Bài giảng Môn Toán 6 - Phần số học - Bài 1 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm

Bài giảng Môn Toán 6 - Phần số học - Bài 1 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm

1. Kiến thức:

 - HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập thành tập số nguyên.

 - HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.

 2. Kĩ năng:

 - HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và số nguyên âm trên trục số.

 3. Tư tưởng:

 

doc 11 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1574Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Toán 6 - Phần số học - Bài 1 - Tiết 1: Làm quen với số nguyên âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 - Tiết: 42.
Ngày soạn: 21/ 07/ 2010.
chương II - Số nguyên
Bài 1 - $1. Làm quen với số nguyên âm
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
____/ ____/ 2010
6B
____/ ____/ 2010
I/ Mục tiêu.
	1. Kiến thức:
	- HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập 	 thành tập số nguyên.
	- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
	2. Kĩ năng:
	- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và số nguyên âm trên trục số.
	3. Tư tưởng:
	- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III/ Đồ dùng dạy học:
GV:	+ Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
	+ Nhiệt kế to có chia độ âm (tương tự hình 31).
	+ Bảng ghi nhiệt độ các thành phố.
	+ Bảng vẽ 5 nhiệt kế hình 35 (nếu có hoặc tự vẽ ...).
	+ Hình biểu diễn độ cao (âm, dương, không).
Phiếu học tập: 
Phiếu số 1: Cho độ cao của một số địa điểm như sau:
Đỉnh núi Phan - xi - păng: 3143m, đỉnh núi Tây Côn Lĩnh: 2149m. 
Biển Chết: -392m, Tam Đảo: 159m, đáy vực Ma - ri - an: -11524m.
Hãy điền dấu "" vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a) Đỉnh núi Phan - xi - păng cao hơn mực nước biển 3143m.
b) Biển Chết có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là -392m.
c) Đáy vực Ma - ri - an có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là 11524m
d) Biển Chết có độ cao trung bình thấp hơn mực nước biển là 392m.
e) Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao hơn mực nước biển là 2149m.
g) Tam Đảo thấp hơn mực nước biển là 1591m.
Phiếu số 2
Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được kết quả đúng.
Cột A
Cột B
Trên trục số ở hình 1.
a) Điểm Q biểu diễn số
b) Điểm P biểu diễn số
c) Điểm M biểu diễn số
d) Điểm N biểu diễn số
1) 6
2) - 5
3) + 5
4) - 4
5) - 1
HS: Thước kẻ có chia đơn vị.
IV/ Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Nội dung bài mới.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Trình tự nội dung kiến thức cần ghi
5p
5p
5p
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về chương II
GVđưa ra 3 phép tính và yêu cầu HS thực hiện:
4 + 6 = ?; 4. 6 =?; 4 - 6 = ?
 Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một loại số mới: Số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp các số nguyên.
GV: Giới thiệu sơ lược về chương "Số nguyên". 
Hoạt động 2: Các ví dụ
GV: Thế nào là số nguyên âm? 
GV: Đưa nhiệt kế hình 31 cho HS quan sát và giới thiệu về các nhiệt độ: 00C; trên 00C; dưới 00C ghi trên nhiệt kế.
HS: Trả lời phần đóng khung đầu bài.
GV: Cho HS đọc nhiệt độ ở ?1
GV: HS giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ các thành phố. Có thể hỏi thêm: Trong 8 thành phố trên thì thành phố nào nóng nhất? Lạnh nhất?
HS: Làm bài 1. (xem hình 35)
4 + 6 = 10
4. 6 = 24
4 - 6 = không có kết quả trong .
Chương số nguyên nghiên cứu từ $1 $13.
1. Các ví dụ
Khái niệm: Một số tự nhiên khác 0 mà đằng trước nó có thêm dấu trừ thì được gọi là một số nguyên âm.
Hoặc: Các số nguyên âm là các số tự nhiên có mang dấu "-" ở trước.
Ví dụ: - 1; -2; -3, ... (đọc là âm 1, âm 2, âm 3, ... hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3, ...).
Ví dụ 1: Xem SGK/ Tr 66.
Nhiệt độ 3 độ dưới 00C được viết - 30C.
Dấu "+" biểu thị nhiệt độ trên 00C. 
Dấu "-" biểu thị nhiệt độ dưới 00C.
+ Thực hiện ?1
Nóng nhất: TP. Hồ Chí Minh.
Lạnh nhất: Mát - xcơ - va.
Bài 1. SGK/ Tr 68
5p
12p
10p
GV: Cho vài em làm vào phiếu học tập sau đó thu.
GV: Giới thiệu ví dụ 2 cùng với hình vẽ minh hoạ các độ cao so với mực nước biển.
GV: Cho HS đọc nhiệt độ ở ?2
HS: Làm bài 2.
HS: Tìm hiểu ví dụ 3.
GV: Cho HS đọc nhiệt độ ở ?3
GV: Phát phiếu số 1. HS hoạt động nhóm.
Hoạt động 3: Trục số
HS: Vẽ một tia số. Biểu thị vài số tự nhiên trên tia số. 
GV: Vẽ và biểu diễn trục số như hình 32.
GV: Giới thiệu điểm gốc, chiều dương và chiều âm.
GV: Cho HS đọc nhiệt độ ở ?4
HS: Làm phiếu số 2. 
GV: Cho điểm HS trả lời đúng.
GV: Giới thiệu trục số thẳng đứng.
Hoạt động 4: Vận dụng
Dạng bài: Ghi các điểm biểu diễn số nguyên trên trục số.
Phương pháp giải: Trên trục số, các điểm biểu diễn số nguyên âm nằm ở bên trái điểm gốc; các điểm biểu diễn số tự nhiên khác 0 nằm ở bên phải điểm gốc.
GV: Cùng HS giải bài.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình bài 5 như sau.
Giải
a) Nhiệt kế a) Chỉ - 30C đọc là âm ba độ C. Nhiệt kế b) Chỉ - 20C đọc là âm hai độ C. Nhiệt kế c) Chỉ 00C đọc là không độ C. Nhiệt kế d) Chỉ 20C đọc là hai độ C. Nhiệt kế e) Chỉ 30C đọc ba độ C. 
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
Ví dụ 2: Xem SGK.
Minh hoạ
+ Thực hiện ?2
Độ ... Phan - xi - păng là dương 314mét.
Độ ... đáy vịnh Cam Ranh là âm 30mét.
Bài 2. SGK/ Tr 68: HS đọc.
Ví dụ 3: Xem SGK.
+ Thực hiện ?3
Học sinh đọc và giải thích ý nghĩa của các con số.
+ Đáp án phiếu số 1: Câu b) và câu g) sai; Các câu còn lại đúng.
2. Trục số
Điểm 0 là điểm gốc của trục số.
Chiều từ trái sang phải là chiều +
Chiều từ phải sang trái là chiều -
+ Thực hiện ?4
Điểm A: -6; Điểm C: 1.
Điểm B: -2; Điểm D: 5.
+ Đáp án phiếu số 2:
 a) 4, b) 5.
 c) 2, d) 1.
* Chú ý: Ta cũng có thể vẽ trục 
số như hình 34.
Vận dụng
Bài 3. SGK/ Tr 68
Trả lời
Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm - 776.
Bài 4. SGK/ Tr 68
Trả lời
a) Ghi tiếp các số từ trái sang phải -2; -1; 0. Điểm chỉ số 0 là điểm gốc của trục số.
b) Lần lượt ghi các số ở bên phải số -10: -9; -8; -7; -6.
Bài 5. SGK/ 68
Giải
Các điểm -3 và 3 cách điểm 0 ba đơn vị.
Có vô số cặp điểm biểu diễn số nguyên cách đều điểm 0, ví dụ ba cặp điểm: -1 và 1; -2 và 2; -3 và 3. ...
	4. Củng cố bài giảng.(2p)
	Nhắc lại kiến thức cơ bản.
	Phương pháp giải các bài.
	5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p)
	Xem và làm các bài tập đã chữa.
	Bài về: 1 8 - SBT/ Tr 76, 77.
V/ Tự rút kinh nghiệm.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Xác nhận của tổ chuyên môn.
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
 Hoàng Thị Quỳ
Tuần: 14 - Tiết: 43.
Ngày soạn: 21/ 07/ 2010.
Bài 2 - $2. Tập hợp các số nguyên
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
6A
____/ ____/ 2010
6B
____/ ____/ 2010
I/ Mục tiêu.
	1. Kiến thức:
	- HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số 	nguyên âm..
	- HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai 	hướng ngược nhau.
	2. Kĩ năng:
	- Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của 1 số nguyên.
	3. Tư tưởng:
	- HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II/ Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III/ Đồ dùng dạy học:
GV:	+ Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
	+ Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.
	+ Hình vẽ hình 39. (nếu chuẩn bị được).
HS:	+ Thước kẻ có chia đơn vị.
	+ Ôn tập kiến thức bài $1.
IV/ Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ. (5p)
HS1: Lấy 2 ví dụ thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
HS2: Chữa bài tập 8 - SBT/ Tr 77. Vẽ một trục số và cho biết:
a) Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị?
b) Những điểm nằm giữa các điểm -3 và 4?
Hướng dẫn
Ví dụ: Độ cao -30m nghĩa là thấp hơn mực nước biển 30m. Có -1000đ nghĩa là nợ 1000đ ...
__________
Vẽ trục số:
a) 5 và (-1)
b) -2; -1; 0; 1; 2; 3
__________
	3. Nội dung bài mới.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Trình tự nội dung kiến thức cần ghi
Hoạt động 1: Số nguyên
Đặt vấn đề: Vậy với các đại lượng có 2 hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng.
GV: Sử dụng trục số HS đã vẽ để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập .
HS: Lấy ví dụ về số nguyên dương, nguyên âm? Làm bài tập 6 - SGK
Hoạt động 2: Số đối
GV: Cùng HS giải bài.
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Cùng HS giải bài.
1. Số nguyên
+ Số nguyên dương: 1, 2, 3, ... 
(hoặc còn ghi: +1, +2, +3, ... nhưng dấu "+" thường được bỏ đi).
+ Số nguyên âm: -1, -2, -3, ...
+ Tập hợp các số nguyên kí hiệu là .
.
Bài 6. SGK/ Tr 70
Giải
. Đọc là âm thuộc hoặc âm là số tự nhiên. (Sai).
Đúng.
Đúng.
Đúng.
Sai.
Đúng.
	4. Củng cố bài giảng.(2p)
	Nhắc lại kiến thức cơ bản.
	Phương pháp giải các bài.
	5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.(1p)
	Xem và làm các bài tập đã chữa.
	Bài về: 49, 50. SGK/ Tr 22 - 23.
V/ Tự rút kinh nghiệm.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
?2 
?3

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 2 Chuong So Nguyen.doc