Bài soạn Lớp 3

Bài soạn Lớp 3

Tập viết

ÔN CHỮ HOA A

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa A,V, D

- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Vừ A Dính và câu ứ/d.

ANH EM NHƯ THỂ CHÂN TAY

Rách lành đùm bọc, dở tay đỡ đần

- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Mẫu chữ hoa A, V, D viết trên bảng phụ.

- Tên riêng và câu ứ/d viết sẵn trên bảng lớp.

- Vở tập viết 3, tập 1.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 287 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: 	
Tập đọc
Đơn xin vào đội
I- Mục đích yêu cầu:
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài: Chú ý đọc đúng các từ dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ : Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên ...
- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới (Điều lệ, danh dự....)
- Hiểu nội dung của bài:
- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách thức viết đơn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn H luyện đọc.
- Một lá đơn có hs lớp 3 ( năm ngoái)
III- Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Các thức tổ chức
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Đọc bài hai bàn tay em
B- Dạy bài lớp:
1- Giới thiệu bài (1’)
2- Luyện đọc (8’)
 a- Đọc mẫu
b- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu kết hợp đọc đúng các từ ngữ khó: Điều lệ,thiếu niên....
- Đọc từng đoạn kết hợp giúp H hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
Đoạn 1: Từ đầu đến Đơn xin vào Đội
Đoạn 2: Từ kính gửi -> Kim Đồng
Đoạn 3: Từ Lần sau khi được học -> đất nước
Đoạn 4: Còn lại
+ Đọc cả bài
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài (12’)
- Đơn của bạn Lưu Tường Vân gửi cho Ban phụ trách Đội và Ban.. Kim Đồng
- Nhờ nội dung đơn ghi rõ địa chỉ gửi đến, nhờ người viết tự giới thiệu.
- Bạn viết đơn để xin vào Đội.
- Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa...
- Phần đầu:......
- Phần chính:....
- Phần cuối: 3 dòng cuối đơn.
4- Luyện đọc lại: (10’)
5- Củng cố, dặn dò(4’)
3H: đọc thuộc lòng và TLCH4 (SGK)
- G: nhận xét cho điểm.
- G: giới thiệu trực tiếp
- G: đọc toàn bài: giọng rõ ràng...
- H: tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài
- G: hướng dẫn H đọc đúng từ khó.
- H: có thể tạm chia bài 4 đoạn.
- H: tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (2 lượt)
- G: kết hợp hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng.
- G: giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong từng đoạn
- H: đọc từng đoạn trong nhóm.
- G: theo dõi các nhóm, nhận xét.
- 3H đọc cả bài.
- H và G nhận xét đánh giá
- Cả lớp đọc thầm bài và TLCH
? Đơn này là của ai gửi cho ai?
? Nhờ đâu em biết điều đó?
? Bạn học sinh viết đơn để làm gì?
? Những câu nào trong đơn cho biết điều đó?
? Nêu nhận xét về cách trình bày đơn.
1H: giỏi đọc lại toàn bộ đơn.
1 số H: tham gia thi đọc, G nhận xét cho điểm.
- G: nhận xét tiết học
- H: về tự tìm hiểu về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh qua bạn và người thân,để chuẩn bị cho tiếtTLV.
Rút kinh nghiệm qua tiết dạy:
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Tập viết
ôn chữ hoa A
I- Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa A,V, D
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Vừ A Dính và câu ứ/d.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở tay đỡ đần
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu chữ hoa A, V, D viết trên bảng phụ.
- Tên riêng và câu ứ/d viết sẵn trên bảng lớp.
- Vở tập viết 3, tập 1.
III- Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Các thức tổ chức
1- Mở đầu: (3’)
2- Dạy - học bài mới:
a- Giới thiệu bài (1’)
b- Hướng dẫn viết chữ hoa
Chữ A. V. D hoa (7’)
3- Hướng dẫn viết từ ứ/d (6’)
+ Giới thiệu từ ứ/d:Vừ A Dính
+ Quan sát và nhận xét.
4- Hướng dẫn viết câu ứ/d (6’)
5-Hướng dẫn viết vào vở tập viết (15’)
6- Củng cổ, dặn dò (2’)
2H: ngồi cùng bàn tự KT đồ dùng học tập.
- G: nêu y/c: HS phải cẩn thận, kiên nhẫn luyện chữ.
- G: giới thiệu trực tiếp.
- Trong tên riêng và câu ứ/d có những chữ hoa nào?
- G: Treo các chữ cái viết hoa.
- H: nhắc lại quy trình viết.
3H: lên bảng lớp viết, H dưới lớp viết bảng con.
- 3H: đọc từ ứ/d.
- G: giới thiệu: Vừ A Dính là tên của một Thiếu niên người dân tộc H’Mông.
- Từ ứ/d gồm máy chữ? Là những chữ nào? Các chữ cái có chiều cao như thế nào?
3H: Lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
(cách h/d tương tự từ ứ/d)
- H: quan sát bài viết mẫu (cả lớp)
- H: Tự viết bài (cá nhân)
- G: theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
- G: nhận xét tiết học, chữ viết HS.
- H: về viết bài và học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Nói về đội TNTP - điền vào giấy tờ in sẵn
I- Mục đích yêu cầu:
- Nói được những hiểu biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
- Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
III- Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Các thức tổ chức
1- Giới thiệu: (2’)
2- Dạy - học bài mới: 
* Bài 1:(10’) Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:
* Bài 2(20)Chép lại mẫu đơn vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
- Phần đầu của đơn gồm:
+ Tên nước ta(Quốc hiệu) và tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Địa chỉ nhận đơn.
- Phần thứ hai gồm.
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường lớp của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
- Người viết đơn ký tên và ghi rõ họ tên.
3- Củng cố - dặn dò (3’)
- G: giới thiệu trực tiếp
- G: viết các câu hỏi vào các bông hoa giấy sau đó tên trò chơi và mực đích trò chơi.
- H: xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi, H: khác bổ sung.
- G: nhận xét đưa ra câu trả lời đúng.
- 1H: nêu Y/c bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
1H: lên bảng làm bài.
2H: đọc lá đơn của mình.
- G: giúp H nêu cấu trúc của lá đơn
+ Phần đầu của lá đơn từ Cộng hoá đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?
Phần thứ hai của đơn từ Em tên là đến em xin trân trọng cảm ơn gồm những nội dung gì?
- Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
- Cả lớp tự sửa lại nội dung
- Cả lớp về tìm hiểu thêm về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, viết lại thẻ đọc sách ( theo mẫu)
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Chủ điểm - măng non
Tập đọc - kể chuyện
Ai có lỗi
I- Mục đích, yêu cầu:
A- Tập đọc:
1- Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ, tiếng khó, (khuỷu, nguệch, Cô - rét - ti, En -ri - cô hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ: nắn nót, nổi giận, lát sau, xin lỗi....
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.
- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
B- Kể chuyện:
a) Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoàn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điều phù hợp và diễn biến nội dung của câu chuỵên.
b) Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện.
- Bảng phụ có viết sẵn nôị dung cần h/d luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung
Các thức tổ chức
1- Kiểm tra bài cũ (5’)
Đọc bài Đơn xin vào Đội
2- Dạy - học bài mới:
a- Giới thiệu bài (1’)
b- Luyện đọc: (18’) 
+ Đọc mẫu
+ Hướng dẫn luyện đọc câu kết hợp đọc đúng : khuỷu,nghuệch,Cô-rét ti,En -ri -cô,...
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây,...
+ Luyện đọc theo nhóm.
+ Đọc cả bài.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (16’)
Câu chuyện kể về En - ri - cô và Cô - rét - ti
- Vì hiểu lầm nhau mà En- ri - cô và Cô - rét - ti đã giận nhau.
- Vì sau cơn giận khi bình tĩnh lại Em - ri - cô thấy rằng Cô - rét - ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình.
- En - ri - cô đã không đủ can đảm xin lỗi.
- Đúng giờ hẹn , sau giờ tan học En - ri - cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường,..
-Cô -rét-ti là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại giơ thước doạ đánh bạn.
-Bố trách En-ri-cô như vậy là đúngvì bạn là người có lỗi,..
-En-ri- cô thương bạn,biết hối hậnkhi có lỗi.Cô-rét- ti là người bạn tốt,biết quý trọng tình bạn,..
4- Luyện đọc lại (10’)
Đọc theo các vai: En-ri-cô,Cô-rét-ti,bố của En-ri-cô.
5- Kể chuyện : (20’)
Câu chuyện được kể bằng lời của En-ri-cô.
Kể lại câu chuyệnbằng lời của em
6- Củng cố, dặn dò: (15’)
+ Phải biết nhường nhịn bạn bè.
+ Phải biết tha thứ cho bạn bè.
+ Khi có lỗi cần dũng cảm nhận xét.
+ Không nên nghĩ xấu về bạn bè
2H: Lên bảng đọc bài.
1H: nêu hình thức trình bày của đơn
- G: nhận xét và cho điểm.
- G: Dùng tranh để giới thiệu
G: Đọc mẫu toàn bài.
- H: Tiếp nối nhau đọc bài mỗi H đọc một câu.
- G: sửa lỗi phát âm cho H.
- H: tiếp nối nhau đọc lại bài.
- H: đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
- H: Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu dài,tìm hiểu nghĩa từ khó chú giải cuối bài.
- H: tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng khiêm tốn
- G: hướng dẫn H đọc nhóm .
- Mỗi nhóm 4H lần lượt đọc, các H trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi.
- 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4.
- 1H: đọc đoạn 1 và 2, cả lớp đọc thầm và TLCH.
+ Câu chuyện kể về ai?
- Vì sao Cô - rét - ti vô tình chạm vào khuỷu tay En - ri - cô, làm cây bút của En- ri - cô nguệch ra một đường rất xấu.
- H: đọc đoạn 3và trả lời câu hỏi:
? Vì sao En - ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét - ti?
? En - ri - cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô - rét ti không?
- 1H: đọc thành tiếng đoạn 4,5.
?Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
?Bố đã trách En- ri - cô như thế nào?
? Bố trách En - ri - cô như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen
- 1H đọc bàiđoạn3,4,5
 - G: chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- H: luyện đọc trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc, G nhận xét nhóm đọc tốt nhất.
- 1H: nêu yêu cầu của phần kể chuyện
-Câu chuyện trong SGK được kể bằng lời của ai?
Phần kể chuyệnY/C kể bằng lời của ai?
1H.đọc phần kể mẫu,1H.kể lại theo bức tranh 1
 H kể trong nhóm: -2 nhóm kể trước lớp, mỗi H trong nhóm kể một đoạnt tương ứng với một tranh minh hoạ.G tuyên dương các H.kể chuyệntốt
+H.tìm hiểu phần đọc và phần kể chuyện rút ra được bài học gì?
+ Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện em rút ra được bài học gì?
- G: nhận xét tiết học.
- H: Về kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Khi mẹ vắng nhà
I- Mục đích, yêu cầu:
1- Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Luộc khoai, nắng cháy.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bàu thơ với giọng vui vẻ hồn nhiên tình cảm.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: buổi, quang...
- Hiểu được nội dung bài thơ: Bạn nhỏ trong bài là người con ngoan, biết thương yêu và giúp đỡ mẹ công việc nhà nhưng vẫn nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất ... ức hoạt động 
A- Kiểm tra bài cũ: 
Viết : Mạc Thị Bưởi
B - Dạy - học bài mới: 
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn H viết bảng con
a- Luyện viết chữ hoa
N, Q, Đ
b- Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
Ngô Quyền
c- Viết câu ứng dụng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
3- Hướng dẫn H viết vào vở Tập viết
4- Chấm chữa bài:
5 - Củng cố - dặn dò: 
- Từng cặp kiểm tra chéo bài viết ở nhà
- 1 H nhắc lại từ và câu ứng dụng
- 2 H viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- G nhận xét, KL
- G nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
- Cả lớp tìm các chữ hoa có trong bài.
- G viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết - 1 H nhắc lại.
- H tập viết trên bảng con
- G nhận xét, đánh giá
- 1 H đọc từ ứng dụng
- G giới thiệu : Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta....
- Cả lớp tập viết trên bảng con
- G nhận xét, đánh giá.
- 1 H đọc câu ứng dụng
- G giúp H hiểu nội dung câu ca dao
- H tập viết trên bảng con chữ Nghệ, Non, G nhận xét, đánh giá
- G nêu yêu cầu
+ Viết chữ N : 1 dòng
+ Viết câu ca dao : 2 lần
+ Viết chữ Q, Đ : 1 dòng
+ Viết tên riêng Ngô Quyền : 2 dòng
- H tự viết bài vào vở ( cả lớp )
- G theo dõi giúp đỡ H chậm
- G chấm điểm một số bài, nhận xét.
- G nhận xét tiết học
- H về luyện thêm và viết phần bài ở nhà và học thuộc từ, câu ứng dụng
Ôn tập đọc tuần 10, 11, 12 kiểm tra đọc
Tiết 1 
I - Mục đích, yêu cầu :
1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng : H đọc thông các bài tập đọc học từ đầu năm lớp 3.
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : H trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc
2- Rèn luyện kỹ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe - viết Rừng cây trong nắng.
II - Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài 
2- Kiểm tra tập đọc
3- Bài tập 2 :
a- Hướng dẫn chuẩn bị:
Đoạn văn tả cảnh đẹp rừng cây trong nắng : Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi trang trí, mùi hương lá tràm thơm ngát,...
- Uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm,...
b- Đọc cho H viết
c- Chấm chữa bài
4- Củng cố - dặn dò: 
- G giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- H lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- H đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- G đặt câu hỏi đoạn vừa đọc - H trả lời, G nhận xét, cho điểm.
- G đọc 1 lần đoạn văn - 2,3 H đọc lại, G giải nghĩa một số từ khó : uy nghi, tráng lệ
? Đoạn văn tả cảnh gì ?
- H đọc đoạn văn phát hiện ra lỗi dễ mắc phải
- H đọc cho H viết bài
- H tự chữa lỗi bằng bút chì
- G chấm khoảng 5 -7 bài, nhận xét từng bài
- G nhận xét tiết học
- H chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc
Tiết 2
I - Mục đích, yêu cầu :
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1)
2- Ôn luyện về so sánh ( Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn )
3- Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
II - Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1.
- Bảng lớp chép sẵn hai câu văn của BT 2, câu văn BT3
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài :
2- Kiểm tra tập đọc :
3- Bài tập 2:
a- Những thân cây vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b- Đước mọc san sát thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
4- Bài tập 3 :
Từ “ Biển” trong câu : Từ trong biển lá xanh rờn... Không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật : Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
5- Củng cố - dặn dò: 
- G nêu mục đích, yêu cầu của bài
- Thực hiện như tiết 1
- H đọc yêu cầu của bài
- G giải nghĩa từ : Nến, dù
- Cả lớp làm bài , phát biểu ý kiến.
- G gạch dưới những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 H đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp suy nghĩ tự làm bài, phát biểu ý kiến.
- G chốt lời giải đúng.
- 3 H nhắc lại
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 1, 2 H đặt câu có hình ảnh so sánh.
- G và cả lớp nhận xét câu H vừa đặt
- H về nhà ghi nhớ nghĩa của từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau.
Ôn tập đọc tuần 13, 14, 15 kiểm tra đọc 
 Tiết 3 + Tiết 4 
I - Mục đích, yêu cầu :
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2- Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn. Điền đúng nội dung vào giấy mời cô Hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20 -11
II - Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học
- BT2 phô tô 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ 36 phiếu
- Bút dạ
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài :
2- Kiểm tra tập đọc :
3- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
Bài tập 2 : Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hãy viết giấy mời cô
 ( thầy ) hiệu trưởng theo mẫu dưới đây : ( SGK 149 )
Bài tập 2 ( SGK 150 )
Em điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phìu và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
4- Củng cố - dặn dò: 
- G nêu mục đích, yêu cầu .
- Tiến hành tương tự như tiết 1
-1 H đọc yêu cầu trong SGK 
- 1 H đọc mẩu giấy mời trên bảng
- Cả lớp tự làm vào phiếu
- 2 H lên viết phiếu trên bảng 
- 1, 2 H nhận xét
- G đánh giá, KL
- 3 H đọc lại bài
- 1 H nêu yêu cầu của bài
- 1 H đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- H tự làm bài cá nhân
- Chú ý : Viết hoa chữ đầu câu 
- 3 H lên bảng thi làm bài nhanh
- Cả lớp và G nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn
- G chốt lời giải đúng
- H tự kiểm tra lại bài của mình
? Dấu chấm có tác dụng gì ?
- H về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK
 ôn tập bài tập đọc tuần 16, 17 kiểm tra đọc
 Tiết 5 - Tiết 6
I - Mục đích, yêu cầu 
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng T16 ,17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng ( Từ đầu năm học )
2- Luyện tập viết đơn ( Gửi thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách )
II - Đồ dùng dạy học :
- 17 phiếu : Mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng
- Bản phô tô mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài 
2- Kiểm tra tập đọc :
Hai bàn tay em, khi mẹ vắng nhà,
Quạt cho bà ngủ, mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Vàm cỏ đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
3- Bài tập 2 :
VD : Mục kính gửi : Nói rõ :
Kính gửi thư viện trường tiểu học Lê Văn Tám
+ Mục Nội dung : Câu : Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2005 vì em đã làm mất. Em xin đề nghị Thư viện cấp lại thẻ cho em.
4- Củng cố - dặn dò: 
- GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học
- Từng H lên bốc thăm chọn bài HTL, Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 1,2 phút
- H đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo phiếu chỉ định.
- G cho điểm 
- 1 H đọc yêu cầu của bài, đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- G nhắc H : So với mẫu đơn, lá đơn này cần thẻ hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất.
- 1 H làm miệng
* Chú ý : Tên đơn có thể giữ như cũ hoặc sửa là : Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
- Cả lớp viết đơn vào giấy rời, vào vở
- 1 số H đọc đơn
- G nhận xét chấm điểm 1 số đơn
- H về ghi nhớ mẫu đơn : H chưa có điểm kiểm tra HTL về tiếp tục luyện đọc
- Về chuẩn bị làm bài tập viết thư
Ôn tập 
Tiết 7 
I - Mục đích, yêu cầu :
1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL
2- Rèn kĩ năng viết : Viết được một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân ( Hoặc một người mà em quý mến ) Câu văn rõ ràng, sáng sủa
II - Đồ dùng dạy học :
- 17 phiếu : Mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu HTL
- Giấy rời để viết thư
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài :
2- Kiểm tra học thuộc lòng :
3- Bài tập 2 :
Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến 
( ông, bà , cô, bác,cô giáo cũ, bạn cũ )
4- Củng cố - dặn dò: 
- G nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
- Từng H lên bốc thăm chọn bài HTL, sau khi bốc thăm, H xem lại bài trong SGK rồi đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định, G nhận xét, cho điểm.
- 1 H đọc yêu cầu của bài
- G giúp H xác định đúng
+ Đối tượng viết thư: Một người thân ( Hoặc một người mình quý mến ) như ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ,...
+ Nội dung thư : Thăm hỏi về sức khoẻ về tình hình ăn ở, học tập, làm việc,...
- H tự viết bài
- G giúp đỡ những H chậm
- 1 số H đọc lá thư của mình
- G chỉnh sửa từng từ, từng câu cho H
- H về tiếp tục viết thư cho người thân của mình.
- G nhận xét tiết học
ôn tập 
 Tiết 8 
I - Mục đích, yêu cầu :
- Kiểm tra học thuộc lòng 17 bài tập đọc 
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy
II - Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi sẵn tên các bài HTL từ tuần 1đến tuần 17 
- 4 tờ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ
III - Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Cách thức tổ chức hoạt động 
1- Giới thiệu bài :
2- Kiểm tra học thuộc lòng
3- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy
Người nhát nhất
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố, lúc về cậu nói với mẹ:
- Mẹ ơi, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
- Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế ?
Cậu bé trả lời :
- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con.
Truyện vui
- Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
4- Củng cố - dặn dò:
- G nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
- H nhắc lại tên các bào có yêu cầu HTL
- H lên bảng gắp thăm bài đọc và TLCH
- G nhận xét, cho điểm.
- 1 H nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm để hiểu nội dung chuyện
- Cả lớp tự làm bài - 4 H làm bài
- 4 H đọc bài trên lớp.
? Bà có phải là người nhát nhất không ? Vì sao ?
( Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ )
? Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
- H về nhà kể câu chuyện vui Người nhát nhất
- G nhận xét tiết học
Ôn tập
tiết 9
Kiểm tra : Đọc - hiểu + Luyện từ và câu
I - Mục đích, yêu cầu :
- H đọc thầm bài Đường vào bản và TLCH trắc nghiệm bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng
II - Lên lớp
1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào ?
 G.HD HS làm bài trác nhiệm , điền đúng sai vào trước các câu trả lời đúng.
 H.Làm song G cùng H chữa 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13(3).doc