Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao sau:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu 2: Cho hai từ đơn: “chuyền”, “truyền”. Với mỗi từ hãy đặt một câu trọn
nghĩa.
Câu 3: Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.
(Rừng mơ – Trần Lê Văn)
Đoạn thơ trên có chứa phép nhân hóa. Gạch chân từ chứa phép nhân hóa?
Câu 4: Hãy chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Trong làng, đường thôn và ngõ xóm phủ kín rơm rạ.
Câu 5: Cho câu văn: Mặt hồ xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm
trắng.
Hỏi từ: “thấp thoáng” giữ chức năng ngữ pháp gì?
Câu 6: Tìm nghĩa của từ “trông” trong bài ca dao Đi cấy.
Câu 7: Hãy viết lại những bộ phận song song trong câu sau và cho biết chúng giữ
chức vụ ngữ pháp gì?
Bé lại leo lên cây dừa. Đứng trên đó bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng
trâm bầu”.
Câu 8: Chép lại một thành ngữ hoặc một câu tục ngữ có sử dụng cặp từ trái
nghĩa. Gạch chân dưới những từ đó.
ĐỀ KIỂM TRA VÀO LỚP 6: MÔN VĂN TIẾNG VIỆT (Đề thi vào trường Amsterdam – Thời gian: 30 phút) Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với những từ có gạch chân trong câu ca dao sau: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Câu 2: Cho hai từ đơn: “chuyền”, “truyền”. Với mỗi từ hãy đặt một câu trọn nghĩa. Câu 3: Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa.. (Rừng mơ – Trần Lê Văn) Đoạn thơ trên có chứa phép nhân hóa. Gạch chân từ chứa phép nhân hóa? Câu 4: Hãy chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu sau: Trong làng, đường thôn và ngõ xóm phủ kín rơm rạ. Câu 5: Cho câu văn: Mặt hồ xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm trắng. Hỏi từ: “thấp thoáng” giữ chức năng ngữ pháp gì? Câu 6: Tìm nghĩa của từ “trông” trong bài ca dao Đi cấy. Câu 7: Hãy viết lại những bộ phận song song trong câu sau và cho biết chúng giữ chức vụ ngữ pháp gì? Bé lại leo lên cây dừa. Đứng trên đó bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu”. Câu 8: Chép lại một thành ngữ hoặc một câu tục ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Gạch chân dưới những từ đó. Câu 9: Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. (Việt Nam – Lê Anh Xuân) Trong câu thơ trên có biện pháp nghệ thuật gì? Dấu hai chấm dùng để thay thế cho những từ nào? Câu 10: Trong câu thơ sau có dùng phép tu từ nghệ thuật gì? Trăng tròn như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Câu 11: Hãy chỉ rõ trạng ngữ trong câu sau: Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp lửa. Câu 12: “Với đối cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa”. Hai câu thơ trên giúp em biết được điều gì về đức tình của loài ong? Câu 13: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hao ban. Nhà thơ viết “bập bùng hoa chuối”, điều này gợi cho em hình dung thấy gì? Câu 14: Tìm một từ tượng hình miêu tả về sóng. Tìm một từ tượng hình miêu tả về gió. Câu 15: “Thẳm thẳm trời xanh lộng đáy hồ Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu Con cò bay lả trong câu hát Giấc trẻ say dài nhịp võng đu”. (Chiều thu – Nguyễn Bính)
Tài liệu đính kèm: