Giáo án Vật lí 6 - Tuần 14 đến tuần 36

Giáo án Vật lí 6 - Tuần 14 đến tuần 36

.Mục tiêu:

-Biết làm TN so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.

-Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng.

-Có kĩ năng sử dụng lực kế để đo.

-Thái độ trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

*Đối với mỗi nhóm: 2 lực kế có GHĐ 2N đến 5N, 1 quả nặng 2 N.

III. Lên lớp:

 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)

2.Kiểm tra: Giới thiệu chương mới 3ph

 

doc 38 trang Người đăng levilevi Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 6 - Tuần 14 đến tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 14:
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN 
NS:20/11/10 
ND:22/11/10 (L6/1)
 23/11/10 (L6/2)
I.Mục tiêu:
-Biết làm TN so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
-Nắm được tên của một số máy cơ đơn giản thường dùng.
-Có kĩ năng sử dụng lực kế để đo.
-Thái độ trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm.
II. Chuẩn bị: 
*Đối với mỗi nhóm: 2 lực kế có GHĐ 2N đến 5N, 1 quả nặng 2 N.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: Giới thiệu chương mới 3ph
 3.Bài mới: SGV (2ph)
Tgian(ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
13
7
9
HĐ 1: Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng: 
-Có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn P của vật được không?
-Gọi 1 đến 2 HS dự đoán câu trả lời.
-Muốn tiến hành TN để kiểm tra dự đoán đó thì cần những dụng gì và làm TN như thế nào?
-Phát dụng cụ TN
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
-GV theo dõi nhắc nhở HS khi tiến hành.
-Gọi đại diện nhóm trả lời và hoàn thành câu C1.
-Thống nhất kết quả, nhận xét các nhóm
-Yêu cầu HS trả lời C2 và hoàn thành kết luận.
-Yêu cầu HS trả lờiC3.
-Hướng dẫn HS thảo luận lớp thống nhất câu trả lời.
-Trong thực tế để khắc phục những khó khăn đó người ta thường làm thế nào?
HĐ 2: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản:
-Yêu cầu HS đọc SGK trả lời:
+Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng trong thực tế.
+Nêu TD về một số trường hợp sử dụng máy cơ dơn giản.
HĐ 3: Vận dụng: 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành C4,C5,C6.
-Suy nghĩ tìm cách kiểm tra dự đoán.
-Nêu được mục đích TN, dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
-Làm TN theo nhóm.
-Mỗi HS ghi lại kết quả TN vào báo cáo TN. Dựa vào kết quả TN trả lời C1.
-Thảo luận lớp hoàn câu C2 và kết luận.
*Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời C3.
-Nêu cách khắc phục khó khăn trong thực tế.
-Đọc SGK trả lời.
*Ba loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
-Cá nhân hoàn thành câu C4,C5,C6.
4: Củng cố: (5ph)
-Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 13.4.
-Yêu cầu HS tìm những VD khi sử dụng máy cơ đơn giản?
 5: Dặn dò: (2ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1,2,3/17+18
-Xem trước bài mới.
 ...........................................................................................................
Tuần 15
Tiết 15:
MẶT PHẲNG NGHIÊNG 
NS: 27/11/10
ND:29/11/10 (L6/1)
 30/11/10 (L6/2)
I.Mục tiêu:
-Nêu được thí dụ sử dụng MPN trong cuộc sống và chỉ rõ ích lợi của chúng.
-Biết sử dụng MPN hợp lí trong từng trường hợp.
-Có kĩ năng sử dụng lực kế để đo; làm TN kiểm tra độ lớn của lực kéo phụ thuộc vào độ cao của MPN.
-Thái độ trung thực, cẩn thận khi đọc kết quả đo. 
II. Chuẩn bị: 
*Đối với mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên; 1 khối trụ có trục quay ở giữa; 1 MPN có đánh dấu sẵn độ cao; 1 phiếu học tập.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: ĐIểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra:(3ph)
 Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Cho ví dụ về sử dụng máy cơ đơn giản trong cuuộc sống?
 3.Bài mới: Nếu lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 450 N thì người này có kéo được ống bê tông lên không? Vì sao?( HS có thể nêu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng).
 Giáo viên vào bài mới như SGK.(3ph)
Tgian(ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
3
13
6
10
HĐ 1: Đặt vấn đề
-Yêu cầu HS đọc phần 1) và cho biết vấn đề cần nghiên cứu trong bàI học hôm nay là gì?
-Yêu cầu 1 đến 2 HS trả lời câu hỏi.
HĐ 2: Thí nghiệm
-Giới thiệu dụng cụ và cách lắp dụng cụ TN theo hình 14.2.
-Yêu cầu HS nêu cách làm giảm độ nghiêng của MPN?
-Hướng dẫn HS cách đo theo các bước.
-Phát dụng cụ, phiéu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS làm TN và ghi kết quả TN vào phiếu học tập bảng 14.1.
-GV theo dõi uốn nắn HS cách cầm lực kế.
-Các nhóm làm xong , yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả TN.
HĐ 3: Rút ra kết luận từ kết quả TN: 
-Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả TN của toàn lớp và dựa vào đó trả lời 2 vấn đề dặt ra ở đầu bài.
-Hướng dẫn thảo luận lớp để rút ra kết luận chung.
-Khắc sâu kiến thức: Hãy cho biết lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc vào cách kê MPN như thế nào?
HĐ 4: Vận dụng: 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C3,C4,C5
-Gọi 1 đến 2 HS trình bày bài của mình.
-GV chốt lại vấn đề.
-HS đọc phần 1) và cho biết vấn đề cần nghiên cứu.
-Quan sát và lắng nghe.
-Làm giảm độ cao.
-Các nhóm nhận dụng cụ, phân công các bạn đọc và ghi kết quả TN.
-Tiến hành TN theo các bước, dưới sự hướng dẫn của GV. Ghi kết quả vào bảng 14.1
-Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Làm việc cá nhân trả lời.
-Tham gia phát biểu ý kến để rút ra kết luận chung.
*Dùng MPN có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
*Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ và ngược lại.
-Làm việc cá nhân trả lời.
IV.Củng cố: (4ph)
-Gọi 1 đến 2 HS đọc phần ghi nhớ.
-GiảI bàI tập 14.1/18.
V. Dặn dò: (2ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 2,3,4/18+19.
-Xem trước bài mới. 
 -------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16
Tiết 16:
ĐÒN BẨY 
NS:4/12/10
ND:6/12/10(L6/1)
 7/12/10(L6/2)
I.Mục tiêu:
-Nêu được thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống .
-Xác định được đIểm tựa O, các lực tác dụng lên đòn bẩy đó.
-Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp
-Có kĩ năng đo lực ở mọi trường hợp.
-Thái độ trung thực, cẩn thận nghiêm túc khi đọc kết quả đo. 
II. Chuẩn bị: 
*Đối với mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên; 1 khối kim loại có móc, 1 giá đỡ có thanh ngang đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế.
*Đối với cả lớp: Tranh phóng to 15.2, 15.3.
III. Hoạt Động Dạy Và Học 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: (5ph)
Hãy nêu các đặc đIểm khi sử dụng mặt phẳng nghiêng? Làm bài tập 4.
 3.Bài mới: (SGK).(2ph)
Tgian(ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
14
13
4
HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy: 
-GV treo tranh và giới thiệu các hình 15.2,15.3.
-Yêu cầu HS tự đọc phần I và cho biết: các vật được gọi là đòn bẩy đều phảI có 3 yếu tố, đó là những yếu tố nào?
-Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không?
-GV sửa chữa và chốt lại vấn đề mà HS đưa ra.
-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu C1 trên tranh vẽ to hình 15.2,15.3.
-Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy và chỉ rõ 3 yếu tố trên đòn bẩy đó.
HĐ 2: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào: 
-Hướng dẫn HS rút ra nhận xét: ở cả 3 đòn bẩy hình15.1,15.2,15.3 khoảng cách O2O>O1O. Dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên đIểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng như thế nào?
-Ghi dự đoán của HS lên bảng.
-Khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 thì độ lớn của lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lực của vật cần nâng như thế nào?
-Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững mục đích TN và các bước thực hiện TN.
-Muốn F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mản điều kiện gì?
-Hướng dẫn HS thực hiện TN, cách lắp TN để thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 .
-Yêu cầu HS thực hiện TN câu C2 và ghi kết quả vào bảng 15.1 đã kẻ sẳn trong vở.
-Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu thu thập được, luyện cho HS cách diễn đạt bằng lời khoảng cách OO1 và OO2.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận câu C3.
-Hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết luận chung.
HĐ 3: Vận dụng: 
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C4,C5,C6.
-Rèn luyện cách diễn đạt cho HS
-Quan sát hình15.2, 15.3 trên tranh.
-Đọc phần I và chỉ ra 3 yếu tố ( Điểm tựa, đIểm tác dụng của lực F1 và điểm tác dụng của lực F2 .
-Không.
-Trả lời câu C1, tham gia thảo luận trên lớp, bổ sung nếu cần.
-Cá nhân lấy thêm ví dụ và phân tích 3 yếu tố của đò bẩy đó.
*Ba yếu tố của đòn bẩy là:
+Điểm tựa O.
+Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
+Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
-Chú ý lăng nghe.
-Tham gia dự đoán.
-Nhận dụng cụ TN.
-Đọc SGK để nắm được mục đích TN và các bước thực hiện.
-Lắp TN theo sự hướng dẫn của GV và tiến hành TN.
-Mỗi HS ghi lại kết quả nhóm mình vào phiếu học tập.
-Trên cơ sở kết quả TN, cá nhân nghiên cứu và so sánh độ lớn lực F2 và trọng lượng F1 của vật trong 3 trường hợp thu được ở bảng 15.1.
-C/n chọn từ điền vào chỗ trống câu C3.
-Thảo luận để đi đến kết luận chung.
*Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời câu C4,C5,C6.
-Đọc phần ghi nhớ.
-Lấy ví dụ thực tế về dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.
IV Củng cố: (4ph)
-Gọi 1 HS đọc phàn ghi nhớ.
-Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ thực tế các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy
V. Dặn dò: (2ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1 đến 5/19+20.
-Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 16 
 .......................................................................................................................
 Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I
------------------------------------------------------------------------------
Tuần18
Tiết 18:
ÔN TẬP
NS:19/12/10
ND:20/12/10(L61)
 21/12/10 (L62)
I.Mục tiêu:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương.
- Vận dụng kiến thức trong chương để giảI thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.
- Có tháI độ yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị: 
*Đối với giáo viên: Chuẩn bị nội dung ôn tập
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.
2.Kiểm tra: Nêu ba yếu tố của đòn bẩy? Nêu ví dụ thực tế các dụng làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy? Làm bài tập 2/19.
 3.Bài mới: (SGK).
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15
25
3
2
HĐ 1: Ôn tập:
-Đơn vị đo độ dài là gì? Cách đo độ dài?
-Đơn vị do thể tích chất lỏng là gì? Nêu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước?
-Khối lượng của một vật chỉ gì? Đơn vị khối lượng?
-Thế nào là lực và hai lực cân bằng?
-Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực như thế nào?
-Khi nào sinh ra lực đàn hồi?
-Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
-Thế nào là khối lượng riêng và trọng lượng riêng? Công thức tính?
-Kể tên các máy cơ đơn giản?
-Dùng mặt phẳng nghiêng được lợi gì?
-Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
HĐ 2: Vận dụng:
Bài 1: Tại sao em biết trọng lượng riêng của một vật gấp 10 lần khối lượng riêng của nó?
Bài 2: Hãy tính khối lượng riêng của gạch biết một thùng gạch có thể tích 4m3 thì nặng 10 tấn?
HĐ 3: Củng cố: (trong bài học)
HĐ 4: Dặn dò:
 Ôn tập toàn bộ chương I 
-Làm việc cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi  ... n hành.
-Giảm sự thoát hơi nước
- Có nhiều cây nên vào mùa hè thì nhà mát nên ta phải tăng cường trồng nhiều cây xanh để BVMT 
-Từng nhóm lắp ráp TN và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
-Quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm về kết quả TN và rút ra kết luận.
-Cử đại diện mô tả lại TN và kết luận.
*Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào gió, nhiệt độ và mặt thoáng của chất lỏng.
-Cá nhân suy nghĩ, thảo luận lớp để thống nhất câu trả lời.
* Vận dụng:
C9/ khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá: giảm sự bay hới ở lá (thoát hơi nước qua lá) chuối dễ sống hơn
C10/ Để thu dược muối nhanh thì thời tiết phải nắng, có gió mạnh 
(sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ ,gió) 
4/ Củng cố: (2ph)
-Gọi 1 đến 2 HS đọc phần ghi nhớ.
5/ Dặn dò: (1ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 2,6,7,8/31+32.
-Xem trước bài mới “ Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tt)”
..............................................................
Tuần 32
Tiết 31:
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TT)
NS : 10/4/2011
ND:11/4/2011(L6/1)
 12/4/2011(L6/2)
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được hiện tượng ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi 
-Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm.
-Tìm được ví dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
-Biết tiến hành TN kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ giảm
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, tính sáng tạo và sử dụng nhiệt kế.
II. Chuẩn bị: 
*Đối với cả lớp: 1 cốc thủy tinh,1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng.
*Đối với mỗi nhóm: 2cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: GV chỉ định 1 HS giới thiệu kế hoạch làm TN kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng, nêu nhận xét, kết luận chung để cả lớp thảo luận.Giáo viên nhận xét, khuyến khích việc thực hiện TN ở nhà của HS.(5ph)
 3.Bài mới: giới thiệu bài mới (2ph)
TG(ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
8
14
9
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ: 
-GV làm TN: Đổ nước nóng vào cốc cho HS quan sát thấy hơi nước bay lên, dùng đĩa khô đậy vào cốc. Lát sau nhấc đĩa lên cho HS quan sát mặt đĩa và yêu cầu HS nêu nhận xét.
-GV chốt lại vấn đề về sự bay hơi và ngưng tụ.
HĐ 2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
-Trong không khí có hơi nước, làm thế nào để giảm nhiệt độ không khí, ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hơn không?
-Yêu cầu HS tiến hành TN kiểm tra theo phần b).
-Điều khiển lớp thảo luận về các câu C1 đến C5 để rút ra kết luận.
-Gv chốt lại vấn đề.
HĐ 3: Vận dụng:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6 đến C8 và thảo luận lớp về câu trả.
Thảo luận thống nhất C6
C7/
C8/
-Quan sát Tn do GV biểu diễn để rút ra nhận xét.
*Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ.
-Đọc phần b) và bố trí TN theo hướng dẫn của GV.
-HS theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoàI hai cốc để trả lời các câu hỏi C1 đến C5.
-Thảo luận nhóm, sau đó thảo luận trên lớp dưới sự điều khiển của GV và rút ra kết luận.
*Khi giảm nhiệt độ của hơi thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ.
-Làm việc cá nhân trả lời C6 đến C9, tham gia thảo luận lớp về câu trả lời.
C6/ ví dụ hiện tượng ngưng tụ
- nấu cơm ta thấy có nước đọng trên nắp nồi...
C7/ vào ban đêm thời tiết lạnh hơn ban ngày nên hơi nước trong không khí ngưng tụ thành các hạt sương đọng trên lá cây
C8/ chai rượu đóng nắp thì không cạn vì khi bay hơi lên gặp nắp thì hơi rượu sẽ ngưng tụ và tạo thành rượu (chất lỏng) 
nên không cạn.
4/ Củng cố: (2ph)
-Gọi 1 đến 2 HS đọc phần ghi nhớ.
5/ Dặn dò: (2ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 3,4,5,7,8/32+33.
-Đọc trước bài mới “Sự sôi” và kẻ sẵn bảng 28.1 vào một trang vở ghi, chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô vuông khổ vở HS.
 .............................................................................................................................
Tuần 33
Tiết 32:
SỰ SÔI
S :17/4/2011
D: 18/4/20110(L6/1)
 19/4/2011(L6/2)
I.Mục tiêu:
-Mô tả được sự sôi và kể được các đặc đIểm của sự sôi.
-Biết tiến hành TN, theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.
-Rèn tính cẩn thận, tỉ mĩ, kiên trì, trung thực.
II. Chuẩn bị: 
*Đối với mỗi HS: Chép bảng 28.1 SGK vào một trang của vở ghi, 1 tờ giấy kẻ ô vuông.
*Đối với mỗi nhóm: 1 giá đỡ TN, 1 kiềng và lưới kim loại, một đèn cồn,1 nhiệt kế thủy ngân, 1 kẹp vạn năng, 1 bình cầu đáy bằng có nút cao su để cắm nhiệt kế, 1 đồng hồ.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ? Làm bài tập 3/33.(5ph)
 3.Bài mới: (SGK).(2ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ 1: Làm thí nghiệm về sự sôi: (25ph)
-Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 28.1 SGK.
-GV kiểm tra cách lắp đặt TN trước khi cho HS đun.
Lưu ý mục đích của TN là theo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời 5 câu hỏi trong mục II.
-Khi nước đạt 400C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ của nước tương ứng.
-Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ.
-Nếu nước sôi dưới 1000C thì GV giải thích nguyên nhân: nước không nguyên chất chưa đạt điều kiện chuẩn hoặc do nhiệt kế mắc sai số ... .
HĐ 2: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước: (9ph)
-Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.
-Yêu cầu HS ghi nhận xét về đường biểu diễn và thảo luận trên lớp về câu trả lời.
-Thu bài của một số HS và nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân. Cho đIểm khuyến khích HS HS hoạt động tích cực, vẽ đường biểu diễn đúng.
HĐ 3: Củng cố: (2ph)
-Yêu cầu HS trả lời tình huống đưa ra ở đầu bài.
HĐ 4: Dặn dò: (1ph)
-Xem lại cách vẽ đường biểu diễn.
-Làm bài tập 4,6/33+34.
-Xem trước bài mới.
-Tiến hành TN theo nhóm.
-Đọc kĩ 5 câu hỏi phần II để xác định đúng mục đích TN.
-Mỗi nhóm cử đại diện ghi lại nhiệt độ của nước sau mỗi phút.
-Khi nước đun sôi được 2 đến 3 phút thì dừng không đun nữa.
-Ghi nhận xét hiện tượng xảy ra.
-Dựa vào kết quả ở bảng có được từ việc làm TN ở trên để vẽ đường biểu diễn.
-Ghi nhận xét về đường biểu diễn đã vẽ và tham gia thảo luận trên lớp.
-Trả lời theo yêu cầu của GV.
Tuần 34
Tiết 33:
SỰ SÔI (TT)
S :24/4/2011
D:25/4/2011(L6/1)
 26/4/2011 (L6/2)
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
-Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
II. Chuẩn bị: 
*Đối với mỗi HS: bảng 28.1 SGK đã hoàn thành ở vở, đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy.
*Đối với cả lớp: 1 bộ dụng cụ TN về sự sôi đã làm ở bài trước.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị ở nhà của HS. (2ph)
 3.Bài mới: (SGK).(2ph)
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi: (21ph)
-GV đặt dụng cụ thí nghiệm lên bàn.
-Yêu cầu đại diện của một số nhóm dựa vào bộ dụng cụ TN đó mô tả lại TN về sự sôi, cách bố trí TN? Phân công theo dõi và ghi lại kết quả TN, nêu kết quả và nhận xét về đường biểu diễn theo thời gian.
-Điều khiển HS thảo luận về kết quả TN theo từng câu từ C1 đến C6 SGK.
-GV thông báo: Làm TN tương tự với các TN khác ngưòi ta cũng rút ra được nkết luận tương tự.
-Giới thiệu bảng 29.1.
-Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một số chất.
HĐ 2: Vận dụng: (15ph)
-Hướng dẫn HS thảo luận về các câu C7 đến C9.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 3. Từ đặc đIểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
-GV nêu đáp án đúng.
HĐ 3: Củng cố: (3ph)
-Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần" Có thể em chưa biết".
-Thế nào là sự sôi?
HĐ 4: Dặn dò: (1ph)
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1,2,6,7,8/33+34.
-Ôn tập chương II để chuẩn bị cho tiết "Tổng kết chương".
-Đại diện nhóm mô tả lại TN, các nhóm khác tham gia góp ý.
-Thảo luận nhóm về các câu trả lời của cá nhân, thảo luận lớp để thống nhất câu trả lời.
-Cá nhân tự chữa vào vở các câu trả lời.
-Theo dõi bảng 29.1 SGK để nhận xét được mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
*Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi. Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bột khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng.
-Hoạt động cá nhân trả lời C7 đén C9.
-Tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời.
-Phân biệt được sự sôi và sự bay hơi. Thảo luận để đi đến đáp án đúng.
-Đọc phần có thể em chưa biết và trả lời câu hỏi của GV.
.........................................................................................................................................
Tuần 36 Tiết 35:
TỔNG KẾT CHƯƠNG II
S :8/5/2011
D:9/5/2011(L6/1
11/5/2011(L6/2)
I.Mục tiêu:
-Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất
-Vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
II. Chuẩn bị: 
*Đối với GV:
-Bảng phụ ghi sẵn câu 5, đèn chiếu.
-Bảng ô chữ về sự chuyển thể.
-Phiếu học tập: chuẩn bị cho bài tập vận dụng 1,2,3,4,6.
III. Lên lớp: 
 1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: Nêu các kết luận về sự sôi.
 3.Bài mới: (SGK).
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ 1: Ôn tập:
-GV nêu từng câu hỏi dể HS thảo luận từng vấn đề.
-Tóm tắc các TN dẫn đến việc rút ra được nội dung này?( Câu C1 đến C3, C6 đến C9).
-Câu C5: GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đIền vào bảng. Sau đó điều khiển HS hoàn thành câu trả lời.
-GV có thể cho điểm những HS tích cực tham gia phần thảo luận ôn tập kiến thức cũ.
HĐ 2: Vận dụng:
-Yêu cầu HS làm phần vận dụng ra phiếu học tập và đIều khiển việc thảo luận bằng đèn chiếu.
-GV thu lại phiếu học tập và chiếu một số phiếu học tập để học sinh nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
HĐ 3: Trò chơi ô chữ:
-Treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
-Chọn 4 HS đại diện 4 tổ tham gia chương trình, đIều khiển HS chơi.
-Mỗi HS được phép trả lời 2 câu hỏi.
-GV đọc nội dung ô chữ trong hàng để HS đoán chữ đó.
-Làm việc cá nhân, tham gia thảo luận các câu trả lời C1 đến C3, C6 đến C9.
-Một học sinh lên bảng đIền ở bảng phụ cho câu C5.
-Cá nhân chuẩn bị câu trả lời trên phiếu học tập.
-Tham gia thảo luận trên lớp để hoàn thành câu trả lời.
-Tham gia trò chơI ô chữ dưới sự đIều khiển của GV.
IV: Củng cố: Không
V: Dặn dò:
-Ôn toàn bộ chương trình học kỳ II. 
 ------------------------------------------HẾT----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an VL tu tuan 14 3 cot.doc