhìn người nông dân của ông.
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có thể coi là tác phẩm thành công của tác giả cũng như của cả dòng văn học. Cách nhìn của Nam Cao với số phận Lão Hạc chính là cách nhìn với cả tầng lớp nông dân vì lão Hạc mang tính điển hình sâu sắc. Cách nhìn đồng cảm, thương yêu, bênh vực và sâu thẳm vào tận đáy lòng người nông dân của Nam Cao sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, cho dù tác giả đã đi xa và thân phận người nông dân giờ đây đã đổi mới hơn nhiều .
 (Vũ Nho – Trần Đình Sử)
Nhân vật ông Hai 
trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Ông Hai là người nông dân yêu tha thiết cái làng Dầu của ông. ông là người nông dân trước cách mạng thuộc hạng “khố rách áo ôm”, từng bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, xiêu dạt đi lang thang hết nơi này đến nơi khác, đi kiếm ăn tận Sài Gòn, Chợ Lớn, mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán. Đối với người nông dân, không gì đau khổ hơn là không có làng để gắn bó, phải tha phương cầu thực, rơi vào tình trạng “ngụ cư”. Chính vì vậy ông Hai đã yêu cái làng của ông bằng tất cả tấm lòng trân trọng nó, tự hào về nó, khóc về nó.
Tình yêu làng và nét tâm lí của ông Hai có sự biến đổi theo thời gian. 
Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm úât như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, Trời mưa trời gío đi khắp làng chân không dính bùn. Ngày mùa phơi thóc không dính hạt đất. Trước cách mạng ông “khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: “Chết! Chết, tôi chưa thấy dinh cơ nào mà lại đượcnhư dinh cơ cụ thượng làng tôi”. Ông tự coi viên tổng đốc nọ như người họ hàng, lại còn gọi là “cụ làng tôi”.
Sau cách mạng, ông không khoe làng ông nữa vì biết nó là kẻ thù của nhân dân. Thậm chí ông còn thù nó. Cái chân ông đi khập khễnh bây giờ cũng vì cái làng ấy. Ông khoe làng ông tham gia cách mạng từ khi phong trào còn trong bóng tối, khoe tập quân sự, đào hầm, đắp ụ, đào giao thông hào. Ông nhớ những lúc cùng làm việc với anh em, sao mà vui thế! Ông như được trẻ ra.
Chính vì yêu làng mà ông không muốn đi tản cư. Buộc phải tản cư ông khổ lắm, bao nhiêu cái bực bội đều trút lên đầu vợ. ở nơi tản cư, niềm vui gần như lớn nhất của ông là sưu tầm tin tức chiến sự, ta thắng thế này, giặc thua thế kia, cứ như là ông đẫ tham gia vào phần chiến thắng ấy. Niềm vui thứ hai là khoe làng chợ Dầu của ông đánh Tây. Ông thích nói cho sướng miệng, bất kể người nghe có thích hay không. 
Bất ngờ có tin đồn làng ông theo Tây làm cho ông Hai tủi nhục, đau đớn. Làng theo tây thì xấu hổ quá, còn gì mà khoe nữa. Người đàn bà chạy giặc đã cho ông hay: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”. Ông Hai cổ nghẹn đắng, chết lặng người đi, tưởng như không thở được. Khi có người nói cả làng ông vác cờ ra hoan hô Tây, ông xem như cả làng đã đổ đốn. Ông xấu hổ lảng ngay đi chỗ khác. Khi nghe một người đàn bà chởi: “Cha mẹ tiên sư chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát” thì ông cúi gầm mặt xuống, thấy xấu hổ vô cùng.
Nhưng khi tin đồn kia được cải chính thì ông sướng quá. Ông lại khoe làng ông bị Tây đốt, đốt nhẵn, điều đó chứng tỏ làng ông đứng về phía kháng chiến, phía dân tộc. Những diễn biến đó đã thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu làng, hãnh diện về cái làng của người nông dân, đặc biệt là kiêu hãnh về cái làng đánh Tây. Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước. Ông Hai đã mang đậm nét tâm lí đồng nhất danh dự cá nhân với danh dự cả làng. Ông coi cái hãnh diện của làng ông là của chính ông, coi nỗi nhục của làng ông là của chính mình. Bởi vậy ông Hai mới đau khổ, tủi nhục khi ông tưởng làng mình đã theo Tây. Bị tin đồn quái ác kia, ông cứng họng, không dám khoe gì về làng nữa, không dám ngảng nhìn mặt người khác. Ông buộc phải tâm sự với đứa con nhỏ:
- à thầy hỏi con nhé, thế on ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay rành rọt:
- ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Ông sung sướng nước mắt chảy ròng ròng trên má. Đây là những lời tự bộc bạch, tự phân trần, bộc lộ tâm can mình với đứa con nhỏ. Tình yêu làng ở ông đã gắn chặt với tình yêu đất nước. Làng chỉ đáng tự hào khi nó cùng hàng ngũ toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được như vậy, nỗi khổ trong lòng ông cũng như vơi đi được ít nhiều. Đó chính là tấm lòng gắn bó với kháng chiến, với lí tưởng độc lập tự do, với cụ Hồ của bố con ông. Chính nhờ có những tấm lòng sắt son như vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mới giành được toàn thắng bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docde tap lam van.doc