Giáo án Vật lý 6 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

. Mục đích , yêu cầu :

 a. Kiến thức :

 Nhận biết được sự đông đặc là quá trình trái ngược của sự nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này .

 Vận dụng những kiến thức trong bài để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan

 b. Kỹ năng : Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ bảng biểu diễn có thể rút ra những kết luận cần thiết

 c. Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

2. Đồ dùng dạy học :

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 29 - Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://2009 Ngày dạy:6A: //2009
 6B: //2009
Tiết 29
Bài 25 . SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tt)
1. Mục đích , yêu cầu : 
	a. Kiến thức :	
 Nhận biết được sự đông đặc là quá trình trái ngược của sự nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này . 
	Vận dụng những kiến thức trong bài để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan 
	b. Kỹ năng :	 Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ bảng biểu diễn có thể rút ra những kết luận cần thiết 
	c. Thái độ :	Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .	 
2. Đồ dùng dạy học :	
	Mỗi HS : 	Mỗi em 1 thước kẻ , 1 bút chì , 1 tờ giấy tập để vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ 	 
	Cả lớp : 	Bảng phụ vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt của băng phiến dựa vào hình 25.1 .
	Hình vẽ phóng to bảng 25.1 	 
3. Các bước lên lớp :
a./ Ổn định lớp .
b./ Kiểm tra bài cũ :
	Thế nào là sự nóng chảy ?
	Hãy nêu các kết luận về sự nóng chảy ?
c./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập (5’)
 - Yêu cầu HS đọc phần 1. Dự đoán trong SGK 
 - Yêu cầu HS nêu dự đoán 
 - GV khẳng định câu trả lời
 - Thế nào là sự đông đặc ?
 - Vậy sự đông đặc có những đặc điểm nào ?
Hoạt động 2 : Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc (3’)
 - Yêu cầu HS đọc phần 2./ Phân tích kết quả thí nghiệm trong SGK (Phần a và b)S
 - GV giới thiệu thí nghiệm này chính là thí nghiệm ở tiết trước nhưng là lúc đã đun băng phiến lên 900C rồi tắt đèn cồn để cho băng phiến nguội dần 
 - GV treo bảng 25.1 , yêu cầu HS đọc bảng , GV giải thích ý nghĩa của các số liệu trên bảng 
 - GV lưu ý HS phân tích kết quả thí nghiệm tương tự như ở tiết trước 
Hoạt động 3 : Phân tích kết quả thí nghiệm (25’)
 - GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trên bảng phụ dựa vào số liệu trên bảng 25.1 
 - GV theo dõi HS vẽ , sửa sai cho những HS còn mắc lỗi 
 - GV thu bài vẽ của 1 vài HS 
 - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ 
 - Yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của HS trên bảng 
 - GV nhận xét các bài vẽ trên bảng và giấy tập HS 
 - GV treo bảng phụ đã vẽ sẵn đường biểu diễn đúng 
 - Yêu cầu HS đọc các câu C1 ; C2 ; C3 trong SGK 
 - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (khoảng 2 phút) trả lời 3 câu hỏi trên 
 - Yêu cầu đại diện của các nhóm trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét 
Hoạt động 4 : Rút ra kết luận (5’)
 - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi C4 
 - Yêu cầu HS đọc câu C4 
 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân điền từ thích hợp vào chỗ trống 
 - GV điều khiển HS nhận xét , thảo luận thống nhất câu trả lời 
 - GV chốt lại các đặc điểm chung của sự đông đặc 
 - Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của sự đông đặc
Hoạt động 5 : Vận dụng (5’)
 - Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu C5 ; C6 và C7 trong SGK
 - GV điều khiển HS trả lời , thảo luận thống nhất câu trả lời 
 - HS đọc phần 1. Dự đoán trong SGK
 - Băng phiến sự đông đặc lại 
 - Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 
 - HS đọc phần 2./ Phân tích kết quả thí nghiệm trong SGK (Phần a và b)S
 - HS đọc bảng 25.1 và nghe GV giải thích ý nghĩa của các số liệu trên bảng
 - HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian (lên bảng và vào tập)
 - HS lên bảng vẽ và vẽ vào giấy tập 
 - HS nhận xét bài vẽ của HS trên bảng
 - HS đọc các câu C1 ; C2 ; C3
 - HS hoạt động theo nhóm trả lời 3 câu hỏi trên
 - HS trả lời câu hỏi , các HS khác nhận xét , bổ sung 
 - HS đọc câu C4
 - HS hoạt động cá nhân điền từ thích hợp vào chỗ trống
 - HS nhận xét , bổ sung câu trả lời 
 - HS nhắc lại các đặc điểm của sự đông đặc
 - HS lần lượt đọc và trả lời các câu C5 ; C6 và C7 trong SGK
 - HS nhận xét , bổ sung các câu trả lời 
II./ SỰ ĐÔNG ĐẶC
1./ Dự đoán :
	SGK
* * Sự đông đặc quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
2./ Phân tích kết quả thí nghiệm :
	SGK 
3./ Kết luận :
* Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy 
* Trong suốt thời gian đông đặc , nhiệt độ của vật không thay đổi 
Nóng chảy
(Ở nhệt độ xác định)
Lỏng 
Rắn 
Đông đặc
(Ở nhệt độ xác định)
III./ VẬN DỤNG :
	SGK
d./ Cũng cố :+ Hãy nêu các đặc điểm chung của sự đông đặc ?
	+ Yêu cầu HS đọc phần Có thể em chưa biết 
e./ Dặn dò : 	+ Về nhà xem lại bài , học thuộc các kết luận trong bài , so sánh
 những điểm giống và khác nhau giữa sự nóng chảy và sự đông đặc 
	+ Làm các bài tập trong SBT , nếu có điều kiện thì làm thí 
 nghiệm quan sát sự nóng chảy và sự đông đặc của sáp đèn cầy (Paraphin)
	+ Xem trước bài 26 : “SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ”

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.29.doc