Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Nắm vững , hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp9 (từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp ngữ, chơi chữ).

2. Kĩ năng:

Hệ thống hoá KT, luyện tập.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng BPTT khi viết văn.

 II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: bảng nhóm

GV: Bảng phụ

2. Phương pháp:

Vấn đáp, luyên tập.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra:.kết hợp trong giờ.

2. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	 Tiết 53- TổNG KếT Về Từ VựNG
9A: (Tiếp theo)
9B................ 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Nắm vững , hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp9 (từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói giảm nói tránh, nói quá, điệp ngữ, chơi chữ).
2. Kĩ năng:
Hệ thống hoá KT, luyện tập.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng BPTT khi viết văn.
 II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm
GV : Bảng phụ
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyên tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra :.kết hợp trong giờ.
2. Bài mới :
Hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động 1. Từ tượng hình, từ tượng thanh
GV: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình?
HS: - Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, thạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người.
HS: làm bài tập 3, nhận xét.
GV: chữa.
Hoạt động 2. Các biện pháp tu từ từ vựng
GV: Có những biện pháp tu từ từ vựng nào?
HS: trả lời.
GV: Thế nào là so sánh? Tác dụng của phép so sánh? Cho VD.
HS: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trái nhót như ngọn đèn hiệu
 Trỏ lối sang hè.
GV: Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của biện pháp ẩn dụ? Cho VD.
HS: Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặy trời trong lăng rất đỏ.
GV: Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Cho VD.
HS: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Phân loại: + Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
VD: Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
GV: hãy nêu khái niệm nhân hoá.
HS: Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người
- Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật
“Thương nhau tre không ở riêng”
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi
- Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
HS: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Bà về năm ấy làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
GV: thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá?
HS: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Anh đi làm rể Chương Đài
Một đêm ăn hết mười hai vại cà
GV: điệp ngữ là gì? Có mấy loại điệp ngữ?
HS: là BP lặp đi lặp lại 1từ, cụm từ, câu để nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.
Các kiểu điệp ngữ:
+ Điệp ngữ nối tiếp: “Anh đi tìm em rất”
+ Điệp ngữ ngắt quãng: “Tiếng gà trưa”
+ Điệp ngữ vòng tròn: (lặp câu cuối và câu trước câu sau)
Ví dụ:
Cùng trông lại chẳng thấy
Thấy xanh. ngàn dâu
Ngàn dâu.một màu
GV: Thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng như thế nào?
HS: Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
- Các lối chơi chữ:
+ Từ đồng âm.
+ Lối nói trại âm.
+ Cách điệp âm.
+ Nói lái.
+ Các từ trái nghĩa.
Hoạt động nhóm:
GV: giao n/vụ:
N1,2: làm ý a,b bài 2.
N3,4: làm ý c,d,e bài 2.
HS: thảo luận 5’
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: chữa.
Thi tiếp sức:
Luật chơi: cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 4 người tham gia, trong 2’.
Đội 1: tìm những câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ có sử dụng BP: so sánh, ẩn dụ ,hoán dụ, nhân hoá.
Đội 2: tìm những câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ có sử dụng BP: nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
HS: thực hiện.
GV: nhận xét, đánh giá cho điểm.
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh
* Khái niệm
* Bài tập:
Bài 3:
- Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ àmô tả hình ảnh đám mây cụ thể, sống động.
II. Các biện pháp tu từ về từ vựng.
- So sánh. 
- ẩn dụ:
- Hoán dụ:
- Nhân hoá:
- Nói giảm, nói tránh:
- Nói quá:
- Điệp ngữ:
- Chơi chữ:
Bài tập 2(147)
a. ẩn dụ:
- Cánh, hoa: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng.
- Cây, lá: chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ.
àý nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. So sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc , tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa à tài đánh đàn t/h ở nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.
c. Nhân hoá, nói quá: vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành, không những thế Kiều còn có tài àkhắc hoạ một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Nói quá: Gác quan âm nơi Thuý Kiều ở gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy trong gang tấc mà giờ đây hai người trở nên xa cách gấp mười quan san àN.Du cực tả sự xa cách về thân phận, cảnh ngộ giữa Kiều và Thúc.
e. Chơi chữ: dùng từ gần âm: tài- tai để nói lên quan điểm của t/g về định mệnh.
3. Củng cố:
GV: hệ thống KT của bài.
4. Hướng dẫn:
-Làm bài 2(146), bài 3(147- 148)
- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ 8 chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 53.doc