Bài kiểm tra vật lí lớp 6 . Thời gian làm bài 45 năm học : 2010 - 2011

Bài kiểm tra vật lí lớp 6 . Thời gian làm bài 45 năm học : 2010 - 2011

1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng

A. Thể tich của chất lỏng tăng C. Thể tích của chất lỏng không đổi

B. Thể tích của chất lỏng giảm D. Thể tích lúc đầu tăng sau giảm

2.Trong các cách xắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây cách nào đúng:

A. Rắn, lỏng, khí . C. Lỏng, khí, rắn .

B. Khí, rắn, lỏng .

3.Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một hòn bi bằng sắt:

A. Khối lượng của hòn bi tăng. C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.

B. Khối lượng của hòn bi giảm. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra vật lí lớp 6 . Thời gian làm bài 45 năm học : 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra vật lí Lớp 6
.Thời gian làm bài 45’. Tuần : Năm học : 2010 - 2011
Họ và tên :..................................Lớp :.....................
Điểm :
Lời thầy phê :
Thống nhất của tổ :
Duyệt của trường :
PhầnA: Khoanh tròn chữ cái đúng trước câu trả lơì mà em cho là đúng: (3,5điểm)
1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
Thể tich của chất lỏng tăng	C. Thể tích của chất lỏng không đổi
Thể tích của chất lỏng giảm	D. Thể tích lúc đầu tăng sau giảm
2.Trong các cách xắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây cách nào đúng?:
Rắn, lỏng, khí . 	C. Lỏng, khí, rắn .	
Khí, rắn, lỏng . 	 
3.Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một hòn bi bằng sắt?:
Khối lượng của hòn bi tăng.	C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.	D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để khe hở chỗ tiếp giáp?:
A. Khi không thể hàn hai thanh ray được.	C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh dài ra. 
B. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng.	D. Vì chiều dài thanh ray không đủ
5. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?:
A. Vì khối lượng không khí nóng nhỏ hơn. C. Vì trọng lượng riêng khí nóng nhỏ hơn
B. Vì khối lượng không khí nóng lớn hơn D.Vì trọng lượng riêng khí nóng lớn hơn 
6. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt , mở nút bằng cách nào trong các cách sau: 
A. Hơ nóng nút.	C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
B. Hơ nóng cổ lọ.	D. Hơ nóng đáy lọ.
7. Khoanh tròn chứ cái chỉ câu đúng: 10 0C ứng với bao nhiêu độ F ( oF) ?:
	A. 60 oF	B. 18 oF	C. 50 oF	D. 40 oF
Phần B: Chọn các từ, số : “Cenxiut, 32o, đang tan, nở ra, co lại “ vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích hợp? (2,0 điểm)
1.Chất rắn, lỏng, khí, đều.khi nóng lên và.khi lạnh đi.
2. 0o C là nhiệt độ của nước đá.. nhiệt độ này được lấy làm một mốc nhiệt độ của nhiệt giai.. .nhiệt độ này ứng với nhiệt độ trong nhiệt giai Farenhai.
PhầnC. Khoanh tròn chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng, chứ S nếu câu sai (1,5 điểm)
 1. Khi đun một vật rắn bằng đồng , khối lượng vật không đổi	 Đ S	
 2. Các chất khí khác nhau , nở vì nhiệt khác nhau 	 Đ S
 3. Nhiệt kế y tế có thể đo đươc nhiệt độ của nước đá đang tan Đ S
Phần D: Trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
1.Tại sao các tấm tôn lợp mái lại có dạng lượn sóng?
2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên, bầu chứa thuỷ ngân cũng nóng lên, tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?
đáp án- biểu điểm
Phần A( 3,5 điểm)
Câu 1==> câu 6: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
1-A. 2-A. 3- D. 4- C. 5- C . 6- B. 7- C
Phần B( 2,0điểm)
1 Nở ra/ Co lại (1điểm)
2. Dang tan/ Cenxiut/ 32 (1,0điểm)
Phần C (1,5 điểm)
Đ (0,5đ)
S (0,5đ)
S (0,5đ)
Phần D( 3,0điểm)
Để khi trời nóng, các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà không bị ngăn cản( 1,5 điểm)
Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên, thì cả bầu nhiệt kế và thuỷ ngận đều nóng lên, nhưng thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh (1,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kt(1).doc