Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường trong phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường trong phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010

Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tại chỉ thị 40/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2013. Bộ giáo dục đã chỉ thị rõ một trong những yêu cầu cần đạt được qua đợt phát động này là “ Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinhtrong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo”. Thiết nghĩ để những mục tiêu và yêu cầu của phong trào đạt hiệu quả thì yêu cầu mỗi giáo viên chúng ta cần phải có ý thức chủ động cùng với nhà trường, ngành giáo dục, phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi người dân cùng phối hợp “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành công và hiệu quả, mà trong đó bảo vệ môi trường là công việc đầu tiên của phong trào này.

Qua những khảo sát thực tế gần đây, môi trường đã thực sự lên tiếng cảnh báo đối với toàn nhân loại. Chất lượng môi trường ngày càng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Vì thế mà trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lí giáo dục về bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ nay đến hết năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.

Trong những gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu học Lê Văn Tám nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt và được giảng dạy ngay từ lớp một. Song, việc giáo dục môi trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế. Các kiến thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn, chưa có hệ thống. Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên còn có phần hời hợt, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa được đề cập một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

 

doc 19 trang Người đăng thu10 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường trong phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÚK
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
Sáng kiến kinh nghiệm:
BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG PHONG TRÀO: “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
	Năm học 2009 - 2010
	Họ và tên: PHẠM THỊ KIM
	Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Tám
BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG PHONG TRÀO “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 2009 - 2010
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Lí do chọn đề tài
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tại chỉ thị 40/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2013. Bộ giáo dục đã chỉ thị rõ một trong những yêu cầu cần đạt được qua đợt phát động này là “ Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinhtrong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo”. Thiết nghĩ để những mục tiêu và yêu cầu của phong trào đạt hiệu quả thì yêu cầu mỗi giáo viên chúng ta cần phải có ý thức chủ động cùng với nhà trường, ngành giáo dục, phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi người dân cùng phối hợp “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành công và hiệu quả, mà trong đó bảo vệ môi trường là công việc đầu tiên của phong trào này.
Qua những khảo sát thực tế gần đây, môi trường đã thực sự lên tiếng cảnh báo đối với toàn nhân loại. Chất lượng môi trường ngày càng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Vì thế mà trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lí giáo dục về bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ nay đến hết năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp. 
Trong những gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu học Lê Văn Tám nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việtvà được giảng dạy ngay từ lớp một. Song, việc giáo dục môi trường qua các môn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn còn hạn chế. Các kiến thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường đôi lúc còn tản mạn, chưa có hệ thống. Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên còn có phần hời hợt, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa được đề cập một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước.
Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ học chính khoá và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằng nhiều con đường giáo dục khác nhau.
Năm học 2009-2010 là năm học thứ 2 mà kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai thực hiện rộng khắp trong toàn ngành. Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết.Vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức lại các chuyên đề về thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học. Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
 Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu biết về môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. 
Bản thân tôi, là một Hiệu trưởng, trực tiếp quản lí công tác dạy và học cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác ở trường tiểu học, qua các hoạt động giáo dục tại trường, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lí công tác giáo dục môi trường trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với hi vọng sẽ đóng góp được ít nhiều cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
1.2 Thực trạng môi trường ở Việt Nam và công tác giáo dục môi trường tại trường tiểu học Lê Văn Tám:
	a. Thực trạng môi trường Việt Nam:
Có thể nói, chất lượng môi trường Việt Nam hiện tại đang ở tình trạng báo động.Tài nguyên rừng cạn kiệt; tài nguyên đất suy thoái; tài nguyên biển suy kiệt; môi trường đất, nước, không khí ô nhiễm nặng; dân số tăng nhanh và phân bố không đều đã gây sức ép quá lớn đôi với môi trường.
- Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do:
+ Nhu cầu nhu cầu nước dùng trong sinh hoạt nông nghiệp, công nghiệp ngày càng tăng nhanh
+ Nạn vứt rác bừa bãi, ngay cả dọc đường quốc lộ.
+ Tại Đắk Lắk tình trạng phá rừng để làm nương rẫy còn phổ biến.
+ Các chất thải của công nghiệp, của bệnh viện, của khu chăn nuôi, khu dân cư không được xử lí đúng quy trình. 
- Ô nhiễm không khí do: 
+ Chất thải của giao thông, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ sinh hoạt của con người.
+ Khói, chất độc...... của các hiện tượng tự nhiên.
+ Các vi sinh vật tồn tại trong không khí.
b. Công tác giáo dục môi trường tại trường tiểu học Lê văn Tám: 
Từ năm học 2008 – 2009 đến nay Sở giáo dục và đào tạo Đắk Lắk đã biên soạn và mở lớp tập huấn về giáo dục: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để đưa vào giảng dạy lồng ghép với môn TNXH. Đến năm học này việc lồng ghép giáo dục môi trường ở tất cả các môn học.Nhà trường đã đưa giáo dục môi trường vào giảng dạy một cách triệt để.
	- Nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường đôi lúc còn chưa cao. Các kĩ năng về bảo vệ môi trường cho học sinh vẫn còn chưa được đầy đủ. Tính tự giác trong bảo vệ môi trường của học sinh ít nhiều vẫn còn hạn chế. Hiện tượng bẻ cành, hái hoa, xả rác... đôi khi vẫn còn xảy ra trong nhà trường. 
1.3 Những căn cứ:
- Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; 
- Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường".
- Tài liệu hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của Sở giáo dục Đắk Lắk năm 2008.
- Tài liệu giáo dục, bảo vệ môi trường trong các môn: tiếng Việt, Đạo đức, khoa học, lịch sử, địa lý, mỹ thuật, âm nhạc của Vụ giáo dục tiểu học năm 2009.
1.4 Giới hạn đề tài: Đề tài được thực hiện tại trường TH Lê Văn Tám.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Với khả năng thực tế, trên cơ sở quá trình công tác tại trường, tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về môi trường và giáo dục môi trường tại trường Lê Văn Tám.Tôi nghĩ rằng, để thực hiện tốt công tác GDMT trong trường tiểu học, người cán bộ quản lí cần phải thực hiện được những nội dung cơ bản như sau:
II.1/ Xác định đúng các nội dung quản lí giáo dục môi trường trong nhà trường.
a. Xác định mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường:
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cải thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em. Cụ thể:
* Về kiến thức: 
 Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu có những kiến thức cơ bản về môi trường như: 
- Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan hệ giữa chúng.
- Các mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh.
* Về kĩ năng: 
	- Học sinh có thể nhận biết các hành vi gây hại đến môi trường.
	- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh; Biết chia sẻ, hợp tác
 - Thực hiện những hành vi bảo vệ môi trường và tham gia vào những hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi các em.
	- Các em thường xuyên có ý thức giữ vệ sinh tại trường, tại lớp. Xây dựng trường lớp luôn xanh, sạch , đẹp. 
* Về thái độ - tình cảm:
 - Bước đầu hình thành ở các em những tình cảm, thái độ đúng đắn và thân thiện với môi trường. Giúp các em biết sống hoà hợp, gần gũi và thân thiện với tự nhiên; Biết yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương đất nước; Biết quan tâm đến môi trường xung quanh.
Giúp học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi các em.
b. Xác định nội dung giáo dục môi trường:
Nội dung giáo dục môi trường trong trường tiểu học được lồng ghép, tích hợp trong các môn học và được đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như:
Môi trường xung quanh học sinh.
Khái niệm về ô nhiễm môi trường.
Ý thức về bảo vệ môi trường.
Kĩ năng về bảo vệ môi trường trong cuộc sống và hoạt động.
 Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúng trong bảo vệ môi trường.
Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở những hoạt động được thiết kế trên cơ sở một số khái niệm cơ bản có sẵn trong sách giáo khoa, nhằm làm rõ giá trị của môi trường đối với đời sống con người. Các hoạt động giáo dục môi trường cuối cùng phải hình thành được ở học sinh ý thức vê môi trường và có kĩ năng hành động thực tiễn để giải quyết các vấn đề môi trường.
c. Xác định các biện pháp giáo dục môi trường:
Giáo dục môi trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở các cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung giáo dục môi trường đến với học sinh một cách hiệu quả, cần lựa chọn những cách tiếp cận hợp lí và khoa học. Lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường.
Nghiên cứu từ thực tế, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là:
Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn ...  Cư Pơng, Pơng Drang đi Cư Pô.
Ví dụ: Đường xã nối thôn 8 đi thôn 6, thôn 7 đi thôn 9,
Giao thông đường sắt ngoài cung cấp kiến thức sách giáo khoa, giáo viên còn cung cấp một số kĩ năng đi bộ giao nhau với đường sắt ở địa phương.
- Giáo dục học sinh có thói quen nắm được luật để xử lí khi đi bộ trên đường giao nhau với đường sắt.
+ Đi bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn:
- Khi gặp tàu đi qua nó giao nhau với đường bộ học sinh phải dừng lại cách đường ray 5m chờ tàu lửa chạy qua xong lúc đó học sinh mới được qua.
+ Đi bộ trên đường giao nhau với đường sắt có rào chắn:
- Khi có tàu hỏa đi qua học sinh phải dừng lại cách xa rào chắn chờ tàu chạy qua. Khi người kiểm soát đường tàu mở rào chắn thì học sinh mới được qua. Tuyệt đối không được chui rúc khi chưa có lệnh của người kiểm soát đường tàu.
- Qua bài học này Đội cùng với nhà trường tổ chức phong trào “Em yêu đường sắt quê em” để bảo vệ đường tàu. Việc làm cụ thể là thu nhặt đá rơi bỏ vào chân đường tàu. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức không dạo chơi trên đường tàu, không ném đá khi tàu đang chạy gây tai nạn cho hành khách trên tàu.
- Do địa phương chúng ta chưa có đường sắt đi qua (Hoặc giao nhau với đường bộ), chúng ta cần nắm vững kiến thức tham gia giao thông ở những tuyến đường có đường sắt đi qua, trong trường hợp chúng ta đi tham quan du lịch,
- Vì địa bàn của xã xa, đường quốc lộ hẹp, phương tiện tham gia giao thông nhiều, đa dạng, học sinh tiếp xúc với các biển báo giao thông và biển hướng dẫn còn hạn chế.
- Qua bài này giáo viên cung cấp các biển báo và biển hướng dẫn đã có trong chương trình. Ngoài ra, giáo viên cung cấp biển hướng dẫn đèn tín hiệu để học sinh nắm. Biển hướng dẫn đèn tín hiệu được đặt ở ngã tư của đô thị hay thành phố, biển này có tác dụng hạn chế ách tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông, phần này giáo viên làm đồ dùng trực quan qua mô hình điện để học sinh hiểu các tín hiệu.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh kĩ năng đi khi gặp đèn tín hiệu:
+ Khi đèn xanh bật sáng thì học sinh có quyền đi qua.
+ Khi đèn vàng bật sáng thì học sinh đi chậm lại lại.
+ Khi đèn đỏ bật sáng thì học sinh dừng hẳn lại, không đi được.
- Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn:
Trong phần này giáo viên giáo dục cho học sinh nắm được đặc điểm an toàn khi đi bộ, không an toàn khi đi bộ.
Ví dụ: Ở thành phố khi qua đường cần phải đi trên vạch dành cho người đi bộ. Ở những nơi không có vạch cho người đi bộ học sinh cần quan sát kĩ xung quanh có xe cùng chiều hay ngược chiều khi đó các em mới được qua đường. Chú ý không chạy ngang qua một cách bất ngờ dễ xảy ra tai nạn.
Qua thực tế địa phương, đường giao thông là quốc lộ chật hẹp quanh co, nhiều chỗ khó khăn. Đường nông thôn có nhiều đoạn đất đã lởm chởm mưa bùn, nắng bụi; có đoạn cua quẹo, khúc khuỷu. Những nơi này thường xảy ra tai nạn. Giáo viên cần giáo dục cho học sinh cách đi bộ an toàn cho từng nơi, từng chỗ. Học sinh đi trên đường phải đi đúng phần đường của mình về bên phải. Tuyệt đối không đi hàng hai, hàng ba, không đùa nghịch chạy nhảy đi trên đường. 
Khi đi xe đạp học sinh cần đi với tốc độ chậm, không phóng nhanh không đèo ba, không đua xe, không lạng lách không thả tay khi xe đang chạy. Với thực tế này giáo viên đưa tình huống để học sinh giải quyết.
Ví dụ: Khi đi trên đường, em đi bên phải mà gặp một “ổ gà” lớn không thể đi qua được lúc đó có xe đi tới em xử lí thế nào cho đúng.
Học sinh giải quyết tình huống
+ Đi về bên trái “ổ gà” xe đi qua rồi mới tiếp tục đi về bên phải. Giáo viên kết luận học sinh có thể đi qua bên trái nếu nhìn phía trước hoặc phía sau không có xe đi tới thì các em có thể qua được. Còn nếu có xe đi tới các em dừng lại chờ cho xe qua rồi các em mới đi.
2. Dạy an toàn giao thông thông qua các môn học khác:
- Giáo dục an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội khi dạy các môn học khác có những bài có liên quan đến giáo dục an toàn giao thông giáo viên cần lồng ghép vào để giáo dục ý thức trách nhiệm an toàn giao thông cho học sinh. Qua giảng dạy tôi thấy rõ môn có liên quan đến giáo dục an toàn giao thông như sau:
a. Môn Tự nhiên và xã hội:
Qua bài: Tỉnh (thành phố) nơi con đang ở. Bài 27, 28 trang 52, 53, tiết 32 - tuần 16 khi dạy bài này, giáo viên khi cho học sinh so sánh đặc điểm của thành thị và nông thôn. Đặc điểm đường sá, xe cộ giữa thành thị và nông thôn khác nhau. Từ đó giáo viên đặt vấn đề và hỏi:
+ Ở thành phố đường xá và xe cộ như thế nào?
+ Ở nông thôn đường xá và xe cộ như thế nào?
Học sinh thảo luận và trả lời: Từ đó giáo viên có thể nêu thành phố đường xá lớn xe cộ đông đòi hỏi mọi người phải có ý thức hiểu được luật giao thông để hạn chế tai nạn. Để đảm bảo an toàn giao thông với thực tế ở nông thôn đường xá nhỏ, xe cộ ít. Mọi người chúng ta không nên chủ quan khi đi bộ và điều khiển phương tiện giao thông.
Bài: an toàn khi đi xe đạp (Bài 33 – trang 65, tuần 17 – tiết 33) 
Bài này thể hiện rõ qua từng tranh khi dạy giáo viên lồng ghép vào để giáo dục khi đi xe đạp.
Ví dụ: Bức tranh 1: Nêu được một số hành vi đi đúng hoặc đi sai
- Nhìn vào hình vẽ học sinh nêu được những người đi đúng luật như: 
+ Xe khách đi đúng luật giao thông
+ Xe đạp và xe mô tô đi đúng luật
+ Mấy bạn học sinh đi đúng phần đường dành cho người đi bộ 
+ Một ô tô dừng lại khi thấy tín hiệu đèn đỏ
- Các mhười đi sai luật giao thông là:
+ Một xe đạp vẫn đi khi có đèn đỏ
+ Một học sinh vẫn đi khi có đèn đỏ .
Tranh 3 trang 65: Khi đi xe đạp không vác đồ cồng kềnh.
Tranh 7 trang 65: Khi đi xe đạp không nên đèo 3, không thả tay khi xe đang chạy.
b. Môn Tiếng Việt:
Bài: Trận bóng dưới đường: (sách giáo khoa TV 3 tập 1, trang 54, 55 tuần 7)
Qua bài này giáo viên lồng ghép để giáo dục ý thức cho học sinh. Các em không nên chơi bóng đa dưới lòng đường. 
Ví dụ: Qua đoạn đầu của bài với chi tiết (Kítít) giáo viên đặt vấn đề:
Khi bạn Phương húi đầu cua, cúi đầu về phía trước thì có sự việc gì xảy ra?
Học sinh trả lời: Khi bạn Phương húi đầu cua có tiếng xe phanh lại em nghĩ: có tai nạn xảy ra. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức các em không nên đá bóng dưới lòng đường. Làm cản trở giao thông và xảy ra tai nạn cho bản thân và cho người khác.
Qua đoạn 2: Với chi tiết sút bóng đụng vào đầu một cụ già. Qua đó giáo viên hỏi học sinh: Chơi bóng dưới lòng đường có hại như thế nào?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại: Không nên đá bóng dưới lòng đường gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
c. Môn Toán:
Qua bài luyện tập sách giáo khoa, trang 167. 
Bài toán: Một người đi xe đạp trong 12 phút đi được 3km hỏi cứ đạp xe như vậy trong 28 phút thì đi được bao nhiêu km?
Sau khi học sinh giải bài toán giáo viên đưa ra vấn đề và hỏi: Em thử xem người đi xe đạp như vậy, tốc độ nhanh hay chậm, an toàn hay không an toàn?
Học sinh trả lời sau đó giáo viên chốt lại.
Người đi xe đạp trong bài toán này với tốc độ như vậy là đảm bảo an toàn giao thông (1 giờ đi được 15 km). Như vậy đủ mức độ an toàn khi gặp mọi tình huống xảy ra.
3. Giáo dục an toàn giao thông thông qua báo chí và thông tin đại chúng
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm giáo dục an toàn giao thông bằng nhiều hình thức ngoài dạy an toàn giao thông trong nhà trường.
Học sinh cần học luật an toàn giao thông do Bộ Giao thông vận tải tổ chức, xem sách báo hằng ngày và tìm đọc các bài viết về an toàn giao thông để hiểu và biết thêm.
- Xem chương trình “Tôi yêu Việt Nam” thông qua chương trình này yêu cầu học sinh xem để hiểu.
- Xem chương trình “Quảng cáo mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy” yêu cầu học sinh xem để hiểu biết thêm về tác dụng của đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Học sinh có tinh thần động viên và khuyến khích mọi người cùng tham gia để hiểu thêm luật giao thông.
C/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua giảng dạy chương trình an toàn giao thông Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và đào tạo. Tôi đã áp dụng và thực hiện những phương pháp trên để giảng dạy qua các năm, tôi thấy học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hiện tốt an toàn giao thông. Học sinh trên địa bàn xã ở lứa tuổi tiểu học không vi phạm luật giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, khi đi ra ra đường từ nhà đến trường hay từ trường về nhà. Đây là một thành công lớn của bản thân và nhà trường, được các cơ quan ban nghành trên địa bàn xã ủng hộ, được phụ huynh học sinh hoan nghênh tán thành.
D/ Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo dục an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, dạy an toàn giao thông ở tiểu học góp phần để tạo cơ sở ban đầu cho học sinh có ý thức hiểu một số kĩ năng cơ bản của an toàn giao thông. Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
+ Muốn dạy tốt an toàn giao thông người giáo viên giảng dạy phải nắm vững luật an toàn giao thông đường bộ.
+ Tổ chức tốt cho học sinh học tập qua các trò chơi gây hứng thú để nắm nội dung khuyến khích học sinh đọc sách, báo, xem truyền hình có chương trình an toàn giao thông.
+ Giáo dục an toàn giao thông đi sâu vào thực tế địa phương.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã dạy và rút ra được. trong quá trình viết và rút ra kinh nghiệm không thiếu những thiếu sót rất mong sự quan tâm góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để xây dựng cho đề tài hoàn chỉnh và đạt kết quả cao hơn.
III/ Khả năng ứng dụng triển khai
An toàn giao thông là một vấn đề quan trọng liên quan đến tính mạng và tài sản của con người.
“An toàn là bạn, tai nạn là thù”
Thực hiện đúng an toàn giao thông là giảm được thương vong và tài sản cho con người. Vì vậy khi dạy giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là cần thiết và thiết thực giáo viên cần đi sâu vào những kiến thức cơ bản và những kiến thức thực tế để giáo dục học sinh tham gia thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông.
Đây là một vấn đề không nhỏ để góp phần cho xã hội giải quyết và hạn chế tai nạn giao thông trên đất nước ta hiện nay.
IV/ Kiến nghị, đề xuất:
Qua đề tài này và thực tế địa phương cũng như an toàn giao thông trong cả nước nói chung và an toàn giao thông trong học đường tôi thấy an toàn giao thông là một vấn đề hết sức cần thiết, vậy tôi có một số đề xuất như sau:
- Bộ Giáo dục và đào tạo kết hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải đưa hẳn chương trình an toàn giao thông vào chương trình chính khóa áp dụng cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
- Có biện pháp chặt chẽ đối với những học sinh vi phạm luật giao thông.
- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải cần gắn những biển báo giao thông ở những nơi đường quốc lộ rẽ vào trường học.
Người thực hiện
 Trần Thị Cao Xuân

Tài liệu đính kèm:

  • docPham Thi Kim_Le Van Tam.doc