Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Tiết: Từ nhiều nghĩa

Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Tiết: Từ nhiều nghĩa

 - Giải nghĩa từ “com-pa”và từ “kiềng”?

 + Com – pa: Đồ dùng để vẽ hình tròn, gồm hai nhánh có thể mở to tuỳ ý.

 + Kiềng: đồ dùng bằng sắt hình vòng cung có ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu.

 - Vậy từ com-pa và từ kiềng là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa?

 Từ com – pa và từ kiềng chỉ có một nghĩa.

 - Tìm thêm một số từ khác chỉ có một nghĩa?

 Ví dụ: - Cải bắp, quạt trần, bếp ga, bút , bảng, văn học, toán học, sử học

 Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em có nhận xét gì về nghĩa của từ?

 

ppt 23 trang Người đăng thu10 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 6 - Tiết: Từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LTK THỊ TRẤNNHiệt liệt CHÀO mừng QUÍ THẦY Cễ về dự giờ ngữ văn lớp 6D!ThThiết kế bài giảng:PHẠM THỊ LANNghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Cho ví dụ?Đáp án: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,. ) mà từ biểu thị. Có hai cách chính giải thích nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. * VD: Thuỷ cung: Cung điện dưới nước. - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. * VD: Ghẻ lạnh: Thờ ơ, xa lánh, không gần gũi, thân thiết.Những cái chânBa chân xoè trong lửa.Chẳng bao giờ đi cảLà chiếc bàn bốn chân.Riêng cái võng Trường SơnKhông chân đi khắp nước	(Vũ Quần Phương)Nghĩa của từ “chân”:1/ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: đau chân, nhắm mắt đưa chân.2/ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng nâng đỡ các bộ phận khác: chân giường, chân kiềng, chân đèn.3/ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng .Tìm thêm một số nghĩa khác của từ chân?Ví dụ: - Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân tủ, chân bàn, chân ghế .. - Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể: Đứng trên hai chân.Bài thơ Cái gậy có một chânBiết giúp bà khỏi ngã.Chiếc com-pa bố vẽCó chân đứng, chân quay.Cái kiềng đun hằng ngàyBa chân xoè trong lửa.Chẳng bao giờ đi cảLà chiếc bàn bốn chân.Riêng cái võng Trường SơnKhông chân đi khắp nước	(Vũ Quần Phương) Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì giống nhau và khác nhau?+ Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đất.+ Khác nhau: - Chân của cái gậy là dùng để đỡ bà. - Chân của com pa để giúp com pa quay được. - Chân của cái kiềng dùng để đỡ chân kiềng và xoong, nồi đặt trên cái kiềng. - Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn.Những cái chân - Vậy từ chân là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa?  Từ “chân” là một từ nhiều nghĩa. - Tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân ?Ví dụ: - Từ mũi + Bộ phận của cơ thể người, động vật: Mũi người, mũi hổ. + Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: Mũi tàu, mũi thuyền. + Bộ phận nhọn sắc của vũ khí: Mũi dao, mũi lê, mũi súng,  - Từ chín: + Lúa, hoa quả phát triển đến thời kì thu hoạch: Lúa chín, na chín + Sự vật được xử lí qua nhiệt: Vá chín. + Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế biến qua lửa hoặc nhiệt: Cơm chín, thịt chín. - Giải nghĩa từ “com-pa”và từ “kiềng”? + Com – pa: Đồ dùng để vẽ hình tròn, gồm hai nhánh có thể mở to tuỳ ý. + Kiềng: đồ dùng bằng sắt hình vòng cung có ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu. - Vậy từ com-pa và từ kiềng là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa? Từ com – pa và từ kiềng chỉ có một nghĩa. - Tìm thêm một số từ khác chỉ có một nghĩa? Ví dụ: - Cải bắp, quạt trần, bếp ga, bút , bảng, văn học, toán học, sử học  Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em có nhận xét gì về nghĩa của từ? * Ghi nhớ: Từ có thể có một nghĩa hay có nhiều nghĩa. - Nghĩa của các từ “chân”dưới đây có mối liên hệ gì với nhau? 1/ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: đau chân, nhắm mắt đưa chân. 2/ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng nâng đỡ các bộ phận khác: chân giường, chân kiềng, chân đèn. 3/ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng . Trong những nghĩa của từ chân trên, nghĩa nào là nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển?	Nghĩa gốcNghĩa chuyển? Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa nào ?ANghĩa gốc.BNghĩa chuyển.Vậy thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển? Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.Hoan hô bạn đã chọn đúng ! - Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa? 2/ Ghi nhớ: (SGK Tr.56) Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có: - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Qua việc tìm hiểu trên, em cần ghi nhớ điều gì? Từ “lợi” trong bài ca dao dưới đây có phải từ nhiều nghĩa không? Vì sao?“Bà già đi chợ cầu đôngBói xem một quẻ lấy chồng lợi(1) chăngThầy bói gieo quẻ nói rằngLợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng không còn.” Từ “lợi” trong bài ca dao trên không phải là từ nhiều nghĩa. Nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào, không tìm ra cơ sở nghĩa chung nào. Lợi (1): ích lợi Lợi (2); (3): (trong răng lợi): phần thịt bao giữ xung quanh chân răng 	Từ “lợi” trong bài ca dao là từ đồng âm. 3/ Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa: Giữa các nghĩa có mối quan hệ với nhau, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. Từ đồng âm: Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa khác xa nhau.Luyện tậpBài 1: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.Mắt: mắt lưới, mắt dứa,mắt mía,mắt naĐầuđầu sông, đầu nhà, đầu làng, đầu tiênTay cánh tay tay ghế tay súng tay vịnBài 2: Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.Lá phổiLáLá ganLá mỡQuảQuả thậnQuả timLá láchBài 3: Trò chơi nhìn hình đoán chữ:Hộp sơnSơn cửaCái cưaCái bàoBào gỗCưa gỗ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động.Cuộn bức tranhBa cuộn tranh Hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị. Thồ bó lúaBa bó lúa a.Tác giả bài viết của Hoàng Dĩ Đình đã nêu mấy nghĩã của từ “bụng”là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?Tác giả nêu 2 nghĩa của từ “bụng”.1.Bộ phận cơ thể người chứa ruột, dạ dày2. Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín không bộc lộ ra đối với người, với việc nói chungBài viết của Hoàng Dĩ Đình còn thiếu một nghĩa của từ “bụng” là: 3. Phần phình to ở một số sự vật. Ví dụ: Bụng chân.b. Trong trường hợp sau, từ “bụng” có nghĩa gì?Ăn cho ấm bụng Anh ấy tốt bụng Chạy nhiều, bụng chân rất chắc khoẻ Bài 4: Nghĩa của từ bụng Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta thường nghĩ đến bụng. Ta thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụngBụng được dùng với nghĩa “ Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụngthì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: Suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng, chết mang đi. Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: “Bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung” ( Theo Hoàng Dĩ Đình) Bài tập 5: Đọc và phát hiện những từ viết sai lỗi chính tả trong đoạn văn sau: “ Có một cô bé tuổi trăng chòn rời miền quê có luỹ tre xanh, có đồng lúa vàng, lên thành phố để giúp công việc cho gia đình người bác. nhà bác không thiếu một thứ gì từ bếp ga, nồi cơm điên, lò vi ba, tủ lạnh nhưng cô bé ấy cơm ăn không thấy ngon, ngủ không thấy trọn dấc, ngồi bần thần khó chịu. Người bác hỏi cô vì sao mà buồn? Cô bé trả lời rất thật lòng: “ Con nhớ khói ! ”” ( Trích “Văn học và tuổi trẻ”)trNhgiĐoạn văn viết đúng:“ Có một cô bé tuổi trăng tròn rời miền quê có luỹ tre xanh, có đồng lúa vàng, lên thành phố để giúp công việc cho gia đình người bác. Nhà bác không thiếu một thứ gì từ bếp ga, nồi cơm điện, lò vi ba, tủ lạnh nhưng cô bé ấy cơm ăn không thấy ngon, ngủ không thấy trọn giấc, ngồi bần thần khó chịu. Người bác hỏi cô vì sao mà buồn? Cô bé trả lời rất thật lòng: “ Con nhớ khói ! ”” ( Trích “Văn học và tuổi trẻ”) Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK tr.56. Đọc thêm “ Về từ ngọt ” trong SGK tr.57. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) kể về một việc làm tốt của em trong đó có sử dụng 1 đến 2 từ nhiều nghĩa. CHUÙC CAÙC EM HOẽC SINH HOẽC GIOÛI HOẽCTHUÙCKEÁTTIEÁT

Tài liệu đính kèm:

  • pptTu nhieu nghia t19 - lan.ppt