Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kỳ I

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kỳ I

A- MỤC TIÊU :

- Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong chương I về: Chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động không đều, biểu diễn lực, quán tính, lực ma sát, áp suất, lực đẩy Ác- si-mét, định luật về công, công suất.

- Hs vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập.

- Giáo dục cho Hs tính cẩn thận, chính xác, tránh nhầm lẫn các công thức tính và các đại lượng.

B- CHUẨN BỊ :

- Đồ dùng:

 + Gv:

+ Hs: Mang đề cương ôn tập chuẩn bị sẵn ở nhà từ câu 1 -> 16 (62; 62 – SGK)

 - Những điểm cần lưu ý:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 16: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:........................
Ngày Giảng:
8A:.....................................
8B:....................................	.
Tiết 16
Ôn tập học kỳ I
A- Mục tiêu :
- Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong chương I về: Chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động không đều, biểu diễn lực, quán tính, lực ma sát, áp suất, lực đẩy ác- si-mét, định luật về công, công suất.
- Hs vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập.
- Giáo dục cho Hs tính cẩn thận, chính xác, tránh nhầm lẫn các công thức tính và các đại lượng.
B- Chuẩn bị :
- Đồ dùng:
	+ Gv:
+ Hs: Mang đề cương ôn tập chuẩn bị sẵn ở nhà từ câu 1 -> 16 (62; 62 – SGK)
	- Những điểm cần lưu ý:
+ Dựa vào phần câu hỏi và bài tập tổng kết chương I (62) để ôn tập cho Hs những kiến thức cơ bản đã học.
- Kiến thức bổ xung:
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức:
 Sĩ số : 8A: .. ; 8B:.. 
	II- Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp ôn tập kiểm tra.
 - Kiểm tra việc trả lời câu hỏi và bài tập ở nhà của Hs.
	III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
- Dựa vào đề cương đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Hs lần lượt trả lời các câu hỏi phần ôn tập.
Hs: Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai nếu có.
Gv: Ghi tóm tắt lên bảng.
-? Thế nào là 2 lực cân bằng?
Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi:
a, Vật đang đứng yên?
b, Vật đang chuyển động?
-? Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của 1 lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
- Yêu cầu Hs nêu rõ phương, chiều và độ lớn của lực đẩy ác-si-mét.
-? Công cơ học là gì?
-? Điều kiện để có công cơ học là gì?
- ý nghĩa của công suất?
Hs: Dựa vào bài đã chuẩn bị sẵn ở nhà lần lượt trả lời các bài tập: Chọn phương án đúng.
- Đại diện Hs trả lời.
- Cả lớp theo dõi – nhận xét – bổ xung. 
- Yêu cầu Hs đọc - tóm tắt đầu bài.
- Cả lớp cùng giải bài toán.
- Đại diện Hs lên bảng trình bày lời giải.
-? Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường ta tính như thế nào?
Hs – khác: Nhận xét – bổ xung.
A- Ôn tập
1- Chuyển động cơ học
3- Chuyển động đều: v = S/t
4- chuyển động không đều: vtb = S/t
2- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
5- Lực có thể làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
6- Lực là đại lượng véctơ
7- Hai lực cân bằng: cùng đặt vào 1 vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
a/ Đứng yên khi vật đang đứng yên.
b/ Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
8- Lực ma sát
9- Quán tính
10- áp lực phụ thuộc vào: Độ lớn của lực và diện tích mặt tiếp xúc.
áp suất: P = F/S F: áp lực
 S: diện tích bị ép
 P: áp suất
- Đơn vị: N/m2 hay Pa
11- Lực đẩy ác-si-mét
- Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có:
+ Điểm đặt trên vật
+ Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
+ Độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
 FA = d.V
Trong đó: 
 V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ
 d: Trọng lượng riêng của chất lỏng
 FA: Độ lớn lực đẩy
12- Điều kiện để 1 vật nhúng chìm trong chất lỏng:
- Nổi lên: P < FA hay dvật < dchất lỏng 
- Chìm xuống: P > FA hay dvật > dchất lỏng
- Cân bằng “lơ lửng” khi:
 P = FA hay dvật = dchất lỏng 
13-14- Điều kiện để có công cơ học:
- Biểu thức tính công: A = F.S
Trong đó: F: Lực tác dụng
 S: Quãng đường dịch chuyển
 A: Công của lực F
15- Định luật về công:
16- Công suất:
P= A/t
- Đơn vị: W, kW, MW.
- Khi nói công suất của một máy là 35 w, có nghĩa là: Trong một giây máy đó thực hiện công bằng 35 J.
B- Vận dụng:
* Bài tập trắc nghiệm:
1- Phương án đúng: D
2- . . . . . . . . . . . . . : D
3- . . . . . . . . . . . . . : B
4- . . . . . . . . . . . . . : A
5- . . . . . . . . . . . . . : D
* Bài tập:
Bài 1:
 Tóm tắt: S1 = 100m ; t1 = 25s
 S2 = 50m ; t2 = 20s
 vtb1 = ? ; vtb2 = ? ; vtb = ?
 Lời giải
- Vận tốc trung bình của người đó trên mỗi đoạn đường là:
 vtb1 = S1/t1 = 100/25 = 4 (m/s)
 vtb2 = S2/t2 = 50/20 = 2,5 (m/s)
- Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
 vtb = (S1 + S2)/(t1 + t2) 
 = (100 + 150)/(25 + 20)
 = 150/45 = 3,33 (m/s)
IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung ôn tập.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần trả lời các câu hỏi đã làm đề cương.
- Nắm chắc kiến thức, công thức tính vận tốc, công thức tính áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng, công thức tính lực đẩy ác-si-mét, công thức tính công, công suất. Các đại lượng trong mỗi công thức và đơn vị của chúng.
- Làm bài tập: 3.3(7); 4.4; 4.5 (8); 7.5; 7.6 (12); 12.2 (17); 13.3; 13.4 (18 -SBT).
- Ôn tập tốt các kiến thức – chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc