1/. Về Kiến Thức:
- Giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
2/. Kĩ Năng:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh.
3/. Tư Tưởng:
Tiết: Bài: 3 PHẦN I : LỊCH SỬ THẾ GIỚI Tên bài dạy: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/. Về Kiến Thức: - Giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây Nguồn gốc loài người và các mốc lớn quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. 2/. Kĩ Năng: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh. 3/. Tư Tưởng: -Bước đầu hình thành ở học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh SGK, phóng to tranh hình 5 trang 9, bản đồ thế giới .SGK, SGV. - Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1/. Ổn định lớp: 2/. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1/. Tại sao phải xác định thời gian? 2/.Trả lời bài tập trang 6 SGK. 3/. Bài mới : +/. Giới thiệu bài mới : _ Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến nay. Hôm nay chúng ta tìm hiểu con người xuất hiện như thế nào và sống ra sao. +/. Giảng bài mới: TG Hoạt Động của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội Dung 12’ 12’ 12’ Gọi học sinh đọc đoạn 1 SGK Cho học sinh xem hình 3 + 4 SGK . Sau đó hướng dẫn học sinh rút ra một số nhận xét: Giải thích nguồn gốc người nguyên thuỷ, người tối cổ. ?/. Người ta tìm thấy di cốt người tối cổ ở đâu? cách đây bao lâu? Dùng bản đồ thế giới để xác định địa danh: Châu Phi, Gia Va. Hướng dẫn học sinh xem hình 5 SGK, nhận xét hình dáng người tối cổ. +/. Cho học sinh xem công cụ lao động bằng đá đã được phục chế. Cho học sinh nhận xét. Cho học sinh xem hình 3.4 SGK trang 8. ?/. Cho biết cuộc sống người nguyên thuỷ như thế nào? Cho học sinh quan sát hình 5, em thấy người tinh khôn khác người tối cổ như thế nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích sự khác nhau về hình dáng. ?. Người tinh khôn sống như thế nào? Gọi học sinh đọc trang 9 SGK Giải thích “Thị Tộc”, quan hệ huyết thống. - Cho học sinh xem những công cụ phục chế. Cho học sinh xem hình 7 SGK. Học học sinh đọc trang 9,10 SGK? Công cụ bằng kim loại xuất hiện, con người đã làm gì ?/. Nhờ những công cụ kim loại, sản phẩm xã hội như thế nào. -Học sinh đọc đoạn 1 SGK - Cách đây hàng chục triệu năm trên Trái Đất có loài vượn cổ sinh sống - Cách đây 6 triệu năm, một loài vượn cổ đã có thể đứng, đi bằng 2 chân dùng hai tay để cầm nắm hoa quả, lá và động vật nhỏ. - Cách đây khoảng 3.4 triệu năm, vượn cổ biến thành người tối cổ. Di cốt ở: Đông phi, Gia va (In đô nê xi a), gần Bắc Kinh (Trung Quốc). - Học sinh xem hình 5 SGK và cho nhận xét về hình dáng người tối cổ - Xem công cụ bằng đá đã phục chế, và cho nhận xét. - Xem hình 3.4 SGK trang 8 - Người tối cổ sống thành từng bầy, sống bằng săn bắt, hái lượm. Sống ở trong hang động, túp lều, lợp lá khô ... Học sinh dựa vào SGK trả lời +Người tối cổ : - Đứng thẳng, tay tự do, trán thấp, u lông mày nổi cao, hàm bạnh nhô về phía trước, hộp sọ lớn hơn vượn. Còn lớp lông mỏng. + Người tinh khôn: - Đứng thẳng, đôi tay khéo léo, xương cốt nhỏ, thể tích nảo lớn (1450 cm3) - Trán ca, mặt phẳng, cơ thể gọn, không còn lông. - Sống theo thị tộc, không sống theo bầy, sống theo từng nhóm nhỏ .. - Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn tốt hơn, vui hơn . - Mảnh tước, rìu tay, cuốc thuỗng cho học sinh quan sát Công cụ chủ yếu bằng đá, công cụ không ngừng cải tiến => năng suất lao động tăng. - Đó là công cụ bằng đồng, dao, liềm, mũi tên đồng. - Khai hoang, xẽ gỗ, làm thuyền, xẽ đá làm nhà. - Của cải dư thừa 1/. Sự xuất hiện con người trên trái đất: Thời điểm, động lực - Khái niệm vượn cổ: Loài vượn có hình dáng người, sống cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm. - Khái niệm người cổ: + Thời gian xuất hiện: Khoảng 3-4 triệu năm trước. + Đặc điểm: Thoát khỏi giới động vật, con ngưòi hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay trở nên khéo léo, có thể cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ. + Biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa. + Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Aâu - Người tinh khôn: + Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước. + Đặc điểm: Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tuy duy phát triển. + Nơi tìm thấy di cốt: Ở khắp các châu lục. - Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. - Vai trò của lao động: tạo ra con người và xã hội loài người. 2/. Sự khác nhau giữa người tối cổ và ngươi tinh khôn: - Ở người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850cm3 đến 1100cm3 - Ở người tinh khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn: 1450cm3 3/. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã . - Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) và dùng kim loại làm công cụ lao động. - Nhờ những công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa. - Một số người chiếm hữu của cải dư thừa, trở nên giàu có xã hội phân biệt thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần ta rã. Sơ kết toàn bài: Chế độ làm chung, ăn chung thời công xã thị tộc bị tan vỡ, công cụ lao động bằng kim loại ra đời, sản xuất phát triển, xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã. 4/.Củng cố bài: 1/. Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào? 2/. Đời sống bầy người nguyên thuỷ? 3/. Đời sống người tinh khôn khác người tiến bộ như thế nào? 4/. Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào? Sơ đồ tổng kết cuối bài . Công cụ sản xuất bằng kim loại Năng suất lao động tăng Sản phẩm dư thừa Giàu Nghèo Xã hội có giai cấp Xã hội nguyên thuỷ tan rã Không sống chung Công xã thị tộc ra đời 5/.Dặn Dò: Học sinh về học bài . Đọc trước bài 4 “Các quốc gia cổ đại Phương Đông”. Nhận xét tiết học:
Tài liệu đính kèm: