Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật Lý Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật Lý Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)

Câu 1: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. đang tăng mà chuyển sang giảm.

B. đang giảm mà chuyển sang tăng.

C. tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.

D. luân phiên tăng giảm.

Đáp án: D

Câu 2: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)

Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

A. cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.

B. cho nam châm quay trước cuộn dây.

C. cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.

D. đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.

Đáp án: B

Câu 3: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)

Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây

A. xuất hiện dòng điện một chiều.

B. xuất hiện dòng điện xoay chiều.

C. xuất hiện dòng điện không đổi.

D. không xuất hiện dòng điện.

Đáp án: B

Câu 4: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)

Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. lớn.

B. không thay đổi.

C. biến thiên.

D. nhỏ.

Đáp án: C

Câu 5: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)

Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ

A. đinamô xe đạp.

B. acquy.

C. pin.

D. một nam châm.

Đáp án: A

 

doc 75 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1148Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật Lý Lớp 9 - Học kỳ II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÝ LỚP 9
HỌC KỲ II
Câu 1: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây 
A. đang tăng mà chuyển sang giảm.
B. đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.
D. luân phiên tăng giảm.
Đáp án: D
Câu 2: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi 
A. cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.
B. cho nam châm quay trước cuộn dây.
C. cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.
D. đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.
Đáp án: B
Câu 3: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. xuất hiện dòng điện một chiều.
B. xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. xuất hiện dòng điện không đổi.
D. không xuất hiện dòng điện.
Đáp án: B
Câu 4: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây 
A. lớn.
B. không thay đổi.
C. biến thiên.
D. nhỏ.
Đáp án: C
Câu 5: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Dòng điện xoay chiều được tạo ra từ 
A. đinamô xe đạp.
B. acquy.
C. pin.
D. một nam châm.
Đáp án: A
Câu 6: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. tăng dần theo thời gian.
B. giảm dần theo thời gian.
C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.
D. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Đáp án: D
Câu 7: (Chương 2/ bài 33/ mức 1)
Dòng điện xoay chiều là dòng điện 
A. đổi chiều không theo qui luật.
B. lúc thì có chiều này lúc thì có chiều ngược lại.
C. luân phiên đổi chiều với chu kỳ không đổi.
D. có chiều không đổi theo thời gian.
Đáp án: C
Câu 8: (Chương 2/ bài 33/ mức 2)
Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm 
A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Đáp án: B
Câu 9: (Chương 2/ bài 33/ mức 2)
Cách nào sau đây không tạo ra dòng điện xoay chiều 
A. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
B. Cho cuộn dây nằm yên trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện một chiều chạy qua.
C. Cho cuộn dây nằm yên trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều chạy qua.
D. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường.
Đáp án: B
Câu 10: (Chương 2/ bài 33/ mức 2)
Điều nào sau đây không đúng khi nói về dòng điện xoay chiều 
A. Việc sản xuất ít tốn kém.
B. Sử dụng tiện lợi.
C. Khó truyền tải đi xa.
D. Có thể điều chỉnh thành dòng điện một chiều. 
Đáp án: C
Câu 11: (Chương 2/ bài 33/ mức 3)
Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? 
A. Đèn pin đang sáng.
B. Nam châm điện.
C. Bình điện phân.
D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Đáp án: D
Câu 12: (Chương 2/ bài 33/ mức 3)
Cho cuộn dây dẫn kín nằm trong từ trường của một cuộn dây khác có dòng điện xoay chiều chạy qua thì trong cuộn dây 
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. xuất hiện dòng điện không đổi.
C. xuất hiện dòng điện xoay chiều.
D. xuất hiện dòng điện một chiều.
Đáp án: C
Câu 13: (Chương 2/ bài 33/ mức 3)
Người ta không dùng dòng điện xoay chiều để chế tạo nam châm vĩnh cửu vì lõi thép đặt trong ống dây 
A. không bị nhiễm từ.
B. bị nhiễm từ rất yếu.
C. không có hai từ cực ổn định.
D. bị nóng lên.
Đáp án: C
Câu 14: (Chương 2/ bài 34/ mức 1)
Máy phát điện xoay chiều có các bộ phận chính là 
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. 
B. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm. 
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Đáp án: C
Câu 15: (Chương 2/ bài 34/ mức 1)
Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì: 
A. stato là nam châm.
B. stato là cuộn dây dẫn.
C. stato là thanh quét.
D. stato là 2 vành khuyên. 
Đáp án: A
Câu 16: (Chương 2/ bài 34/ mức 1)
Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay thì: 
A. rôto là nam châm.
B. rôto là cuộn dây dẫn.
C. rôto là bộ góp điện.
D. rôto là võ sắt bao bọc bên ngoài.
Đáp án: B
Câu 17: (Chương 2/ bài 34/ mức 1)
Trong hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, người ta qui ước: 
A. bộ phận đứng yên gọi stato, bộ phận quay được gọi là rôto.
B. bộ phận đứng yên gọi rôto, bộ phận quay được gọi là stato
C. cả hai bộ phận được gọi là rôto.
D. cả hai bộ phận được gọi là stato.
Đáp án: A
Câu 18: (chương II / bài 34/ mức 1)
Quan sát hình bên và cho biết đây là sơ đồ cấu tạo của loại máy nào trong các loại máy sau: 
A. Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay
B. Động cơ điện một chiều.
C. Máy biến thế.
D. Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay
Đáp án: A
Câu 19: (chương II / bài 34/ mức 1)
Đối với máy phát điện xoay chiều có nam châm quay thì: 
A. stato là nam châm.
B. stato là cuộn dây dẫn.
C. stato là thanh quét.
D. stato là 2 vành khuyên. 
Đáp án: B
Câu 20: (chương II / bài 34/ mức 1)
Quan sát hình bên và cho biết đây là sơ đồ cấu tạo của loại máy nào trong các loại máy sau: 
A. Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay.
B. Động cơ điện một chiều.
C. Máy biến thế.
D. Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.
Đáp án: D
Câu 21: (chương II / bài 34/ mức 2)
Ở Việt Nam các máy phát điện trong lưới điện quốc gia có tần số 
A. 25Hz.
B. 50Hz.
C. 75Hz.
D. 100Hz.
Đáp án: B
Câu 22: (chương II / bài 34/ mức 2)
Bộ phận chính của bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều gồm 
A. hai bán khuyên và hai chổi quét. 
B. hai vành khuyên và hai chổi quét. 
C. chỉ có hai vành khuyên. 
D. một bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét. 
Đáp án: B
Câu 23: (chương II / bài 34/ mức 2)
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì: 
A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Đáp án: D
Câu 24: (chương II / bài 34/ mức 2)
Trong các máy phát điện lớn dùng trong công nghiệp, để tạo ra từ trường mạnh người ta thường dùng 
A. Nam châm vĩnh cửu.
B. Nam châm điện.
C. Kim nam châm.
D. Nam châm chữ U
Đáp án: B 
Câu 25: ( chương II/ bài 35/ mức 1)
Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt? 
A. Bóng đèn sợi tóc.
B. Mỏ hàn điện.
C. Quạt điện.
D. Máy sấy tóc.
Đáp án: B
Câu 26: ( chương II/ bài 35/ mức 1)
Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được 
A. cường độ dòng điện xoay chiều.
B. cường độ dòng điện một chiều.
C. giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều.
D. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
Đáp án: D
Câu 27: ( chương II/ bài 35/ mức 1)
Để đo cường độ của dòng điện xoay chiều, ta mắc ampe kế xoay chiều 
A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.	
B. nối tiếp vào mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế.
C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế.
Đáp án: A
Câu 28: ( chương II/ bài 35/ mức 1)
Để đo hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều, ta mắc vôn kế xoay chiều 
A. nối tiếp với mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng. 	
B. nối tiếp với mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế.
C. song song với mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của chúng.
D. song song với mạch cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế.
Đáp án: C
Câu 29: ( chương II/ bài 35/ mức 1)
Dùng ampe kế xoay chiều có thể đo được 
A. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều.
B. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
C. giá trị nhỏ nhất của cường độ dòng điện một chiều.
D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
Đáp án: D
Câu 30: ( chương II/ bài 35/ mức 2)
Phát biểu không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều? 
Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều
A. có khả năng trực tiếp nạp điện cho ăcquy.
B. tỏa nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. có khả năng làm bóng đèn phát sáng.
D. gây ra từ trường.
Đáp án: A
Câu 31: ( chương II/ bài 35/ mức 2)
Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện? 
A. Tác dụng nhiệt. 	
B. Tác dụng từ. 	
C. Tác dụng quang. 	
D. Tác dụng sinh lí. 
Đáp án: B
Câu 32: ( chương II/ bài 35/ mức 2)
Một bóng đèn loại 12V – 6W được mắc vào mạch điện một chiều thì đèn sáng bình thường. Nếu mắc đèn vào mạch điện xoay chiều mà đèn vẫn sáng như trước, khi đó cường độ dòng điện qua đèn có giá trị 
A. 2A.
B. 1A.
C. 0,5A.
D. 0,1A.
Đáp án: C
Câu 33: ( chương II/ bài 35/ mức 2)
Một bóng đèn có ghi 12V– 6W lần lượt được mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 12V thì độ sáng của đèn 
A. ở mạch điện một chiều mạnh hơn ở mạch điện xoay chiều.
B. ở mạch điện một chiều yếu hơn ở mạch điện xoay chiều. 
C. ở cả hai mạch điện đều như nhau.
D. ở mạch điện xoay chiều có lúc mạnh có lúc yếu.
Đáp án: C
Câu 34: ( chương II/ bài 35/ mức 3)
Để đo hiệu điện thế của mạng điện dùng trong gia đình, ta cần chọn vôn kế có giới hạn đo
A. nhỏ hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).
B. nhỏ hơn 220V, có kí hiệu DC (hay – ).
C. lớn hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).
D. lớn hơn 220V, có kí hiệu DC (hay – ).
Đáp án: C
Câu 35: ( chương II/ bài 35/ mức 3)
Sử dụng vôn kế xoay chiều để đo hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong gia đình thấy vôn kế chỉ 220V. Nếu đổi chỗ hai đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì kim của vôn kế sẽ 
A. quay ngược lại và chỉ 220V.
B. quay trở về số 0.
C. dao động liên tục, không chỉ một giá trị xác định nào.
D. vẫn chỉ giá trị cũ.
Đáp án: D
Câu 36: ( chương II/ bài 36/ mức 1)
Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do 
A. tác dụng từ của dòng điện.
B. tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. tác dụng hóa học của dòng điện.
D. tác dụng sinh lý của dòng điện.
Đáp án: B
Câu 37: ( chương II/ bài 36/ mức 1)
Những phương án có thể làm giảm hao phí trên đường dây tải điện là 
A. giảm điện trở dây dẫn, tăng hiệu điện thế truyền tải.
B. giảm điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.
C. tăng điện trở dây dẫn, giảm hiệu điện thế truyền tải.
 ... ửa sổ cho sáng.
C. Cho ánh sáng chiếu vào pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.
D. Phơi quần áo ngoài trời nắng.
Đáp án: D
Câu 343: (chương III/ bài 56/ mức 1)
Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng.
D. hóa năng.
Đáp án: B
Câu 344: (chương III/ bài 56/ mức 1)
Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra? 
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh học.
Đáp án: C
Câu 345: (chương III/ bài 56/ mức 2)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật có màu sắc khác nhau: 
A. Vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật có màu trắng. 
B. Vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng kém hơn vật có màu trắng.
C. Vật có màu đen không hấp thụ năng lượng ánh sáng.
D. Vật có màu đỏ hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật có màu đen.
Đáp án: A
Câu 346: (chương III/ bài 56/ mức 2)
Các chậu cây cảnh đặt ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy rõ tầm quan trọng tác dụng nào của ánh sáng ? 
A. Tác dụng nhiệt. 	
B. Tác dụng quang điện. 
C. Tác dụng sinh học.	
D. Tác dụng từ.
Đáp án: C 
Câu 347: (chương III/ bài 56/ mức 2)
Bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các xe chở xăng, dầu thường sơn các màu sáng như màu nhũ bạc, màu trắng,. Câu giải thích đúng là: 
A. Để chúng hấp thụ nhiệt dễ hơn.
B. Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
C. Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng. 
D. Để tránh tác dụng quang điện của ánh sáng.
Đáp án: B
Câu 348: (chương III/ bài 56/ mức 2)
Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối 
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Đáp án: B
Câu 349: (chương III/ bài 56/ mức 2)
Để được ấm hơn vào mùa đông, người ta thường mặc quần áo có màu
A. trắng.
B. sẫm.
C. hồng.
D. kem.
Đáp án: B
Câu 350: (chương III/ bài 56/ mức 3)
Xà cừ hay võ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời thường có màu sắc lấp lánh. Nguyên nhân là do 
A. xà cừ, võ hến chúng được nhuộm các màu sắc khác nhau.
B. khả năng phản xạ các ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau.
C. tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời lên chúng.
D. tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời lên chúng.
Đáp án: B
Câu 351: (chương III/ bài 56/ mức 3)
Các tia sáng mặt trời hội tụ nhờ gương cầu lõm hay thấu kính hội tụ đốt cháy nhanh hơn đối với giấy có màu 
A. xanh lam.	
B. đỏ.
C. đen.	
D. trắng.
Đáp án: C
Câu 352: (chương III/ bài 56/ mức 3)
Trong đời sống hàng ngày, người ta thường dùng khái niệm màu sáng và màu tối thì 
A. Màu sáng hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn màu tối
B. Màu sáng hấp thụ năng lượng ánh sáng yếu hơn màu tối.
C. Màu sáng và màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng như nhau.
D. Màu sáng và màu tối không hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Đáp án: B
Câu 353: (chương IV/ bài 59/ mức 1)
Máy sấy tóc đang hoạt động, đã có sự biến đổi 
A. điện năng thành cơ năng và quang năng.
B. điện năng thành quang năng và nhiệt năng.
C. điện năng thành nhiệt năng và cơ năng.
D. điện năng thành hóa năng và quang năng.
Đáp án: C
Câu 354: (chương IV/ bài 59/ mức 1)
Máy quạt hoạt động dựa vào sự chuyển hóa năng lượng từ 
A. điện năng sang cơ năng.
B. quang năng sang cơ năng.
C. nhiệt năng sang điện năng.
D. hóa năng sang điện năng.
Đáp án: A.
Câu 355: (chương IV/ bài 59/ mức 1)
Thiết bị chuyển hóa năng thành điện năng là 
A. đinamô xe đạp.
B. ắc quy.
C. pin mặt trời.
D. máy phát điện một chiều.
Đáp án: B.
Câu 356: (chương IV/ bài 59/ mức 1)
Những đơn vị đo năng lượng là 
A. kB, kg, kW.
B. km, kg, kN.
C. kW, kA, kV.
D. kJ, kWh, Kcal.
Đáp án: D.
Câu 357: (chương IV/ bài 59/ mức 1)
Quả bóng không có cơ năng trong trường hợp 
A. quả bóng đang nằm yên trên sân.
B. quả bóng đang lăn trên sân nhanh dần.
C. quả bóng đang lăn trên sân chậm dần.
D. quả bóng được nâng lên khỏi mặt đất.
Đáp án: A.
Câu 358: (chương IV/ bài 59/ mức 2)
Trong các thiết bị điện sau, thiết bị tiêu thụ điện năng dưới dạng hao phí là 
A. bóng đèn điện dây tóc.
B. ấm đun nước bằng điện.
C. máy biến áp.
D. nồi cơm điện.
Đáp án: C.
Câu 359: (chương IV/ bài 59/ mức 2)
Máy phát điện sử dụng nhiên liệu có sự chuyển hóa năng lượng từ : 
A. điện năng, cơ năng, quang năng.
B. nhiệt năng, cơ năng, điện năng.
C. cơ năng, hóa năng, quang năng.
D. điện năng, hóa năng, quang năng.
Đáp án: B.
Câu 360: (chương IV/ bài 60/ mức 1)
Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng, có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng khi vật đang 
A. đi lên. 
B. đi xuống.
C. đi lên và đi xuống.
D. chạm đất.
Đáp án: A
Câu 361: (chương IV/ bài 60/ mức 1)
Trong động cơ điện có sự chuyển hóa năng lượng từ 
A. điện năng thành nhiệt năng.
B. điện năng thành cơ năng và nhiệt năng. 
C. nhiệt năng thành điện năng và cơ năng.
D. cơ năng thành điện năng. 
Đáp án: B
Câu 362: (chương IV/ bài 60/ mức 1)
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì 
A. quả bóng bị trái đất hút.
B. quả bóng đã thực hiện công.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. 
Đáp án: D
Câu 363: (chương IV/ bài 60/ mức 1)
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do 
A. thế năng xe luôn giảm dần.
B. động năng xe luôn giảm dần.
C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát. 
D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: C
Câu 364: (chương IV/ bài 60/ mức 2)
Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng? 
A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. 
C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.
D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác. 
Đáp án: D
Câu 365 : (chương IV/ bài 60/ mức 2)
Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được 
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J. 
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J. 
Đáp án: B
Câu 366: (chương IV/ bài 60/ mức 2)
Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành 
A. cơ năng. 
B. nhiệt năng.
C. cơ năng và nhiệt năng.
D. cơ năng và năng lượng khác.
Đáp án: A
Câu 367: (chương IV/ bài 60/ mức 2)
Một quả bóng được thả rơi từ độ cao 5m cách mặt đất. Sau lần chạm đất thứ nhất quả bóng mất cơ năng mà nó đã có được trước khi chạm đất. Vậy sau lần chạm đất này quả bóng nảy lên được độ cao 
A. 1m.
B. 2,5m.
C. 3m.
D. 4m. 
Đáp án: D
Câu 368: (chương IV/ bài 60/ mức 2)
Một quả cầu có khối lượng 0,5 kg được thả rơi từ độ cao 5m cách mặt sàn. Sau lần chạm sàn quả cầu nảy lên được độ cao 3m. Phần năng lượng biến đổi thành nhiệt năng có giá trị 
A. 1J.
B. 10J. 
C. 1,5J.
D. 15J. 
Đáp án: B
Câu 369: (Chương IV/ bài 61/ mức 1)
Ở nhà máy nhiệt điện
A. cơ năng biến thành điện năng.
B. nhiệt năng biến thành điện năng.
C. quang năng biến thành điện năng.
D. hóa năng biến thành điện năng.
Đáp án: B
Câu 370: (Chương IV/ bài 61/ mức 1)
Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Đáp án: B
Câu 371: (Chương IV/ bài 61/ mức 1)
Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là
A. lò đốt than.
B. nồi hơi.
C. máy phát điện.
D. tua bin.
Đáp án : D
Câu 372: (Chương IV/ bài 61/ mức 1)
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng?
A. máy quạt.
B. bàn là điện.
C. máy khoan.
D. máy bơm nước.
Đáp án : B
Câu 373: (Chương IV/ bài 61/ mức 2)
Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là
A. nhiên liệu.
B. nước.
C. hơi nước.
D. quạt gió.
Đáp án : C
Câu 374: (Chương IV/ bài 61/ mức 2)
Khi nước trong hồ chứa giảm xuống đến cận mức báo động thì các nhà máy thủy điện sử dụng biện pháp 
A. cho một số tổ máy ngừng hoạt động.
B. ngừng cấp điện.
C. tăng đường kính ống dẫn từ hồ đến máy phát.
D. tăng số máy phát điện hơn so với bình thường.
Đáp án: A
Câu 375: (Chương IV/ bài 61/ mức 2)
Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là 
A. tránh được ô nhiễm môi trường.
B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
C. tiền đầu tư không lớn.
D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
Đáp án: A
Câu 376: ( Chương IV/ Bài 62/ mức 1)
Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió? 
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ.
D. Có công suất rất lớn.
Đáp án: D
Câu 377: ( Chương IV/ Bài 62/ mức 1)
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là: 
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Đáp án: D.
Câu 378: ( Chương IV/ Bài 62/ mức 1)
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là : 
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Đáp án: A.
Câu 379: ( Chương IV/ Bài 62/ mức 2)
Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất? 
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than.
B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhà máy thủy điện.
Đáp án: B
Câu 380: ( Chương IV/ Bài 62/ mức 2)
Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là 
A. nhà máy phát điện gió. 
B. pin mặt trời. 
C. nhà máy thuỷ điện. 
D. nhà máy nhiệt điện. 
Đáp án: D.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo cau hoi trac nghiem Ly 9 HK 2.doc