Con người luôn mong muốn có một cuộc sống đầy đủ cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.Trong đó, đa dạng hơn cả là đời sống tinh thần. Biểu hiện của nó là được yêu thương và biết yêu thương, được ước mơ, được thưởng thức cái hay, cái đẹp của cuộc đời. Điêù đó có nghĩa là được thưởng thức, được cống hiến
Một trong những điêù kiện đem lại cho con người niềm vui sống là biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn dù là ai hay làm bất cứ nghề gì. Vì ở các tác phẩm văn chương, cuộc sống đã được kết tinh thành cái đẹp qua tài năng, tâm huyết của người viết.
Là học sinh lớp 6, 7, nếu các em biết cách cảm nhận và tập làm những bài tập cảm thụ bước đầu có kết quả, sẽ giúp các em hiểu và yêu văn chương hơn, phần nào giúp các em học tốt môn Ngữ văn, đặc biệt giúp các em hiểu, yêu cuộc sống và sống tốt hơn.
Muốn rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, các em nên làm một số bài tập cảm thụ từ dễ đến khó. Dần dần kĩ năng đã thành thạo,lên các lớp trên các em sẽ dễ dàng làm những bài tập khó hơn, dài hơn. Tất nhiên khi làm những bài tập này đòi hỏi các em phải sử dụng những kiến thức cơ bản đã được truyền thụ trên lớp một cách linh hoạt và có sáng tạo.
Báo cáo chuyên đề Môn: Ngữ văn Hướng dẫn bài tập mẫu về cảm thụ thơ, văn. I. Lời giới thiệu: Con người luôn mong muốn có một cuộc sống đầy đủ cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần.Trong đó, đa dạng hơn cả là đời sống tinh thần. Biểu hiện của nó là được yêu thương và biết yêu thương, được ước mơ, được thưởng thức cái hay, cái đẹp của cuộc đời. Điêù đó có nghĩa là được thưởng thức, được cống hiến Một trong những điêù kiện đem lại cho con người niềm vui sống là biết cảm nhận cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn dù là ai hay làm bất cứ nghề gì. Vì ở các tác phẩm văn chương, cuộc sống đã được kết tinh thành cái đẹp qua tài năng, tâm huyết của người viết. Là học sinh lớp 6, 7, nếu các em biết cách cảm nhận và tập làm những bài tập cảm thụ bước đầu có kết quả, sẽ giúp các em hiểu và yêu văn chương hơn, phần nào giúp các em học tốt môn Ngữ văn, đặc biệt giúp các em hiểu, yêu cuộc sống và sống tốt hơn. Muốn rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, các em nên làm một số bài tập cảm thụ từ dễ đến khó. Dần dần kĩ năng đã thành thạo,lên các lớp trên các em sẽ dễ dàng làm những bài tập khó hơn, dài hơn. Tất nhiên khi làm những bài tập này đòi hỏi các em phải sử dụng những kiến thức cơ bản đã được truyền thụ trên lớp một cách linh hoạt và có sáng tạo. II. Các bước khi làm một bài cảm thụ: ** Khi yêu cầu làm một bài tập cảm thụ thơ, văn các em nên thực hiện thứ tự các bước sau: 1. Bước 1. Đọc kỹ và xác định yêu cầu của đề bài. Đọc kỹ đoạn thơ, đoạn văn hay bài thơ, bài văn mà đề bài cho. Hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạn, bài. 2. Bước 2. Xác định có cần thiết phải phân ý cho đoạn văn, thơ hay bài văn, thơ đó không. Nếu có thì mấy ý? Đặt tiêu đề và tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý.( Dấu hiệu nghệ thuật còn gọi là “điểm sáng nghệ thuật”- gọi tên các biện pháp nghệ thuật qua các dấu hiệu) 3. Bước 3. Lập dàn ý cho đoạn văn, hoặc bài văn. Nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật.Dự kiến nêu cảm nghĩ, đánh giá tiên lượng theo hiểu biết của em. 4. Bước 4. Viết thành đoạn văn (hoặc bài văn) cảm thụ dựa vào tìm hiểu ở ba bước trên. Trên đây là bốn bước tim hiểu một bài cảm thụ với những yêu cầu cơ bản. Các bước trên có thể linh hoạt thêm, biết thay đổi một cách hợp lý tuỳ theo các dạng bài cụ thể. III. Ví dụ minh hoạ- cách làm: ứng dụng các bước vào bài thơ “Lượm” ( Tố Hữu) – Chương trình Ngữ văn 6- Tập 1. Cho đoạn thơ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Đề bài: Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên. 1. Bước 1. - Đọc kỹ bài tập và đoạn thơ của Tố Hữu, tìm nội dung chính của đoạn thơ. - Nội dung đoạn thơ: Tám câu thơ là những nét vẽ đầy ấn tượng về hình ảnh Lượm của nhà thơ Tố Hữu. - Nghệ thuật trong đoạn thơ: cách dùng từ láy, điệp từ, so sánh, ẩn dụ. 2. Bước 2. Nội dung: - Đoạn văn cần làm nổi rõ những đặc điểm đáng yêu của chú bé Lượm. - “Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác: + Cách dùng các từ gợi hình: 4 từ láy : loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. + Điệp từ “ cái ” được nhắc lại ba lần. + So sánh : “ Mồm huýt sáo vang như con chim chích” + ẩn dụ: “ đường vàng” ( con đường tương lai dẫn đến một ngày mai tươi đẹp) 3. Bước 3. Lập dàn ý đoạn: Hình ảnh chú bé Lượm được tác giả miêu tả đầy ấn tượng. - Các từ láy có giá trị gợi tả đặc sắc làm hiện lên hình ảnh chú bé Đội viên nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn thật đáng yêu. Các từ láy đặt cuối câu thơ liên kết thành 2 cặp vần cách (1 với 3); (2 với 4) tạo lên nhạc điệu đọc lên nghe rất thú vị. - Chữ “cái” được điệp lại 3 lần qua“ cái xắc ” ; “ cái chân ” ; “ cái đầu ” đã làm cho nét vẽ sắc và khoẻ, giọng thơ trở nên hóm hỉnh , yêu thương. - Hình ảnh so sánh: Lượm giống như con chim non cất tiếng hát rộn ràng bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng. - Hình ảnh ẩn dụ: “Con đường vàng ” là một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy ắp nắng đẹp đi tới tương lai xán lạn mà Cách Mạng đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. 4. Bước 4. Viết thành đoạn thơ cảm thụ hoàn chỉnh: Tám câu thơ là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm của Tố Hữu. Lượm là chú bé ngây thơ, hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời .Với cách sử dụng nhuần nhuyễn các từ láy “ Loắt choắt ” “ xinh xinh”; “ thoăn thoắt ”; “ nghênh nghênh ” có giá trị gợi tả đặc sắc làm hiện lên hình ảnh chú đội viên nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn. Các từ láy đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách tạo nên nhạc điệu, âm điệu nghe rất thú vị. Danh từ chỉ đơn vị “Cái” được lặp lại 3 lần qua 3 nét vẽ “cái xắc”; “ cái chân ”, “ cái đầu ” đã làm cho nét vẽ thêm sắc và khoẻ, giọng thơ trở nên hóm hỉnh, yêu thương .Với dáng điệu, cử chỉ thật hài hước như “ ca lô đội lệch ”; “ mồm huýt sáo vang”; Lượm khác nào con chim non cất tiếng hát rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng. “Con đường vàng” trong đoạn thơ trên là một hình ảnh sáng giá, một so sánh thật đắt, nó tượng trưng cho con đường đi tới tương lai đầy xán lạn mà Cách Mạng đã đem lại cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm,nhà thơ Tố Hữu đã dành cho chú đội viên một tình cảm, một cái nhìn trìu mến, trân trọng đầy yêu thương. *Bài tập: Mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồnm tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ. * Gợi ý: - Tìm nội dung nghệ thuật chính. + Nội dung đoạn: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê. + Nghệ thuật đoạn: Nhân hóa; so sánh; từ gợi tả; từ láy; ẩn dụ. (Với yêu cầu đề này, các em cần phân hai ý nhỏ: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương. Tình cảm của tác giả với con sông quê hương.) IV.Kết luận: Trên đây là bài dạy kinh nghiệm được rút ra từ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6. Đó là tố chất cơ bản bước đầu giúp học hình dung cách làm một đoạn, bài thơ văn cảm thụ. Tôi tin chắc rằng, sau khi được hưóng dẫn cách làm này học sinh sẽ vơi đi phần nào bỡ ngỡ khi bắt gặp những đề trừu tượng như “ Cảm thụ thơ văn”. Thông qua báo cáo chuyên đề này, mong các đồng chí góp ý, trân trọng cảm ơn /
Tài liệu đính kèm: