A. Mục tiêu bồi dưỡng
- Ôn lại những những đơn vị kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, bước đầu làm quen với kiến thức truong học cơ sở.
- Luyện kĩ năng làm bài tập tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn có sử dụng kiến thức tiếngViệt.
B. Nội dung bồi dưỡng
ã Nội dung cơ bản
I.Từ và Cấu tạo từ tiếng Việt
1. Từ:
Khái niệm : Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để cấu tạo nên câu.
Ví dụ : Trường, lớp, ngày , tháng, học sinh, cô giáo, bác sĩ, nhà vua .
2. Cấu tạo từ tiếng Việt
a. Từ đơn :
Khái niệm : là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ : Yêu, anh, chị, bàn, ghế, nhà, xe, đi, đứng, ngồi, nằm, bò, trâu .
b. Từ phức:
Khái niệm : Là từ gồm hai tiếng trở lên, gồm 2 loại: từ ghép, từ láy.
* Từ ghép:
Khái niệm : là từ gồm hai tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung, các tiếng có quan hệ về nghĩa.
Ví dụ : Nhà cửa, ruộng vườn, ông bà, trường lớp, sông núi, hạt lúa, cây ngô
- Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa): mỗi tiếng đều có nghĩa, hai tiếng gắn bó với nhau theo quan hệ bình đẳng không có tiếng chính, không có tiếng phụ.
Ví dụ : Quần áo, anh em, vợ chồng, bàn ghế, sách vở, sông núi, giầy dép .
- Từ ghép chính phụ (Phân loại): có một tiếng chính mang nghĩa khái quát, tiếng phụ làm rõ phạm vi của nghĩa khái quát (xe + X: xe đạp, xe máy )
Ví dụ : cây lúa, cây ngô, con gà, con vịt, bà nội, bà ngoại, cô giáo, cô tiên .
Ngày 5 tháng 7 năm 2009 Tuần 1 Ôn tập tiếng Việt Tiết 1: Ôn tập về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt Tiết 2: Ôn tập về từ loại tiếng Việt. Tiết 3: Luyện tập Mục tiêu bồi dưỡng - Ôn lại những những đơn vị kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, bước đầu làm quen với kiến thức truong học cơ sở. - Luyện kĩ năng làm bài tập tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn có sử dụng kiến thức tiếngViệt. B. Nội dung bồi dưỡng Nội dung cơ bản I.Từ và Cấu tạo từ tiếng Việt Từ: Khái niệm : Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để cấu tạo nên câu. Ví dụ : Trường, lớp, ngày , tháng, học sinh, cô giáo, bác sĩ, nhà vua.. Cấu tạo từ tiếng Việt Từ đơn : Khái niệm : là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ : Yêu, anh, chị, bàn, ghế, nhà, xe, đi, đứng, ngồi, nằm, bò, trâu. Từ phức: Khái niệm : Là từ gồm hai tiếng trở lên, gồm 2 loại: từ ghép, từ láy. * Từ ghép: Khái niệm : là từ gồm hai tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung, các tiếng có quan hệ về nghĩa. Ví dụ : Nhà cửa, ruộng vườn, ông bà, trường lớp, sông núi, hạt lúa, cây ngô Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa): mỗi tiếng đều có nghĩa, hai tiếng gắn bó với nhau theo quan hệ bình đẳng không có tiếng chính, không có tiếng phụ. Ví dụ : Quần áo, anh em, vợ chồng, bàn ghế, sách vở, sông núi, giầy dép. Từ ghép chính phụ (Phân loại): có một tiếng chính mang nghĩa khái quát, tiếng phụ làm rõ phạm vi của nghĩa khái quát (xe + X: xe đạp, xe máy) Ví dụ : cây lúa, cây ngô, con gà, con vịt, bà nội, bà ngoại, cô giáo, cô tiên. * Từ láy: Khái niệm : là từ gồm hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có sự hoà phối âm thanh( một bộ phận của tiếng hoặc cả tiếng đước lặp lại) Láy bộ phận : + Láy âm đầu: ví dụ : chúm chím, long lanh, khanh khách, lung linh, mênh mông, chênh chếch, lập loè, lảnh lót, trong trẻo, líu lo, thảnh thơi, thánh thót, bảnh bao + Láy vần: ví dụ: lè tè, lò dò, lủng củng, chênh vênh, tênh hênh, lênh khênh, um tùm, lúm khúm, lộp độp, côm cốp, lanh tanh, mảnh khảnh, lướt thướt, lô nhô. Láy hoàn toàn: ví dụ : xinh xinh, xanh xanh, thăm thẳm, đo đỏ, tim tím, ba ba, chuồn chuồn, đu đủ, muồm muỗm, tia tía, cào cào, châu chấu, trùng trùng * Chú ý: Nếu một từ phức có hình thức của từ láy nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa là từ ghép đẳng lập. II. Từ loại Danh từ: Khái niệm : là những từ chỉ người, vật, cây cối, các hiện tượng tự nhiên – xã hội: mưa, sấm(Ngoài ra DT còn chỉ khái niệm, “vật” trừu tượng không tri giác được: Ví dụ : tâm hồn, văn học, anh, chị, Hùng, Sơn, Bưởi, Mít. Trâu, Bò DT thường làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu: Ví dụ: Học sinh thăm viện bảo tàng. Bác nông dân đang cày ruộng. Chị ấy đang tập hát. Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước: Ví dụ : Tôi là giáo viên Anh ấy là bác sĩ. Người ấy là một nhà văn. Tất cả đều là học sinh. Động từ: Khái niệm : là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật. Ví dụ : chạy, đi, ốm, ăn, ngủ, mặc, cầm, nắm, ôm, vác, khiêng, lăn, đá, bật. Động từ thường làm vị ngữ trong câu: Ví dụ : Tôi đang học bài. Anh ấy đang vác tre ra ruộng. Cô ấy đang ngủ. Chị ta bị ốm. Tính từ: Khái niệm : là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, kích thước, mùi vị Ví dụ : Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, tái, xám, đen, trắng, gụ, cam, Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nhạt, thơm, thối, khét, tanh Tính tình: ngoan, hiền, chăm chỉ, dữ, lành, hư, chua ngoa, đanh đá Hình dáng: cao, gầy, to, béo, lùn, méo, tròn, vuông, nhòn, cùn,sắc.... III. luyện tập Bài tập 1: Hãy phân loại từ đơn, từ phức(từ ghép,từ láy) trong các từ sau: Bầm, lâm thâm, ơi, có, rét, gió núi, bùn, mưa phùn, không, ra, ruộng, cấy, run, chân, lội, dưới, , tay, heo heo Định hướng: Từ đơn Từ phức Bầm, ơi, có, rét, không, ra, ruộng, cấy, run, chân, lội, dưới, bùn, tay Từ ghép Từ láy Gió núi, mưa phùn Heo heo, lâm thâm Bài tập 2 Hãy phân loại từ ghép, từ láy(láu bộ phận, láy toàn bộ) trong các từ sau: Mơ mộng, xanh xanh, đo đỏ, máu mủ, tốt tươi, tôn tốt, xanh xao, xấu xí, xấu xa, mơ màng, non nước, học hỏi. Định hướng : Từ ghép Từ láy Mơ mộng, học hỏi, máu mủ, tốt tốt tươi, non nước Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Xanh xanh, tôn tốt, đo đỏ Xanh xao, xấu xí, xấu xa, mơ màng Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn tả ngôi trường mà em đang học( 5- 7 câu) Định hướng: Trường em đang học là trường nào ? Vị trí ở đâu ? cảnh vật xung quanh như thế nào ? Có đặc điểm chính gì ? Bao quát về ngôi trường, các dãy nhà, lớp học, sân trường, cây cối.. Cụ thể phòng học lớp em đang học như thế nào ? Tình cảm của em với ngôi trường. Bài tập 4: Định hướng: Danh từ động từ tính từ Giọng nói, bà, tiếng chuông đồng, trí nhớ, những đoá hoa nhựa sống, con ngươi, đôi mắt, tia sáng, đôi má, nếp nhăn, khuôn mặt, lưng Nghe, khắc sâu, mỉm cười, nở ra, ánh lên, tắt, có, đi lại đặc biệt, trầm bổng, dễ dàng, dịu dàng, rực rỡ, đầy, đen sẫm long lanh, dịu hiền, khó, ấm áp tươi vui, ngăm ngăm, tươi trẻ, còng, nhanh nhẹn b.– Giới thiệu người thân mà em yêu quý - tả một số nét nổi bật: khôn mặt, mái tóc.. - tả một số hoạt động cử chỉ hoặc việc làm.. - tình cảm của em với người thân. HDVN Ôn lại kiến thức đã học Hoàn thành bài tập 4b. Tuần.: Ôn tập tiếng Việt Tiết : Ôn tập về các phép tu từ tiếng Việt. A.Mục tiêu tiết học - Ôn lại những những đơn vị kiến thức đã học. - Luyện kĩ năng làm bài tập tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn có sử dụng kiến thức tiếngViệt. B.Lên lớp I.Nội dung cơ bản 1. So sánh: - Định nghĩa: so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Cấu tạo Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B Tên sự vật, sự việc được so sánh Từ ngữ chỉ nét tương đồng Từ nêu kết quả so sánh Tên sự vật, sự việc dùng để so sánh Mặt trời tròn, đỏ như quả cầu lửa. Lưu ý :- có thể lược bớt các từ so sánh hoặc từ chỉ phương diện so sánh: Trường Sơn: chí lớn ông cha. Chiếc cầu như chiếc võng đung đưa. Có thể đảo vế b cùng với từ so sánh lên trước: Như tre mỏng thảng, con người không chịu khuất. c. Các kiểu so sánh So sánh ngang bằng Từ so sánh: như, là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu, y như So sánh không ngang bằng Không bằng, chưa bằng, chẳng bằng, hơn, kém d.Tác dụng Gợi hình: miêu tả sự vật, sự việc có hình ảnh cụ thể sinh động. Gợi cảm: bộc lộ tư tưởng, tình cảm có sức truyền cảm sâu sắc. 2. Nhân hoá a, định nghĩa: là gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vật, .. bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con nguời biểu thị được những suy nhĩ tình cảm của con người. b. các kiểu nhân hoá: - dùng từ vốn gọi người để gọi vật (cô mèo, bác trâu) - dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật (những bông lúa ngả voà nhau chuyện trò.) - trò chuyện xưng hô với vật như với người( trâu ơi ta bảo trâu này..) II. Luyện tập Bài tập 1: Gạch chân dưới những hình ảnh so sánh và cho biết đó là kiểu so sánh nào? a, Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. So sánh ngang bằng b, Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi so sánh không ngang bằng c, Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân. so sánh ngang bằng d, Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. so sánh ngang bằng Bài tập 2: Điền vào chỗ chấm từ ngữ thích hợp để tạo thành những thành ngữ so sánh,sau đó đặt câu. Đen như mun Đc: Nàng Bạch Tuyết có mái tóc đen như mun. Khoẻ như voi. Trắng như trứng gà bóc. Cao như sếu. Bài tập 3: gạch chân dưới những từ ngữ nhân hoá trong những câu sau: a,Ông mặt trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn ngàn cây mía Múa gươm b.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. c, Bác giun đào đất sau nhà. Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà d, Chị mây chải tóc bờ ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương e. Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ. Bài tập 4: Học sinh tìm các phép so sánh hoặc nhân hoá trong các bài thơ, bài văn đã học. Cày đông đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bài tập 4; Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu để tả cảnh cánh đồng lúa chín, trong đó có dùng 1 phép so sánh hoặc nhân hoá. Định hướng Em quan sát cánh đồng lúa ở đâu? vào thời điểm nào? Bao quát chung về cánh đồng lúa (màu sắc, mùi vị) Tả chi tiết một thửa ruộng, những bông lúa.. Cảnh bà con gặt hái, tuốt lúa Cảm nghĩ của em về vụ mùa bội thu. HDVN: Hoàn thành các bài tập. Phiếu bài tập Bài tập 1: Phân loại các từ trong khổ thơ sau theo cấu tạo: Bầm ơi, có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Bài tập 2:Cho các từ sau: xanh xanh, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng, xanh xao, xấu xí, học hỏi, máu mủ, xấu xa, tốt tươi, tôn tốt, non nước. - Tìm từ ghép, từ láy? - Trong số các từ láy, xác định từ láy toàn bộ , từ láy bộ phận? Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn tả ngôi trường em đang học( 5- 7 câu) Định hướng: trường em đang học là trường nào? Vị trí ở đâu? cảnh vật xung quanh như thế nào? Bao quát về ngôi trường, các dãy nhà, sân trường, cây cối.. Cụ thể các phòng học Tình cảm của em với ngôi trường. Bài tập 4: Cho đoạn văn sau: (1)Giọng nói của bà đặc biệt trầm bổng nghe như tiếng chuông đồng.(2) Nó khắc sâu vào trí nhớ tôidễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.(3) Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, diụ hiền khó tả.(4) Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. (5)Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có những nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.(7) Lưng hơi còng, bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn. a.Tìm danh tư, động từ, tính từ trong đoạn văn trên. b. Dựa vào đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 7 câu để tả một người thân mà em yêu quý. Bài tập 5: Gạch chân dưới những hình ảnh so sánh và cho biết đó là kiểu so sánh nào? a, Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. b, Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muông nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi c, Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắcbung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân. d, Qua đình ngả nón trông đình Đình bai nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Bài tập 6: Điền vào chỗ châm,s từ ngữ thích hợp nđể tạo thành những thành ngữ so sânh,sau đó đặt câu. Đen như. Khoẻ như. Trắng như. Cao như.. Bài tập 7: gạch chân dưới những từ ngữ nhân hoá trong những câu sau: a,Ông mặt trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn ngàn cây mía Múa gươm b.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. c, Bác giun đào đất sau nhà. Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà d, Chị mây chải tóc bờ ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương e. Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ. Bài tập 8 : Học sinh tìm các phép so sánh hoặc nhân hoá trong ccá bài thơ, bài văn đã học. Bài tập 9; Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu để tả cảnh cánh đồng lúa chín, trong đó có dùng 1 phép so sánh hoặc nhân hoá. Giáo án hè 7 Ngày tháng năm 200 Tuần.: Ôn tập tiếng Việt Tiết : Ôn tập về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt A. Mục tiêu tiết học - Ôn lại những những đơn vị kiến thức đã học về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. - Luyện kĩ năng làm bài tập tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn có sử dụng kiến thức tiếngViệt. B. Lên lớp I. Nội dung cơ bản 1.Từ và cấu tạo từ - Từ : Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để cấu tạo nên câu. - Cấu tạo từ tiếng Việt a.Từ đơn : là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.(cây, ghế) b.Từ phức:Là từ gồm hai tiếng trở lên, gồm 2 loại: từ ghép, từ láy. Từ ghép: là từ gồm hai tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung, các tiếng có quan hệ về nghĩa.( cố gắng, hợp tác xã) Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa):mỗi tiếng đều có nghĩa, 2 tiếng gắn bó với nhau theo quan hệ bình đẳng không có tiếng chính, không có tiếng phụ (quần áo, nhà cửa,) Từ ghép chính phụ(Phân loại): có 1 tiếng chính mang nghĩa khái quát, tiếng phụ làm rõ phạm vi của nghĩa khái quát (xe + X: xe đạp, xe máy) Từ láy: là từ gồm 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có sự hoà phối âm thanh( một bộ phận của tiếng hoặc cả tiếng đước lặp lại) Láy bộ phận : + Láy âm đầu:chúm chím, long lanh.. + Láy vần: lè tè, lò dò.. Láy hoàn toàn: xinh xinh, xanh xanh, thăm thẳm Chú ý:Nếu một từ phức có hình thức của từ láy nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa là từ ghép đẳng lập. II. Luyện tập Bài tập 1; Từ đơn Từ ghép Từ láy Kể, lại, rằng, có, một, rất, tên, là, em, thích, vẽ, từ, nhỏ, đều, mất, sớm, qua, ngày, nhưng, vẫn, nghèo, đến, nỗi, không, tiền, mua, bút, khi, trên, núi, lấy, những đang, bay, trên, lúc, nhúng, tay, xuống, nước, rồi, tôm, cá, đá, về, nhà, trong, lên, tường, bốn, các Người ta, ngày xưa,em bé, thông minh,Mã Lương, cha mẹ, chặt củi, kiếm ăn, hàng ngày, dốc lòng, luyện tập, kiếm củi, que củi, con chim, đỉnh đầu, cắt cỏ, bức tường, hình vẽ, học vẽ, ven sông, dày đặc. Chăm chỉ, đồ đạc Bài tập 2:Trong những từ ghép sau từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể? Xe máy, cá chép, xe cộ, nhà cửa, nhà máy, bàn ghế, xanh lè, xanh đỏ, ăn uống. Từ ghép có nghĩa khái quát: xe cộ, nhà cửa, ăn uống, xanh đỏ, bàn ghế. Từ ghép có nghĩa cụ thể: xe máy, cá chép, nhà máy, xanh lè. Bài tập 3: Những từ sau có phải từ láy không? Vì sao? Non nước, chiều chuộng, bao bọc, cười cợt, trong trắng. Gợi ý: không là từ láy vì các tiếng đều có nghĩa. Bài tập 4: thi tìm nhanh từ láy Tả tiếng cười Tả tiếng khóc Tả dáng đi Tiết : Ôn tập về từ lại và cụm từ Tiếng Việt A. Mục tiêu tiết học Ôn lại những những đơn vị kiến thức đã học về từ loại và cụm từ tiếng Việt. Luyện kĩ năng làm bài tập tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn có sử dụng kiến thức tiếngViệt. B.Lên lớp I. Nội dung cơ bản 1,Danh từ: những từ chỉ sự vật, người, hiện tượng, khái niệm - Thường làm chủ ngữ, làm vị ngữ khi kết hợp với từ là ở trước. Danh từ * Phân loại: 2 loại : Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị DT riêng tên gọi một sự vật, một địa danh.. DT chungtên gọi chung một loại sự vật DT chỉ đơn vị qui ước DTchỉ đơn vị tự nhiên (loại từ): tấm, mớ DT chỉ đơn vị qui ước chính xác DT chỉ đơn vị qui ước ước chừng *Cụm danh từ: tổ hợp từ do danh từ làm trung tâmvà những từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành. - Hoạt động như danh từ - Cấu tạo Phần trước Trung tâm Phụ sau t2 t1 T1 T2 S1 S2 Tất cả những con gà mái tơ ấy 3.Động từ: Từ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người, sự vật - Có khả năng kết hợp với những từ dã, cũng để tạo thành cụm động từ Thường làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu kết hợp với từ là ở sau phân loại 2 loại động từ tình thái( kết hợp với động từ khác): toan, địnhvà động từ chỉ hoạt động, trạng thái. Cụm động từ Phần trước Phần trung tâm Phần phụ sau Cũng, vẫn, rất, hơi động từ Từ chỉ hướng, tiếp diễn 3.Tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật.. - thường làm vị ngữ phận loại 2 loại : tính từ chỉ mức độ tương đối( kết hơp với từ ngữ chỉ mức độ)và tính từ chỉ mức độ tuyệt đối. Cụm tính từ( giống như cụm động từ) II.Luyện tập 1.Bài tập 1: Xác định DT, ĐT,TT, CDT,CĐT,CTT có trong đoạn văn ở bài tập 1 tiết trước Danh từ Động từ Tính từ Người ta, ngày xưa, em bé, Mã Lương, em, cha mẹ, củi, cỏ, ngày, tiền, bút, hàng ngày, núi, que củi, đất, con chim, đầu, ven sông, tôm, cá, đá, nhà, đồ đạc, tường, bức tường, hình vẽ. kể,thích, học,vẽ, mất, chặt, cắt, kiếm ăn, mua, dốc lòng, luyện tập, kiếm, lấy, vạch, bay, nhúng,có Thông minh, nghèo, chăm chỉ, dày đặc, nhỏ,sớm Cụm Danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Một em bé rất thông minh, những con chim đang bay trên đỉnh đầu, các đồ đạc trong nhà, bốn bức tường. thích học vẽ từ nhỏ, đều mất sớm, kiếm ăn qua ngày, không có tiền mua bút, dốc lòng học vẽ, đang bay trên đỉnh đầu, nhúng tay xuống nước, vẽ tôm cá trên đá, vẽ các đồ đạc trong nhà. Rất thông minh,chăm chỉ luyện tập, dày đặc các hình vẽ. 2, Bài tập 2: Hs lần lượt lấy ví dụ về DT, ĐT, TT (mỗi loại 2 từ) sau đó phát triển thành cụm tương ứng và đặt câu. 3. Bài tập 3:Viết đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp quê hương em, sau đó xác đinh các từ loại và cụm từ có trong đoạn.( 7 câu) Gợi ý - đảm bảo hình thức đoạn văn Chọn cảnh tiêu biểu để tả. Làm nổi bật nét đẹp của cảnh Có yếu tố biểu cảm. HDVN Hoàn thiện các bài tập. Ôn lại kiến thức cơ bản. Chuẩn bị phần tiếp theo của đề cương Phiếu bài tập Tiết 1: Bài tập 1; Cho đoạn văn sau: Ngưòi ta kể lại rằng, ngày xưa, có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bútEm dốc lòng học vẽ, hàng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em lấy tay nhúng xuống nước rồi vẽ tôm, vẽ các trên đá. Khi về nhà, em vẽ cácđồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên. Bài tập 2:Trong những từ ghép sau từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể? Xe máy, cá chép, xe cộ, nhà cửa, nhà máy, bàn ghế, xanh lè, xanh đỏ, ăn uống. Bài tập 3: Những từ sau có phải từ láy không? Vì sao? Non nước, chiều chuộng, bao bọc, cười cợt, trong trắng. Bài tập 4: thi tìm nhanh từ láy Tả tiếng cười Tả tiếng khóc Tả dáng đi Tiết 2: Bài tập 1: Xác định DT, ĐT,TT, CDT,CĐT,CTT có trong đoạn văn ở bài tập 1( tiết trước) 2, Bài tập 2: Hs lần lượt lấy ví dụ về DT, ĐT, TT (mỗi loại 2 từ) sau đó phát triển thành cụm tương ứng và đặt câu. 3. Bài tập 3:Viết đoạn văn ngắn tả cảnh đẹp quê hương em, sau đó xác đinh các từ loại và cụm từ có trong đoạn.( 7 câu) Gợi ý - đảm bảo hình thức đoạn văn Chọn cảnh tiêu biểu để tả. Làm nổi bật nét đẹp của cảnh Có yếu tố biểu cảm. HDVN Hoàn thiện các bài tập. Ôn lại kiến thức cơ bản. Chuẩn bị phần tiếp theo của đề cương
Tài liệu đính kèm: