Khảo sát chất lượng học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí. Khối: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Khảo sát chất lượng học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí. Khối: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 : ( 2 đ )

a. Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn?

b. Vận dụng : Giải thích tại sao trên đường ray xe lửa các chỗ nối phải để cách nhau một khe hở nhỏ?

Câu 2 : ( 2 đ )

a. Sự ngưng tụ là gì ? Cho 2 ví dụ?

b. Giải thích hiện tượng sương đọng trên lá cây?

Câu 3 : (1,5 đ )

 a, Em hãy nêu công dụng của nhiệt kế? Có mấy loại nhiệt kế đã học?

 b, Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là gì? kí hiệu?

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng học kì II năm học 2011-2012 môn: Vật lí. Khối: 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kscl HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
Môn: VẬT LÍ. Khối: 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
---------------------------------------------------------------------------------------------
MA TRẬN ĐỀ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
Chương II:
Nhiệt học
1. Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2.Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
3. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm.
HS biết cách quy đổi nhiệt độ C sang nhiệt độ F.
4. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ và thể trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
5. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí, chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
6. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp dựa vào biểu hiện của sự ngưng tụ.
7. Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
8. Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của băng phiến dựa vào bảng số liệu cho trước.
Số câu hỏi
1
C1.a
3
C2.2a;C3.3; C4.4bc
3
C5.1b; C6.2b; C7.5
1
C8.4a
8 
Số điểm
1
4,5
3,5
1
 10
Tỉ lệ %
10%
45%
45%
100%
Câu 1 : ( 2 đ )
Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Vận dụng : Giải thích tại sao trên đường ray xe lửa các chỗ nối phải để cách nhau một khe hở nhỏ?
Câu 2 : ( 2 đ ) 
Sự ngưng tụ là gì ? Cho 2 ví dụ? 
Giải thích hiện tượng sương đọng trên lá cây?
Câu 3 : (1,5 đ )
 a, Em hãy nêu công dụng của nhiệt kế? Có mấy loại nhiệt kế đã học?
 b, Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là gì? kí hiệu? 
Câu 4 : ( 3 đ )
Cho bảng sau . 
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ (oC) 
20
40
60
80
80
85
90
95
Trả lời câu hỏi 
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
Chất này tên là gì ? Tại sao
Hãy trình bày về thể và nhiệt độ của chất :
Từ phút 0 – phút 4
Từ phút 6 – phút 8
Phút 10 – phút 12
Câu 5 : ( 1,5 đ )
 Tại sao khi lau nhà xong, người ta thường bật quạt để nước trên sàn nhà khô nhanh hơn?
*LƯU Ý: Riêng câu 4 c học sinh lớp 6A, B, C, E, G không phải làm. 
---------------------------------------- Hết ----------------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 a, Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi; 
 Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau; 
0,5
 Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
0,5
 b, Trên đường ray xe lửa các chỗ nối phải để cách nhau 1 khe hở nhỏ vì khi nhiệt độ tăng, hoặc giảm thì thanh ray sẽ nở ra hoặc co lại, tránh được hiện tượng thanh ray bị uấn cong. 
1
Câu 2
a, Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. 
* Ví dụ : hà hơi vào gương thấy gương mờ. 
1
b, Trong không khí bao giờ cũng có hơi nước. Ban đêm, nhiệt độ thấp, hơi nước quanh lá cây ngưng tụ lại thành hạt sương đọng trên lá.
1
Câu 3
 Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. 
 Có ba loại nhiệt kế là: Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân. 
1
 Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). 
0,5
Câu 4
 a, Vẽ đúng đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 
1
b, Chất này là chất rắn, tên là băng phiến vì nó có nhiệt độ nóng chảy ở 800C 
1
c, Hãy trình bày về thể và nhiệt độ của chất : 
Từ phút 0 – phút 4: Nhiệt độ tăng, thể rắn.
Từ phút 6 – phút 8: Nhiệt độ không đổi, thể rắn và lỏng.
Phút 10 – phút 12: Nhiệt độ tăng, thể lỏng.
1
Câu 5
 Khi lau nhà xong, ta thường bật quạt để tốc độ bay hơi của nước trên sàn nhà diễn ra nhanh hơn.
1,5
*LƯU Ý: Riêng học sinh lớp 6A, B, C, E, G làm đúng câu 4a,b được 3 điểm. 
---------------------------------------- Hết ----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKSCL HKII Ly 6.doc