Bài giảng Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng

Bài giảng Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng

Mục tiêu: cần đạt

1. Kiến thức

Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng

Hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.

2. Kĩ năng

Biết chăm sóc rừng sau khi trồng

kỹ năng họat động nhóm, phân tích tranh

 

doc 4 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần: ................ 	
tiết:.........
Ngày soạn: . .
Ngày giảng: . 	lớp dạy:............. 
Bài 27: CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Mục tiêu: cần đạt
1. Kiến thức 
Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
Hiểu được nội dung công việc chăm sóc sau khi trồng.
2. Kĩ năng
Biết chăm sóc rừng sau khi trồng
kỹ năng họat động nhóm, phân tích tranh
3. Thái độ
Có ý thức, chịu khó, cẩn thận an toàn lao động trong khi chăm sóc rừng.
II. Công tác chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
+ .giáo án, SGK công nghệ 7
+ Tranh vẽ 44
2. Học sinh: 
+ học bài cũ, và chuẩn bị bài mới.
+ SGK công nghệ 7
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức ổn định lớp:
2. kiềm tra bài cũ:
 Câu hỏi : trồng rừng vào mùa nào?
 TL: mùa trồng rừng ở các tình miền bắc là mùa xuân và mùa thu, miền trung và miền Nam là mùa mưa. 
 câu hỏi : quy trình trồng rừng bằng cây con gồm những bước nào?
TL: quy trình trồng rừng bằng cây con gồm các bước: tạo lỗ trong hố, đặt cây vào lỗ hố đất,lắp đất, nén chặt,vun đất kín gốc cây.
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Chăm sóc rừng sau khi trồng là yếu tố rất cơ bản, quyết định đến tỉ lệ sống của cây và chất lượng cây trồng. 
Vậy quy trình chăm sóc như thế nào bài hôm sẽ làm rõ vấn đề này. ta vào BÀI 27: CHĂM SÓC RừNG SAU KHI TRồNG
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc.
-Hỏi: Mục đích của việc chăm sóc rừng là gì?(tạo môi trường thuận lợi giúp cây phát triển tốt, tỷ lệ sống cao.)
-Hỏi: Giải thích tại sao sau khi trồng cây rừng từ 1 - 3 tháng phải chăm sóc ngay?( cây trồng còn non yếu, tiến hành chăm sóc ngay tạo diều kiện thuận lợi cho cây phát triển nhanh, tăng sức đề khánh với môi trường khắc nghiệt.)
-Hỏi: Giải thích tại sao giảm chăm sóc khi rừng khép tán sau 3 - 4 năm?(Vì sau khi trồng từ 3- 4 năm rừng đã khép tán cũng là lúc cây trồng đã lớn có khả năng sống độc lập trong môi trường khắc nhiệt. Đồng thời khi rừng khép tán ánh sáng lọt vào rừng yếu do đó cỏ hoang dại ít không có khả năng chèn ép cây trồng)
* GV: chúng ta đã biết thời gian và số lần chăm sóc, vây công việc chăm sóc cân làm những gì? Ta vào phần II. những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
I. Thời gian và số lần chăm sóc.
 1. Thời gian: 
 Sau khi trồng cây rừng từ 01 đến 03 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm.
 2. Số lần chăm sóc: 
 Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần, năm thứ 3 và năm thứ 4 chăm sóc 1 đến 2 lần
Hoạt động 2: Tìm hiểu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
-Hỏi: Nguyên nhân nào làm cho cây rừng sau khi trồng phát triển chậm, thậm chí chỉ còn chết hàng loạt?(: Cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô cằn thiếu dinh dưỡng, thời tiết diễn biến sấu, nắng nóng, hạn hán, mưa to lâu ngày rửa trôi làm trốc rễ cây, sâu bệnh hại, thú rừng trâu bò phá hoại.)
 - Gv: Từ những nguyên nhân trên nên con người phải tác động, cải tạo môi trường sống để cây trồng sinh trưởng mạnh, có tỷ lệ sống cao. Cách tác động này được thể hiện qua nội dung chăm sóc cây trồng sau khi trồng.
 - Gv: Dùng tranh vẽ hình 44 SGK cho học sinh quan sát để phân tích các nội dung chăm sóc.
 - Gv: Cho học sinh thảo luận mục đích từng biện pháp
 - Hs: Thảo luận
 - Hs trả lời:
 1. Làm rào bảo vệ nguyên liêu là các cây dứa dai họăc cây họ đậu để bảo vệ c ây khỏi các đv phá hại
 2. Phát quang.để không bị cây dại chèn ép( ch ặt dây leo, cây bụi không có giá trị kinh tế)
 3. Làm cỏ.trừ bỏ rễ thân cành lá các cây cỏ dại tranh giành nước dinh dưỡng cây trồng( làm sạch xung quanh góc từ 0.6-1.2m, mỗi năm 2-3 lần)
 4. Xới đất, vung gốc để đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho đất. Giúp đất trồng không nghiên đổ( năm đầu xới 2 lần độ sâub 8-13cm)
 5. Bón phân. nhằm tăng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh, tăng đề khánh( bón phân tuỳ theo cây trồng VD : bạch đàn 75g supper lân + 100g NPK/cây/lần)
 6. Tỉa và dặm cây. tỉa cây nhằm chỉ để mỗi hố chỉ 1 cây khoẻ mạnh. dặm cành là đem các cây tỉa trồng vào các hố cây đả chết
 - Gv: Nhận xét kết luận
-Hỏi: Cho biết sau khi trồng rừng cây chết là do nguyên nhân nào ? (có thể do: sâu bệnh, thiếu phân bón, khí hâu không thuận lợ, không chăm sóc...
- Gv: Nhận xét kết luận
II. Những công việc chăm sóc sau khi trồng.
 1. Làm rào bảo vệ.
 2. Phát quang.
 3. Làm cỏ.
 4. Xới đất, vung gốc
 5. Bón phân.
 6. Tỉa và dặm cây.
4. củng cố bài: 
- Giáo viên: uyêu câu HS trả lời các câu hỏi sau
+chăm sóc cây gồm những công việc nào?
+ thời gian và số lần chăm sóc cây?
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Dặn dò.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị bài 28.
IV: RÚT KINH NGHIỆM:
 ..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27 CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG.doc